Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến các yếu tố cầu thành năng suất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp năm 2019 tại trường đại học nông lâm (Trang 42)

Để tìm ra được giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt thích ứng rộng với môi trường sinh thái khác nhau và đưa vào sản xuất đại trà, khuyến cáo người sử dụng phải tính đến năng suất. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với cây sắn năng suất bằng khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha.

Năng suất được thể hiện qua sự hình thành củ/gốc, sự tăng trưởng về chiều dài củ, đường kính củ, khối lượng củ/gốc. Tất cả các yếu tố này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố môi trường, để có năng suất cao và ổn định phải có sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm

Công thức CD củ (cm) ĐK củ (cm) Số củ/gốc (củ) KL củ TB/gốc (kg) 1 27,29 3,92 5,46 1,90 2 33,44 4,36 8,60 2,46 3(đ/c) 29,59 3,94 6,66 1,78 4 28,07 3,94 6,00 1,68 5 28,59 3,92 5,26 1,92 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) 6,49 1,88 17,21 8,73 LSD05 3,59 0,14 2,07 0,32 4.3.1. Chiều dài củ

Củ sắn có hình dạng thon dài, cũng có loại củ sắn ngắn. Đặc tính này phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác, Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến một số đặc tính

34

sinh vật học của cây sắn. Chiều dài củ càng lớn thì khả năng chống đổ của cây càng tốt nhưng lại gây khó khăn trong việc canh tác thu hoạch. Ngược lại chiều dài củ ngắn khả năng chống đổ kém hơn nhưng lại thuận tiện cho việc canh tác.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

Chiều dài của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng 27,29 đến 33,44 cm. Công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) có chiều dài củ lớn nhất đạt 33,44 cm cao hơn công thức đối chứng (29,59cm) 3,85 cm.

Công thức 1 ( 30kg P2O5 + 40kg K2O) có chiều dài củ nhỏ nhất 27,29 cm nhỏ hơn công thức đối chứng 2,3 cm.

Ta thấy sự chênh lệch về chiều dài củ giữa các công thức có liều lượng phân bón khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%,

4.3.2. Đường kính củ

Đường kính củ là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên năng suất, là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá năng suất sắn. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào khả năng đồng hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng vào củ của giống.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

Đường kính củ của giống sắn nếp trong các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 3,92 – 4,36 cm.

Công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) có đường kính củ lớn nhất đạt 4,36 cm lớn hơn công thức đối chứng 0,42 cm.

Các công thức còn lại có đường kính củ dao động từ 3,92 – 3,94 cm.

Ta thấy sự chênh lệch về đường kính củ giữa các công thức phân bón khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

4.3.3. Số củ trên gốc

Số củ trên gốc là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ trên gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện ngoại cảnh (ẩm độ, đất), lượng phân bón và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

35

Công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) có số củ/gốc lớn nhất đạt 8,60 củ/gốc cao hơn công thức đối chứng 1,94 củ/gốc. Công thức 5 (3 tấn phân chuồng + 135kg N + 80kg P2O5 +160kg K2O) có số củ nhỏ nhất 5,26 củ/gốc.

Các công thức còn lại đều có số củ/gốc tương đương công thức đối chứng. Ta thấy sự chênh lệch về số củ/gốc giữa các công thức trồng phân bón đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức phân bón có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

4.3.4. Khối lượng củ trung bình trên gốc

Khối lượng củ/gốc và số củ/gốc là một chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ nhiều và khối lượng củ trên gốc lớn dẫn đến năng suất cao. Khối lượng củ/gốc phụ thuộc vào: Độ dài củ, đường kính củ và số củ/gốc. Tất cả các chỉ tiêu đó đều phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh (ẩm độ, đất), liều lượng phân bón và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy:

- Công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) có khối lượng trung bình củ/gốc là cao nhất đạt 2,46 kg cao hơn công thức đối chứng 0,68 kg. Các công thức còn lại có khối lượng củ TB/gốc tương đương với công thức đối chứng. Ta thấy sự chênh lệch về khối lượng củ/gốc của các công thức nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức phân bón có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy các công thức trồng có liều lượng phân bón càng tăng thì các yếu tố cấu thành năng suất càng tăng và đạt cực đại ở công thức 2 ( 90 Kg N +40Kg P2O5 +80 Kg K20). Khi bón phân vượt quá ngưỡng trên thì các yếu tố cấu thành năng suất đều giảm xuống ở tất cả các công thức. Thể hiện rõ nhất ở hai yếu tố là số củ/gốc và khối lượng củ/gốc.

4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019 giống sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019

Sâu bệnh là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Bệnh khảm lá sắn (khoai mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), bệnh lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh, đây là bệnh rất nguy hiểm và

36

khó phòng trừ. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019

STT Sâu, bệnh Tên khoa học Tần suất

1 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci -

2 Bệnh khảm lá Sri Lanka Cassava Mosaic Virus

-

Ghi chú:

Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 – 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 – 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50 %: +++ Rất phổ biến Qua bảng 4.7 ta thấy:

Tần suất bắt gặp bọ phấn trắng trên các ô thí nghiệm là rất ít gặp hầu như không bắt gặp chúng là môi giới chuyền bệnh khảm lá trên sắn. Giống sắn nếp tham gia thí nghiệm được kiểm tra và chọn lọc kĩ càng là giống (hom) sạch bệnh nên không suất hiện bệnh khảm lá. Trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng hưởng của tôt hợp phân đa lượng đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp (Tân Lĩnh – Lục Yên – Yên Bái) không xuất hiện sâu bệnh hại trên cây sắn nếp.

4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn nếp tham gia thí suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019

Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn nếp được thể hiện ở bảng 4.8

37

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn nếp

Công thức Năng suất củ tươi (tấn/ha) Năng suất thân lá (tấn/ha)

Năng suất sinh vật học (tấn/ha) Chỉ số thu hoạch (%) 1 19,06 22,66 41,73 45,57 2 24,66 28,66 56,20 49,34 3(đ/c) 17,86 32,73 50,60 35,28 4 16,80 27,86 45,66 38,28 5 19,20 32,86 52,06 36,80 P <0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) 8,73 8,94 5,91 12,50 LSD05 3,21 4,87 5,48 9,66

Dựa vào bảng số liệu 4.8 tôi xây dựng biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn nếp được thể hiện ở hình 4.1

Hình 4.1 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm

19.06 24.66 17.86 16.8 19.2 22.66 28.66 32.73 27.86 32.86 41.73 56.2 50.6 45.66 52.06 0 10 20 30 40 50 60 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

38

4.5.1. Năng suất củ tươi

Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Trong quá trình phát triển thân lá, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm quang hợp được tích lũy vào cơ quan kinh tế là củ, làm cho trọng lượng củ tăng dần lên. Trọng lượng củ/gốc cao hay thấp biểu thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. Do đó, trọng lượng củ/gốc cao thì năng suất củ tươi cao và ngược lại.

Giữa các công thức phân bón với liều lượng khác nhau cho năng suất là không giống nhau.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy năng suất củ tươi của các công thức dao động từ (16,80 – 24,66 tấn/ha). Công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) cho năng suất củ tươi cao nhất (đạt 24.66 tấn/ha) cao hơn công thức đối chứng (6,8 tấn/ha). Và cao hơn các công thức khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất thân lá tương đương với công thức đối chứng.

4.5.2. Năng suất thân lá

Năng suất thân lá là năng suất toàn bộ bộ phận trên mặt đất, năng suất thân lá phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, khả năng phân cành. Năng suất thân lá lớn, cây sẽ phát triển mạnh và là những giống có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên nếu năng suất thân lá quá cao dẫn đến việc cây mất nhiều dinh dưỡng cho thân lá, cây dễ phân nhiều cấp cành, không tập trung dinh dưỡng vào củ nên năng suất thấp.

Số liệu bảng 4.8 và hình 4.1 cho thấy:

Năng suất thân lá của các công thức thí nghiệm dao động từ (22,66 – 32,86 tấn/ha). Các công thức phân bón có năng suất thân lá tương đương với công thức đối, chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức phân bón không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

4.5.3. Năng suất sinh vật học

Năng suất sinh vật học bao gồm năng suất thân lá và năng suất củ tươi. Năng suất sinh vật học biểu thị tiềm năng sinh học của các giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố như ánh sáng, nước, dinh dưỡng, chất khoáng.

39

Quá trình phát triển thân lá biểu thị khả năng đồng hóa các yếu tố của điều kiện sống ở môi tường nhất định. Sự tích lũy dinh dưỡng, sản phẩm quang hợp đó vào cơ quan kinh tế - củ sắn. Năng suất sinh vật học đóng vai trò quan trọng vì sắn hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng từ 2 đến 4 tháng. Sự tích lũy vật chất tạo ra do quang hợp biểu thị ở khả năng vận chuyển các chất đó về củ.

Qua kết quả số liệu ở bảng 4.8 và hình 4.1 cho thấy:

Năng suất sinh vật học biến động trong khoảng 41,73 – 56,20 tấn/ha

Đạt cao nhất là công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) với 56,20 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng 5,6 tấn/ha. Ta thấy sự chênh lệch về năng suất sinh vật học có sự sai khác giữa các công thức phân bón có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%

Qua những kết quả về năng suất củ tươi, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học trên ta thấy rằng năng suất và các yếu tố cầu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Giống muốn có được năng suất cao ngoài chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý còn phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen do giống quy định.

Ở cả năng suất củ tươi, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học đều có sai số thí nghiệm nhỏ hơn 15% (trong nông nghiệp có thể chấp nhận cv% đến 30%), điều đó chứng tỏ kết quả thí nghiệm này là chính xác.

4.5.4. Chỉ số thu hoạch

Hệ số thu hoạch phản ánh xác thực khả năng cho năng suất và sự phân phối hợp lý các chất hữu cơ trong cây.

Nếu thân lá phát triển mạnh thì hệ số thu hoạch có cao nhưng tiềm năng năng suất bị hạn chế. Sắn là cây trồng mà năng suất được hình nành và tạo ra từ phần gỗ, các rễ mọc tự nhiên tạo thành củ. Cây sắn hình thành củ ngay sau trồng 2 tháng và ổn định ở tháng thứ 4. Do đó, cây sắn cần một hàm lượng dinh dưỡng nhất định để hình thành củ và phát triển thân lá. Mặt khác, cơ quan kinh tế của sắn nằm dưới đất nên không cần thiết phái có nhiều cành lá để mang sản phẩm như cây trồng khác. Tuy nhiên, thân lá phải đủ và duy trì diện tích lá thích hợp để quang hợp và tích lũy vật chất khô.

40

Hình 4.2 Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến hệ số thu hoạch của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm

Qua hình 4.2 ta thấy:

- Chỉ số thu hoạch của giống sắn nếp biến động trong khoảng 35,28 – 49,34%. - Công thức 2 ( 90kg N +40kg P2O5 + 80kg K2O) có hệ số thu hoạch lớn nhất 49,34% cao hơn công thức đối chứng 14,06%.

Các công thức có sự chênh lệch chỉ số thu hoạch chứng tỏ sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tỉnh bột, năng suất củ khô và năng suất tỉnh bột) của giống sắn nếp tham gia tỉnh bột, năng suất củ khô và năng suất tỉnh bột) của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm năm 2019.

Năng suất và chất lượng là hai yếu tố luôn được quan tâm. Hiện nay, người trồng sắn không chỉ quan tâm đến mỗi năng suất củ tươi mà còn quan tâm đến phẩm chất của sắn. Chỉ tiêu phẩm chất mang tính đặc biệt quan trọng đề người tiêu dùng có hướng sử dụng thích hợp. 45.57 49.34 35.28 38.28 36.8 0 10 20 30 40 50 60 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Chỉ số thu hoạch (%)

41

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến chất lượng của giống sắn nếp tham gia thí nghiệm

Công thức Tỷ lệ chất khô (%) Năng suất củ khô (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) Năng suất tinh bột (tấn/ha) 1 35,55 6,79 23,43 4,48 2 35,21 8,69 23,06 6,36 3(đ/c) 34,60 6,19 22,20 3,97 4 34,82 5,88 21,83 3,96 5 35,40 6,78 23,30 4,46 P > 0,05 < 0,05 >0,05 < 0,05 CV (%) _ 9,37 _ 17,53 LSD05 _ 1,21 _ 1,53

Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hướng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất củ khô và năng suất tinh bột của giống sắn nếp

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 (Tấn/ha) NSCK NSTB

42

4.6.1. Tỷ lệ chất khô

Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60 - 70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có tỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng cao được năng suất củ tươi thì hàm lượng chất khô không giảm.

Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống. Qua kết quả số liệu ở bảng 4.9 cho thấy:

Tỷ lệ chất khô của giống nếp ở các công thức thí nghiệm tương đối cao, biến động trong khoảng 34,60 - 35,55%. Công thức đối chứng có tỷ lệ chất khô đạt 34,60%. Các công thức phân bón có tỉ lệ chất khô tương đương công thức đối chứng, chứng tỏ sự sai khác không khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

4.6.2. Năng suất củ khô

Hiện nay công nghiệp chế biến sắn phát triển mạnh, nhu cầu sắn tươi làm thực phẩm không nhiều thay vào đó là sử dụng sắn khô trong chế biến, sản xuất bánh kẹo, nhiên liệu sinh học. Do đó, năng suất củ khô là yếu tố quan trọng trong chọn tạo giống hiện nay. Việc nâng cao năng suất củ khô sẽ không ngừng nâng cao năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất và chất lượng của giống sắn nếp năm 2019 tại trường đại học nông lâm (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)