Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 39)

1.3.3.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện, trên địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi: Diện tích khoảng 37 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.

- Đất phù sa ngòi suối: Diện tích khoảng 1.381 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lương.

- Đất phù sa có tầng loang lổđổ vàng: Diện tích khoảng 468 ha, phân bố tập trung ở xã Hợp Thành.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 193,00 ha, phân bố tập trung ở khu vực xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 527,00 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất bạc màu: Diện tích khoảng 312,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Đổ, Cổ Lũng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.496,00 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích khoảng 881,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc. Chủ yếu phân bốở độ dốc trên 200.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích khoảng 4.731 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bốở độ dốc 10 ÷ 200 và thường có tầng đất mỏng.

24

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, diện tích khoảng 13.050 ha, (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 ÷ 250, đa số diện tích có tầng dày 50 ÷ 70cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông - lâm kết hợp.

- Đất nâu đỏ trên đá mác ma ba zơ và trung tính: Diện tích khoảng 4.187 ha, phân bốở khu vực phía bắc xã Yên Ninh, phía tây xã Phấn Mễ, Phủ Lý - Yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thường có độ dốc cao 20 ÷ 250.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 ÷ 250, độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả).

Đánh giá chung: Tài nguyên đất Phú Lương có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc từ 0 ÷ 30, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm, nhưng chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai của huyện do đó cần ưu tiên bố trí sử dụng các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm), hạn chếđến mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho mục đích phi nông nghiệp. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính diện tích chiếm tới 50% diện tích các loại đất của huyện, 2 loại đất tương đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp.

1.3.3.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình

25

sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lương cũng khá dồi dào. Ngoài ra trên địa bàn huyện có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồĐầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch). Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn huyện còn khá tốt và nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 - 1995). Tuy nhiên do nguồn nước mặt có sự phân bố theo mùa nên việc sử dụng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.

- Nguồn nước ngầm: Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng

1 ÷ 2m, trên các vùng đồi núi thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2 ÷ 5 m), các tầng chứa nước là lỗ hổng ở Phú Lương có bề dày khá lớn (10 ÷ 30 m). Nguồn nước ngầm ở Phú Lương khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Về chất lượng nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá trong khoảng 0,2 ÷ 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.

1.3.3.3. Tài nguyên rừng

Căn cứ kết quả tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Phú Lương năm 2011. Tổng diện tích đất có rừng là 16.757,52 ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.184,1ha, rừng trồng là 11.245,92 ha. Đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 255,24 ha.

Trong đó:

- Diện tích đất rừng phòng hộ là: 3.586,30 ha; đất có rừng: 3.572,90 ha. - Diện tích đất rừng sản xuất là: 13.526,96 ha; đất có rừng là: 13.224,92 ha. - Độ che phủ của rừng theo tiêu chí mới là: 39,25 ha.

Hiện trạng rừng trên địa bàn huyện Phú Lương chủ yếu là rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên còn rất ít, nhỏ lẻ, không tập trung. Hiên nay rừng tập

26

trung trên địa bàn huyện còn lại khu rừng phòng hộđầu nguồn (rừng Mạn Đồ) với diện tích: 878,96 ha thuộc địa phận xã Yên Lạc, huyện Phú Lương. Do Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương trông coi bảo vệ.

1.3.3.4. Tài nguyên nhân văn

* Tài nguyên nhân văn: Phú Lương là vùng đất có truyền thống yêu nước,

hiếu học. Qua quá trình hình thành và phát triển để lại nơi đây nhiều di tích (68 di tích lịch sử, 48 di tích kiến trúc nghệ thuật), trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng như: KDT Đền Đuổm và Núi Đuổm (Động Đạt), Địa điểm Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952, khu di tích Khuân Luân (Hợp Thành), di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Long (Cổ Lũng)...

Phú Lương là huyện có nhiều dân tộc sinh sống (người Kinh chiếm 58,2%, người Tày chiếm 19,22%, người Nùng chiếm 4,5%, người Sán Chay chiếm 10,19%, người Dao 2,4%, người Sán Dìu 4,45%...) và mang đậm vùng văn hóa Việt Bắc với những nét đặc sắc như lễ hội Cầu mùa, hát Sấng Cộ (dân tộc Sán Chay), lễ hội bánh dày (dân tộc Tày), văn hóa của dân tộc Dao Lô...

1.3.3.5. Thực trạng về môi trường

- Là huyện có mật độ dân số không cao, các khu vực đô thị, công nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau ở một số vị trí, một số lĩnh vực vấn đề môi trường đã và đang có ảnh hưởng nhất định.

- Tài nguyên đất: ngày được quan tâm nhưng sự thay đổi của thời tiết (mưa, nắng kéo dài) và việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa hợp lý đang xảy ra các quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở ở vùng đồi núi; lụt, ngập úng ở một số khu vực ở các xã ven sông Cầu; sông Chu, sông Đu.

- Việc sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh trong thời gian qua đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sản xuất.

27

- Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể do hoạt động công nghiệp của huyện chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá còn thấp, song tại các địa điểm dân cư tập trung, các khu chợ, dịch vụ... có lượng chất thải nhiều nhưng hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải hoặc chưa đầu tư xử lý đúng quy định phần nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước mặt.

Từ những vấn đề nêu trên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường, cải tạo đất, nguồn nước và bảo vệ sự đa dạng sinh học là hết sức cần thiết. Việc áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc nhằm hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, việc thâm canh tăng vụ, luân canh, xen canh để tăng hệ số sử dụng đất cần được áp dụng rộng rãi. Bố trí cây trồng hợp lý, khai thác có hiệu quả quỹ đất, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đối với các khu dân cư, khu đô thị cần có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương, (2019).

1.3.3.6. Tổ chức quản lý của cơ sở

Cơ quan quản lý chung của huyện là Ủy Ban Nhân Dân Huyện. Với các phòng ban khác nhau: Phòng Nông nghiệp, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội,…

Huyện Phú Lương có dân số là 106,847 người với 26.615 hộ, gồm 8 dân tộc chủ yếu sinh sống tại 14 xã và 2 thị trấn, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 58,52 %; dân tộc Tày chiếm 19,22 %; dân tộc Sán Chí 10,19 %; dân tộc Nùng 4,49 %; dân tộc Dao 2,38 %; dân tộc Sán Dìu 4,45 %; dân tộc Hoa 0,33 %; dân tộc H’Mông 0,24 % và các dân tộc khác 0,18 %. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm huyện. Với vị trí sinh sống như vậy cộng với phong tục tập quán khác nhau của mỗi dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với đồi

28

rừng nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại còn chưa thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật của nhân dân vào sản xuất…

Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Phú Lương sống ở nông thôn và sống bằng nghề nông là chủ yếu nên số lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Vốn là người lao động cần mẫn song trình độ dân trí thấp. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều giải pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, số lao động có tri thức của huyện cũng ngày càng tăng đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Sự nghiệp giáo dục của huyện ngày càng được nâng cao. Tổng số học sinh các bậc học phổ thông hiện nay trong toàn huyện là: 20.799 học sinh; bình quân cứ 5 người dân có 1 người đi học. Sự nghiệp giáo dục Phú Lương được sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đánh giá có nhiều chuyển biến tốt. Huyện Phú Lương phấn đấu và đã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2003, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2005. Hiện nay đang tích cực phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học vào năm 2013.

1.3.3.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cùng với xu thế chung của đất nước, trong công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, Phú Lương đã và đang chuyển biến mạnh mẽ nhất là về cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang hình thành kinh tế hàng hóa nông nghiệp đa thành phần và các thành phần kinh tế nông nghiệp đều bình đẳng với nhau trong sản suất, kinh doanh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện một mặt tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh mặt khác nâng cao đời sống vật chất của người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện

29

có nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, nhỏ khác nhau và cả hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ, Chính quyền huyện Phú Lương đã tập trung chỉ đạo các địa phương, ban ngành, đoàn thể, nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, thi đua trong phát triển kinh tế nông nghiệp thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đã đề ra. Phát triển kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực theo định hướng từng vùng mà Nghị quyết đại hội đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tương đối khá: Nông nghiệp tăng 5,2 % (nghị quyết đại hội tăng 3,5 - 4 %); tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp giảm từ 42 % xuống còn 37 %.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể, từ kinh tế thuần nông tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường nhưng chậm. Chủ yếu vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp, tỷ trọng của công nghiệp còn nhỏ, khối dịch vụ tăng chậm. Đồng thời, những điều kiện cho phát triển nông - lâm nghiệp cũng rất thiếu, hệ thống thủy lợi, khuyến nông chưa đồng bộ và còn thấp.

1.3.3.8. Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợi

Phú Lương nằm trên tuyến Quốc lộ 3, một bên là hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng thuộc vùng biên giới phía Bắc với một bên là thành phố Thái Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc có trình độ phát triển cao và cách Trung tâm khu công nghiệp Sông Công khoảng 30 km. Vì vậy có thể coi Phú Lương là cửa ngõ thông thương của hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.

Là vùng giàu về tài nguyên thiên nhiên gồm các loại nguyên liệu nông lâm thuỷ sản, than đá, quặng Titan, Sắt... Cùng với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện gắn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các tỉnh vùng núi phía Bắc nên các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào Thái Nguyên, trong đó có huyện Phú Lương tăng lên nhanh chóng.

30 Khó khăn Diễn biến dịch bệnh và thời tiết biến đổi phức tạp. Sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, năng xuất lao động xã hội còn thấp, khả năng tích luỹ không đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhiều nơi còn ở tình trạng yếu kém, hạn chế khả năng thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện hoặc không khuyến khích đầu tư trong nhân dân.

Các cơ sở công nghiệp được hình thành từ lâu nên trang thiết bị công nghệ đã quá cũ kĩ và lạc hậu, sản phẩm còn hạn chế, nhiều sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Các mỏ than khai thác từ lâu hầu như đã cạn kiệt, khó khai thác.

Phú Lương thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý kinh doanh và chuyên môn giỏi có trình độ, đáp ứng những thách thức gay gắt của nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 39)