Sự biến đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh theo hướng từ tâm ra vỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

Bảng 3.3 đã trình bày giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh mô đun đàn hồi uốn tĩnh tại các vị trí bán kính khác nhau của Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên ở tuổi 7, 10, và 14. Giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh ở tuổi 7 biến đổi từ 6,56 đến 8,17 GPa. Trong khi đó giá trị trung bình mô đun đàn hồi uốn tĩnh ở tuổi 10 và 14 biến đổi lần lượt từ 7,45 đến 9,55 GPa và từ 7,75 đến 10,14 GPa.

Sahri và cộng sự (1998) đã báo cáo rằng giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh trung bình của gỗ Keo tai tượng 6 tuổi trồng tại Indonesia, Malaysia, và Thailand lần lượt là 6,73, 6,29, và 6,17 GPa. Kết quả này là tương tự với giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh của gỗ Keo tai tượng 7 tuổi trong nghiên cứu này.

Bảng 3.3. Giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh và kết quả phân tích phương sai giữa ba vị trí bán kính ở các tuổi khác nhau của Keo tai tượng

Tuổi Vị trí bán kính (%) P-value 10 50 90 7 6,56b ± 0,71 8,17a ± 0,94 *** 10 7,45b ± 1,26 9,29a ± 1,07 9,55a ± 0,65 *** 14 7,75b ± 1,10 9,55a ± 1,07 10,14a ± 0,88 *** Chú ý: ***: P < 0,001

Xu hướng biến đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh được thể hiện qua Hình 3.3. Xu hướng tăng mô đun đàn hồi uốn tĩnh từ tâm ra vỏđược nhìn thấy ở cả ba tuổi 7, 10, và 14. Phân tích thống kê ANOVA đã chỉ ra rằng: giá trị mô đun đàn hồi

49

uốn tĩnh đã thay đổi đáng kể từ vị trí 10% đến vị trí 50% chiều dài bán kính trước khi ổn định ra ngoài vỏ.

Các nghiên cứu trước liên quan đến mô đun đàn hồi uốn tĩnh của một số loài gỗ lá rộng cũng chỉ ra xu hướng tương tự được quan sát trong nghiên cứu này. Machado và cộng sự (2014) đã nghiên cứu sự biến đổi mô đun đàn hồi uốn tĩnh theo phương bán kính của loài Acacia melanoxylon. Các tác giảđã chỉ ra rằng mô đun đàn hồi uốn tĩnh cũng có xu hướng tăng nhanh từ tâm đến vị trí 50% chiều dài bán kính trước khi biến đổi rất ít ra ngoài vỏ. Một số nghiên cứu khác về sự biến đổi của mô đun đàn hồi uốn tĩnh theo hướng từ tâm ra vỏ trong loài Tectona grandis Izeko và cộng sự (2010), Nauclea diderrichii

; Fuwape và Fabiyi (2003) cũng báo cáo xu hướng tương tự.

Hình 3.3. S biến đổi mô đun đàn hi un tĩnh mô đun đàn hi un tĩnh

các tui khác nhau ca Keo tai tượng

Sự tăng dần về khối lượng thể tích cũng như các tính chất cơ học là do sự tồn của phần gỗ sơ cấp (gỗ tuổi non) và phần gỗ thứ cấp (gỗ tuổi trưởng thành). Như chúng ta đã biết, phần gỗ sơ cấp được hình thành vào những năm đầu của quá trình sinh trưởng. Ở giai đoạn này, càng ở những năm đầu cây sinh trưởng càng nhanh hay nói cách khác độ rộng vòng năm giảm dần từ tủy đến

50

phần gỗ trưởng thành. Tỉ lệ gỗ sơ cấp nhiều hay ít phụ thuộc vào loài cây và các tế bào của phần gỗ sơ cấp có vách mỏng nên khối lượng thể tích của phần gỗ sơ cấp thấp, trong khi đó phần gỗ trưởng thành chứa nhiều tế bào vách dày nên có khối lượng thể tích cao hơn. Dương Văn Đoàn và cộng sự (2020).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)