Ảnh hưởng của tuổi đến sự thay đổi của khối lượng thể tích, độ bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

uốn tĩnh, và mô đun đàn hồi uốn tĩnh

Giá trị trung bình khối lượng thể tích của gỗ Keo tai tượng 7, 10, và 14 tuổi lần lượt là 0,48, 0,51, và 0,53 g/cm3 (Bảng 3.4). khối lượng thể tích có xu hướng tăng lên khi tuổi cây tăng lên. giá trị trung bình khối lượng thể tích của keo tai tượng 14 tuổi đã tăng khoảng 4% so với khối lượng thể tích cây 10 tuổi và khoảng 10% so với khối lượng thể tích cây 7 tuổi. Tuy nhiên, kết quả phân tích phương sai chỉ ra rằng chỉ có sự khác biệt rõ ràng có ý nghĩa thống kê giá trị khối lượng thể tích của gỗ keo tai tượng 7 tuổi với gỗ 10 và 14 tuổi, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa gỗ keo tai tượng 10 và 14 tuổi bảng 3.4.

Xu hướng tăng khối lượng thể tích khi tuổi cây tăng lên cũng được báo cáo bởi Makino và cộng sự (2012). các tác giả đã nghiên cứu khối lượng thể tích của keo tai tượng trồng tại Indonesian ở tuổi 5 và 7. kết quả chỉ ra rằng giá trị trung bình khối lượng thể tích ở tuổi 5 và 7 lần lượt là 0,42 và 0,45 g/cm3. Chowdhury và cộng sự (2014) cũng đã báo cáo rằng tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thay đổi khối lượng thể tích của gỗ keo tai tượng với giá trị khối lượng thể tích ở các tuổi 10, 15, và 20 lần lượt là 0,51, 0,56, và 0,60 g/cm3.

Như vậy tuổi có ảnh hưởng rõ ràng đến khối lượng thể tích của Keo tai tượng. Xu hướng khối lượng thể tích sẽ tăng khi tuổi cây tăng lên. Kết quả này có thể được giải thích một phần bởi chiều dày vách tế bào sợi gỗ tăng lên khi gỗ trưởng thành. Mitchell và Denne (1997).

51

Giá trị trung bình độ bền uốn tĩnh của gỗ Keo tai tượng 7, 10, và 14 tuổi lần lượt là 64,38, 71,59, và 73,46 MPa (Bảng 3.4). Kết quả phân tích phương sai đã chỉ ra rằng giá trịđộ bền uốn tĩnhcủa gỗ keo tai tượng 10 tuổi là cao hơn rõ ràng so với độ bền uốn tĩnhở tuổi 7 nhưng sau đó độ bền uốn tĩnh tăng chậm và không có ý nghĩa thống kê so với độ bền uốn tĩnh ở tuổi 14.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích phương sai sự khác biệt các tính chất gỗ ở 3 tuổi khác nhau của gỗ Keo tai tượng

Tính chất gỗ Tuổi P-value 7 10 14 Khối lượng thể tích (g/cm3) 0,48 b ± 0,04 0,51a ± 0,05 0,53a ± 0,05 *** Độ bền uốn tĩnh (MPA) 64,38 b ± 10,55 71,59a ± 13,92 73,46a ± 14,44 ** Mô đun đàn hồi uốn tĩnh (GPA) 7,31b ± 1,15 8,77a ± 1,38 9,10a ± 1,43 *** Chú ý: **: P < 0,01; ***: P < 0,001

Kết quả nghiên cứu tương tự cũng được tìm thấy đối với giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh. giá trị trung bình mô đun đàn hồi uốn tĩnh của gỗ Keo tai tượng 7, 10, và 14 tuổi lần lượt là 7,31, 8,77, và 9,10 GPa (Bảng 3.4). Kết quả phân tích phương sai cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh của gỗ Keo tai tượng 7 tuổi so với 10 và 14 tuổi, trong khi đó không có sự khác biệt giá trị mô đun đàn hồi uốn tĩnh giữa gỗ Keo tai tượng 10 và 14 tuổi.

52

Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng gỗ Keo tai tượng trồng bằng hạt có nguồn gốc Úc tại Thái Nguyên có xu hướng tăng rõ rệt các tính chất gỗ như khối lượng thể tích, độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi uốn tĩnh từ 7 đến 10 tuổi nhưng sau đó các tính chất gỗ đó có xu hướng tăng chậm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với gỗ 14 tuổi. Đây là thông tin rất quan trọng đối với người trồng rừng cũng như các nhà chế biến gỗ trong việc có quyết định kéo dài thời gian trồng cây Keo tai tượng sau 10 năm hay không, bởi vì các tính chất sinh trưởng (đường kính, chiều cao) cây có thể tăng, nhưng các tính chất gỗ có thể không thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)