Sự biến đổi độ bền uốn tĩnh theo hướng từ tâm ra vỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Bảng 3.2. Giá trị độ bền uốn tĩnh và kết quả phân tích phương sai giữa ba vị trí bán kính ở các độ tuổi khác nhau của Keo tai tượng

Tuổi Vị trí bán kính (%) P-value 10 50 90 7 56,73b ± 11,14 73,05a ± 6,47 *** 10 61,94b ± 14,67 76,39a ± 11,96 76,16a ± 10,00 ** 14 65,13b ± 15,62 77,75a ± 13,30 77,99a ± 9,98 ** Chú ý: **: P < 0,01; ***: P < 0,001 Bảng 3.2 đã trình bày giá trịđộ bền uốn tĩnhở ba tuổi 7, 10, và 14 tại các vị trí bán kính khác nhau của gỗ Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên. Giá trị độ bền uốn tĩnhcủa gỗ Keo tai tượng 7 tuổi tại vị trí 10 và 90% chiều dài bán kính lần lượt là 56,73 và 73,05 MPa. Giá trị độ bền uốn tĩnhcủa gỗ Keo tai tượng 10 tuổi biến đổi từ 61,94 đến 76,16 MPa. Trong khi đó, giá trị độ bền uốn tĩnh của gỗ Keo tai tượng 14 tuổi tại 10, 50, và 90% chiều dài bán kính lần lượt là 65,13, 77,75, và 77,99 MPa. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó vềđộ bền uốn tĩnhcủa Keo tai tượng. Sahri và cộng sự (1998) đã nghiên cứu các tính chất cơ học của Keo tai tượng 6 tuổi trồng tại

47

các địa điểm khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị độ bền uốn tĩnh trung bình của gỗ Keo tai tượng trồng tại Indonesia, Malaysia và Thailand lần lượt là 75,02, 68,15, và 80,54 MPa.

Xu hướng biến đổi của độ bền uốn tĩnh từ tâm ra vỏở cả ba tuổi gỗ Keo tai tượng trong nghiên cứu này được chỉ ra ở Hình 3.2 và Bảng 3.2. Ở tuổi 7, kết quả phân tích phương sai ANOVA đã chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng giá trị độ bền uốn tĩnhở gần tâm và gần vỏ. Trong khi đó, ở tuổi 10 và 14, độ bền uốn tĩnh có xu hướng tăng dần từ vị trí 10 đến 50% chiều dài bán kính trước khi biến đổi không đáng kể (không có ý nghĩa thống kê) hướng ra ngoài vỏ (Bảng 3.2).

Hình 3.2. S biến đổi độ bn un tĩnh các tui khác nhau ca Keo tai tượng

Xu hướng độ bền uốn tĩnh có giá trị thấp ở gần tâm và cao hơn ở gần vỏ cũng được báo cáo trong một số nghiên cứu khác ở một số loài gỗ lá rộng. Doan Van Duong và Junji Matsumura (2018) đã báo cáo rằng giá trịđộ bền uốn tĩnh của gỗ Xoan ta 17-19 tuổi trồng tại phía bắc Việt Nam có xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ với giá trịđộ bền uốn tĩnh gần tâm là 54,64 MPa trong khi đó giá trịđộ bền uốn tĩnh ở gần vỏ là 98,94 MPa. Izekor và cộng sự (2010) cũng báo

48

cáo xu hướng biến đổi tương tự giá trịđộ bền uốn tĩnh của gỗ Tếch theo phương bán kính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ keo tai tượng (acacia mangium) trồng tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)