Phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi đại minh theo chuẩn VietGAP ở xã đại minh, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 41)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.4.2. Phân tích thông tin

Sử dụng các công cụ như: Thảo luận chung để phân tích thực trạng phát triển sản xuất bưởi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Minh

Phương pháp thống kê miêu tả, thống kê kinh tế được dùng để phân tích số liệu về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai, khí hậu, tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích bưởi, năng suất, sản lượng, các tiêu chuẩn an toàn, cũng như tỷ lệ các hộ sẽ sản xuất bưởi an toàn tuân thủ VietGAP.

Phương pháp so sánh được sử dụng phân tích sự khác biệt giữa các hộ trồng bưởi theo VietGAP và các hộ trồng truyền thống, giữa các vùng, giữa các hộ về diện tích năng suất sản lượng cũng như các yếu tố an toàn của bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đại Minh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại Minh là một xã vùng thấp, nằm ở phía Đông nam huyện Yên Bình, có quốc lộ 37 chạy qua, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.231,35 ha, trong đó đất trồng lúa là: 130,06 ha, đất trồng cây lâu năm 323,62 ha, đất trồng cây lâm nghiệp 641,02 ha, còn lại là đất sử dụng khác.

- Vị trí địa lý:

- Phía đông giáp sông chảy (giáp tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ) - Phía tây giáp Hồ Thác Bà ( xã Thinh Hưng và Xã Bằng Luân) - Phia nam giáp xã Bằng Luân - huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ - Phía bắc giáp xã Hán Đà - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.

Dân số hiện có 980 hộ với 3.558 nhân khẩu, trong đó 98% là dân tộc kinh. Xã có 6 thôn, Đảng bộ xã có 9 chi bộ trong đó có 6 chi bộ thôn, 02 chi bộ trường học,01 chi bộ trạm y tế. Trên địa bàn xã 01 họ giáo Đồng Danh với số dân theo công giáo là 91 hộ (413 khẩu). Xã có Đình làng Khả Lĩnh, Chùa Nổi Đồng Nếp, Đền Cửa Ngòi đã được cấp Bằng di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Đại Minh là một xã miền núi nằm về phía đông nam của huyện Yên bình, trung tâm xã Đại Minh cách trung tâm huyện Yên Bình 18 km theo Quốc lộ 37 và Quốc lộ 70.

Với vị trí địa lý và giao thông như vậy xã Đại Minh có điều kiện thuận lợi để giao lưu với các xã lân cận và có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp kết hợp dịch vụ, thương mại, thuận lợi cho việc buôn bán bưởi và ngành trồng bưởi phát triển.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã Đại Minh tương đối phức tạp, hướng chủ đạo của địa hình dốc dần từ Tây xuống Đông, địa hình mang đặc trưng vùng núi, trung du.

4.1.1.3. Khí hậu

Đại Minh là xã miền núi, mặc dù địa hình phức tạp nhưng điều kiện khí hậu khá đồng nhất, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm khí hậu được chia thành bốn mùa rõ rệt.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ tối thiểu trung bình là 200C. Số giờ nắng trong năm từ 1.400 đến 1.700 giờ.

- Chế độ mưa, độ ẩm: Lượng mưa trung bình trong năm 1.800 mm/năm. Độ ẩm trung bình theo tháng biến thiên từ 78% đến 86%. Sương mù bình quân từ 20 đến 30 ngày trong 1 năm, sươmg muối xuất hiện ít.

4.1.1.4. Thủy văn

Sông Chảy chảy từ địa phận xã Hán Đà theo hướng Bắc Nam với chiều dài chảy qua địa phận xã Đại Minh là 3 km. Ngoài ra còn có các suối nước nhỏ như suối Mơ chảy từ xã Bằng Luân Huyên Đoan Hùng.

Một số hồ với dung lượng chứa nước nhỏ, cung cấp nước tưới chừng 10 đến 30 ha mỗi đập.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất: * Tài nguyên đất:

Tổng diện tích trong địa giới hành chính là 1.231,35 ha. - Đất nông nghiệp có: 1.141,54 ha.

- Đất phi nông nghiệp có: 85,75 ha. - Đất chưa sử dụng có: 4,06 ha.

- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất Gnai thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dầy 100 - 120 cm tơi xốp kết cấu hạt hàm lượng mùn khá.

- Đất nâu xám tập trung tại các sườn đồi thấp phù hợp đối với các loại cây trồng như chè, cây ăn quả.

- Đất thịt nhẹ có độ dầy thích hợp với nhiều loại cây trồng. - Đất phù xã Sông chảy.

Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã Đại Minh được hình thành chủ yếu từ đồi núi. Độ màu mỡ của đất phụ thuộc vào lớp thực vật và độ che phủ của nó.

*Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: có hệ thống sông Chảy chẩy qua với chiều dài 3 km và suối Mơ chảy từ xã Bằng luân về.

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

* Tài nguyên rừng: Diện tích rừng của xã Đại Minh hiện nay là: 641,10 ha, trong đó 100% rừng sản xuất.

* Tài nguyên nhân văn:

Dân số xã Đại Minh là 3.558 nhân khẩu, 980 hộ được phân thành 6 thôn. Theo số liệu thống kê của UBND xã, trên địa bàn xã Đại Minh có 5 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Dao, Mường, Sán Dìu trong đó dân tộc Kinh chiếm 98%; dân tộc Tày chiếm 0,80%; Dân tộc Dao chiếm 0,48%, Mường 0,39%; dân tộc Sán Dìu chiếm 0,33%.

Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động (Tính đến 31/12/2016) là 1.440 người. Tỷ lệ lao động trên địa bàn là 40,5% Chủ yếu lao động tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thương mại dịch vụ.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã Đại Minh về sản xuất bưởi:

- Với vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển đây là điều kiện thuân lợi để xã Đại Minh giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh thành, thuận lợi cho việc buôn bán bưởi và các mặt hàng nông sản khác.

- Khí hậu, thủy văn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh tế của người dân. Đặc biệt khí hậu, thuỷ văn, điều kiện đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển vùng trồng bưởi và từ đó tạo nên vùng bưởi đặc sản Đại Minh mà vùng khác không có.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011- 2015 đạt 17,39 %, trong đó: + Khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 51,8%;

+ Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng đạt 17,6%; + Khu vực kinh tế dịch vụ đạt 30,6%.

GDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2017 - 2020 ước tính hàng năm đạt trên 10%, trong đó cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

+ Khu vực kinh tế nông lâm nghiệp đạt 41 %; + Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng đạt 25%; + Khu vực kinh tế dịch vụ đạt 34%.

GDP bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng.

- Trong năm 2016 theo báo cáo tại kỳ họp HĐND xã : Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,39%; Thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 26 triệu đồng.

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế trong thời gian qua

- Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện Trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,6%. Riêng quý I /2016 giá trị sản xuất nông ngiệp tăng bình quân đạt 5,54%.Việc sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt. Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, tiến bộ kỹ thuật, biện pháp thâm canh được ứng dụng vào sản suất tuy nhiên đến nay sản xuất nông nghiệp vẫn còn bị chi phối lớn bởi điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất.

- Khu vực kinh tế công nghiệp: Trong giai đoạn 2010-2015 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân 26,7%/ năm. Giá trị sản xuất tăng bình quân 52,19%/năm. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô sản xuất

- Khu vực kinh tế dịch vụ: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng qua các năm; năm 2016 ước đạt 18,94%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng hàng năm là 16,47%/năm (giai đoạn 2011 - 2016). Một số loại hình dịch vụ, thương mại phát triển khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

*Cơ sở hạ tầng xã hội

Xã Đại Minh có quốc lộ 37 chạy qua còn có quốc lộ 70 nối từ xã Đại Minh qua thị trấn Yên Bình đây là đường tuyến đường quan trọng giúp cho việc giao thương hàng hóa. Các tuyến đường liên thôn trong xã được bê tông hóa thuân lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa.

*Hiện trạng cấp điện:

- Nguồn điện cung cấp cho xã Đại Minh là lưới điện quốc gia .

- Trạm biến áp 22/0,4 kV: Các trạm biến áp 22/0,4kV cấp điện cho xã

dùng trạm treo trên cột. Có 7 trạm các loại, công suất 75 KVA  180 KVA, tổng công suất đặt của các trạm là 1155kVA (đảm bảo yêu cầu cung cấp điện sinh hoạt giai đoạn hiện tại và tương lai. Tuy nhiên công suất dùng điện cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và ngành CN-TTCN thì còn thiếu.

- Lưới hạ áp 0,4 kV

+ Mạng lưới hạ áp của xã đi nổi dây nhôm trần, có tiết diện 3570 mm2. + Đường dây 0,4kV trong xã có kết cấu mạng hình tia.

- Lưới chiếu sáng

+ Mạng lưới chiếu sáng đường giao thông của xã chủ yếu là bóng đèn được nhân dân đóng góp xây dưng.

+ Mạng chiếu sáng đường xóm do dân tự làm chủ yếu dùng bóng copac, tiêu thụ điện năng ít đảm bảo hiệu quả phát sáng.

*Hiện trạng thuỷ lợi:

Hệ thống thuỷ lợi của Đại Minh bao gồm hệ thống ao hồ sông suối tự nhiên và hệ thống ao hồ kênh mương nhân tạo. Các hệ thống sông suối, kênh

mương chủ yếu bắt nguồn từ sông chảy và theo trân hồ Thác bà qua xã chẩy từ phía Tây Bắc về Đông Nam. Ngoài ra còn lại là những tuyến kênh mương nhỏ khác. Khu vực trung tâm xã có suối Mơ chảy qua nên rất thuận lợi cho cung cấp nguồn nước tưới cho phát triển nông nghiệp ngành trồng trọt cho các khu vực. Ngoài ra nó còn có vai trò rất quan trọng cho việc thoát và tiêu nước trên địa bàn để tránh ngập úng.

4.1.2.4. Dân số và lao động

*Dân số: Dân số xã Đại Minh năm 2018 là 3.558 người với tổng số hộ là 980 hộ, bình quân số người/hộ là 3,5 người. Qua đánh giá kết quả điều tra dân số trong 5 năm trở lại đây cho thấy, biến động tăng dân số chủ yếu do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Tỷ lệ tăng dân số cơ học giảm do người dân di chuyển đến các nơi khác đi làm ăn và đi xuất khẩu lao động. Sự phân bố dân cư không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực trung xã, các khu vực thuộc phía Đông hai bên trục đường quốc lộ 37.

Bảng 4.1 Thực trạng dân số và nguồn nhân lực của xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái năm 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Tổng số nhân khẩu Người 3.356

1.1 Nữ Người 1771

1.2 Nam Người 1.585

2 Mật độ dân cư Người/km2 279,6

Nguồn: (Nguyễn Kiều Hưng, 2019)[4]

*Lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2018 là 1615 người. Trong đó số lao động làm việc trong các ngành nghề Nông, lâm, ngư nghiệp là 1125 người chiếm 69,9%, lao động CN-TTCN- XD là 130 người chiếm 8%, lao động TN, DV,VT là 133 người chiếm 6,99%, lao động khác.

Bảng 4.2 Hiện trạng lao động năm 2018

TT Hạng mục

Hiện trạng lao động Năm 2018

Tổng dân số toàn xã (người) 3558

I Dân số trong độ tuổi lao động (người) 1615

-Tỷ lệ % so với dân số 45,39%

II Lao động làm việc trong các ngành kinh tế (người) 1615

-Tỷ lệ % so với LĐ trong độ tuổi 100% Phân theo ngành:

2.1 Lao động Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (người) 1125

-Tỷ lệ % so với LĐ làm việc trong các ngành k.tế 69,6%

2.2 Lao động CN, TTCN, XD (người) 130

-Tỷ lệ % so với LĐ làm việc trong các ngành k.tế 8%

2.3 Lao động DV, VT (người) 113

-Tỷ lệ % so với LĐ làm việc trong các ngành k.tế 6,99%

Nguồn: (Nguyễn Kiều Hưng, 2019)[4]

4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên của xã Đại Minh đến hoạt động sản xuất bưởi

*Thuận lợi:

- Đại Minh có điều kiện đất đai đa dạng, diện tích sản xuất nông nghiệp phù

hợp để sản xuất nhiều loại cây trồng ngắn ngày như lúa và các loại cây rau màu, phần lớn diện tích dất nông nghiệp trồng các loại cây ăn qủa có múi đặc biệt là cây bưởi, tạo thành vùng bưởi chuyên canh phục vụ cho cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Cây ăn quả là tiềm năng, là thế mạnh của xã Đại Minh nên cần có cơ chế

chính sách về đầu tư và phát triển các nguồn lợi từ cây ăn quả thoả đáng để vừa tạo điều kiện nâng cao thu nhập người dân, phát triển nền kinh tế bền vững góp phần bảo vệ môi trường và khai thác các nguồn tài nguyên một cách hợp lí và đặt hiệu quả cao.

Tài nguyên nhân văn với những truyền thống đặc sắc tạo nên những lợi thế không nhỏ trong giao lưu kinh tế văn hoá với các xã khác trong huyện.

*Khó khăn: Là xã thuộc huyện miền núi, có lượng mưa không đều trong năm dẫn đến nhiều bất cập, vào mùa mưa lượng nước lớn dẫn đến bị ngập úng, sạt lở, xói mòn đất đai, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất bưởi và phát sinh nhiều dịch bệnh khó kiểm soát. Vào mùa khô đất đai khô cằn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất bưởi, thiếu nguồn nước tưới gây ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng bưởi Đại Minh.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất bưởi * Thuận lợi: * Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, có tính năng động, cần cù, tích luỹ được nhiều

kinh nghiệm sản xuất bưởi lâu năm, đây là nguồn nhân lực quan trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp.

- An ninh xã được đảm bảo, tạo tâm lý an tâm trong sản xuất và kinh doanh

buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn.

- Nhân dân luôn đoàn kết, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo là tiềm đề

để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nông dân là những người cần cù chăm chỉ, ham học hỏi thuận lợi cho công tác chuyển giao các kỹ thuật, các quy trình sản xuất bưởi Đại Minh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Dường giao thông đi lại là đường quốc lộ 37 nên thuận tiện giao lưu trao đổi hàng hóa cũng như giao lưu về mặt văn hóa.

* Khó khăn:

- Dịch bệnh gia súc, gia cầm phát triển, thời tiết thất thường, người dân sản

xuất bưởi theo phương thức truyền thống nên gây ra nhiều dịch bệnh hại ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng bưởi.

- Là xã miền núi người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tốc độ

tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế không đồng đều, thiếu ổn định.

- Dân số xã Đại Minh chủ yếu là dân tộc kinh, trình độ dân trí không đồng

đều. Bên cạnh đó, số người trong độ tuổi lao động lớn, tuy nhiên chưa được đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi đại minh theo chuẩn VietGAP ở xã đại minh, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)