Kết quả bảng 3.10 cho thấy có 16 loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu có trong Sách Đỏ Việt nam (2007) và Nghị định 06 (2019). Đây cũng là các loài cây thuốc quý cần ưu tiên bảo tồn.
Bảng 3.10. Thành phần loài cây thuốc quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn
TT Tên phổ thông Tên khoa học Sách Đỏ VN
(2007)
Nghịđịnh 06/2019
1 Bảy lá 1 hoa Paris polyphylla EN A1c,d IIB
2 Phá lủa Tacca chantrieri VU A1a,c,d
3 Bổ cốt toái Drynaria fortunei EN A1,c,d IIA
4 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora VU A1a,c,d
5 Lan kim tuyến Anoectochilus calcareus EN A1d IA
6 Lá khôi nhung Ardisia silvestris VU A1a,c,d+2d
7 Bình vôi Stephania glabra IIA
8 Bình vôi đỏ Stephania rotunda IIA
9 Cẩu tích Cibotium barometz IIA
10 Sâm cau Curculigo orchioides EN A1a,c,d
11 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria IIA
12 Mã tiền lông Strychnos ignatii VU A1a,c
13 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum EN A1a,c,d
14 Hoàng tinh hoa trắng Disporopsis longifolia VU A1c,d IIA
15 Na rừng Kadsura coccinea IIA
16 Đẳng sâm Codonopsis javanica VU A1a,c,d+2c,d
Dẫn liệu tại bảng 3.10 cho thấy: có 16 loài cây thuốc được liệt kê trong sách Đỏ Việt nam (2007, với 5 loài ở cấp EN và 6 loài ở cấp VU; 9 loài nằm trong quy định của Nghị định 06/2019 (với 1 loài trong danh mục IA và 8 loài trong danh mục IIA); có 4 loài được liệt kê cả trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghịđịnh 06/2019.
Qua kết quả khảo sát thực tế và tham vấn cộng đồng, đề tài đã xác định một sốđặc điểm phân bố của các loài cây thuốc quý hiếm theo độ cao so với mặt nước biển và sinh cảnh. Kết quảđược thống kê tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Một sốđặc điểm phân bố của các loài cây thuốc quý hiếm
TT Tên phổ
thông
Phân bố theo
độ cao (m) Phân bố theo sinh cảnh
1 Bảy lá 1 hoa 500 - 800
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng Tre nứa, trảng cây bụi, khe đá, hốc cây, hốc đá, ven suối. Vườn nhà
2 Phá lủa 300 - 700
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng Tre nứa, trảng cây bụi, ven khe suối (Rừng tự nhiên núi đất và núi đá). Vườn nhà
3 Bổ cốt toái 300 - 700 Cây phụ sinh mọc trên thân cây hoặc bám trên
đá, gặp ở rừng tự nhiên núi đất và núi đá
4 Hà thủ ô đỏ 200 - 500 Thường mọc ở bìa rừng hoặc rừng có độ tàn
che thấp, phổ biến ở rừng tự nhiên núi đá
5 Lan kim tuyến 600 - 800
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao Tre nứa (Rừng tự nhiên núi đất)
6 Lá khôi nhung 400 - 700
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao Tre nứa (Rừng tự nhiên núi đất), vườn nhà.
7 Bình vôi 300 - 800 Thường mọc trên vách đá hoặc đỉnh giông
TT Tên phổ thông
Phân bố theo
độ cao (m) Phân bố theo sinh cảnh
8 Bình vôi đỏ 300 - 800 Thường mọc trên vách đá hoặc đỉnh giông
(Rừng tự nhiên núi đá)
9 Cẩu tích 100 - 500 Thường mọc ở bìa rừng, trảng cây bụi nơi có
tầng đất dầy.
10 Sâm cau 300 - 700
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát dưới tán rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao Tre nứa (Rừng tự nhiên núi đất)
11 Hoàng đằng 250 - 600
Là loài cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cây bụi hay gỗ nhỏ, trong các rừng thứ sinh (Rừng tự nhiên núi đất).
12 Mã tiền lông 500 - 700
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng hỗn giao Tre nứa (Rừng tự nhiên núi đất)
13 Giảo cổ lam 150 - 500 Mọc ven khe, bìa rừng nơi có ánh sáng (bắt
gặp cảở núi đất và núi đá), vườn hà
14 Hoàng tinh
hoa trắng 250 - 500
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao Tre nứa (Rừng tự nhiên núi đất), vườn nhà.
15 Na rừng 250 - 700
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao Tre nứa (Rừng tự nhiên núi đất)
16 Đẳng sâm 250 - 600 Gặp ở rừng thứ sinh, bìa rừng (Rừng tự nhiên núi đất), vườn nhà
Những dẫn liệu cho thấy: phần lớn các loài cây dược liệu quý hiếm phân bố ở các trạng thái rừng tự nhiên trên núi đất hoặc núi đá, một số loài có đặc tính ưa sáng thường phân bốở bìa rừng hoặc nơi có ánh sáng. Những đặc điểm phân bố này khẳng định ngoài việc bảo tồn loài thì hoạt động bảo vệ rừng, giữ
nguyên hiện trạng sinh cảnh là rất quan trọng.