Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng khai thác sử dụng các loài cây dược liệu tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

1.3.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính

Định Hóa là huyện miền núi nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 km về hướng Tây bắc, địa hình đồi núi tương đối hiểm trở. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 51.351,870 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 34.759,64 ha, được quy hoạch thành 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng 8.064,31 ha, rừng phòng hộ 9.181,22 ha và rừng sản xuất 17.514,11 ha, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn.

+ Phía nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. + Phía đông giáp huyện Phú Lương và tỉnh Bắc Kạn.

+ Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Huyện Định Hóa có tổng số 22 xã và 01 thị trấn, bao gồm 41 tiểu khu. - Huyện Định Hóa nằm trong khu vực có hệ tọa độ là 21,905 vĩ độ bắc và 105,644 kinh độđông.

1.3.1.2. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tới khai thác sử dụng loài cây dược liệu

* Thuận lợi:

- Huyện Định Hóa là nơi phân bố tự nhiên của các loài cây dược liệu với

- Cây dược liệu tại huyện Định Hóa có nhiều tác dụng trong việc chữa trị các loại bệnh khác nhau, mặt khác tài nguyên rừng vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao, nên đã thu hút

được sự quan tâm của các cấp các ngành, chính quyền địa phương cũng như

các nhà khoa học.

- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp nói chung, cây dược liệu nói riêng. Rừng là nguồn Tài nguyên chủ yếu của cả

cộng đồng nên việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ chung của cộng đồng, các chủ rừng, hệ thống chính trị - toàn xã hội.

* Khó khăn:

- Phong tục tập quán thả rông gia súc của người dân vẫn còn là tình trạng phổ biến ở các thôn bản, xã tại địa phương, nên ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển cây dược liệu.

- Khu vực có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn; nằm trong địa bàn dân cư kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế.

- Các hộ dân sinh sống đan xen trong khu rừng đặc dụng, phòng hộ vì vậy đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội.

- Thiếu thông tin về tầm quan trọng của các loài cây dược liệu dẫn đến việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý hoặc vô tình tác động làm suy giảm cây dược liệu.

- Nguồn nhân lực hiện tại thiếu và hạn chế cả về mặt năng lực, trang thiết bị và kinh phí để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài cây dược liệu phân bố tự nhiên tại khu vực rừng thuộc huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 / 2019 đến tháng 10 / 2020.

- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn các xã đại diện cho 4 khu vực thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên:

+ Khu vực phía Nam của huyện: xã Phú Đình. + Khu vực phía Bắc của huyện: xã Linh Thông. + Khu vực phía Đông của huyện: xã Tân Dương. + Khu vực phía Tây của huyện: xã Bảo Linh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Xác định tính đa dạng cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu

Đểđánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng các dân tộc tại khu vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):

- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.

- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.

Nội dung 2. Nghiên cứu xác định đa dạng giá trị của các loài cây dược liệu

- Đa dạng giá trị sử dụng cây dược liệu

- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây.

Nội dung 3. Các loài cây thuốc quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài cây thuốc quý hiếm.

Nội dung 4. Nghiên cứu tri thức bản địa khai thác, sử dụng cây thuốc tại địa phương

Tư liệu hóa kiến thức bản địa về cách chế biến và sử dụng các loài cây thuốc: Các phương thức chế biến đối với từng cây ở từng cộng đồng, từng hộ

như bằng cách đơn giản (phơi, gác bếp, dùng tươi..) hay cầu kỳ (phải qua nhiều công đoạn khác nhau...); Thành phần và tỷ lệ các loài cây phối hợp trong các bài thuốc dân gian.

Nội dung 5. Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, định hướng phát triển một số loài cây dược liệu tại khu vực.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế tha tài liu

Dùng phương pháp này để xác định thành phần loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; xác định các tác động ảnh hưởng đến các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.

Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến các nội dung hoặc hỗ trợ

trong quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực nghiên cứu, bao gồm:

+ Hệ thống bản đồ khu vực nghiên cứu: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình…

+ Các báo cáo khoa học đã thực hiện tại khu vực liên quan đến khu hệ

thực vật nói chung và các loài cây dược liệu nói riêng.

2.4.2. Lit kê t do

Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai

đoạn: (1) liệt kê tự do và (2) xác định cây thuốc.

Liệt kê tự do là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp thông tin (thầy lang, người có kinh nghiệm khai thác và sử dụng cây thuốc), đề nghị họ cho biết tên tất cả các phần tử (tên loài cây thuốc) thuộc lĩnh vực cần nghiên cứu (cây thuốc). Mục tiêu của liệt kê tự do là để thu thập một tập hợp tên loài cây (theo tên gọi địa phương), các loài mà người dân ở khu vực điều tra sử dụng làm thuốc. Các bước thực hiện bao gồm:

- Chọn mẫu:

Người cung cấp tin có thể được chọn (i) ngẫu nhiên (như dựa vào danh sách hộ gia đình, tung đồng xu, v.v…), (ii) ngẫu nhiên - phân tầng (người cung cấp thông tin được phân thành một số tầng (nhóm người) nhất

định như mức thu nhập, giới tính, dân tộc…, sau đó được lấy ngẫu nhiên từ

các nhóm này.

Độ lớn mẫu của người cung cấp thông tin tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu và điều kiện khác như nhân lực, kinh phí, thời gian, v.v… Tuy nhiên, độ

lớn mẫu có thể được quyết định căn cứ vào “đường cong loài” được biểu diễn bằng đồ thị trục tung là số tên cây thuốc được người cung cấp thông tin nhắc

đến và trục hoành là số người cung cấp thông tin đã điều tra. Khi tăng số lượng người cung cấp thông tin mà số loài tăng không đáng kể - đường cong có xu hướng giảm dần, thì có thể kết thúc phỏng vấn.

- Phỏng vấn: Để đảm bảo độ tin cậy số liệu thống kê thì mỗi khu vực sẽ

phỏng vấn 35 người (theo lý thuyết xác suất thống kê với số mẫu đạt từ 30 trở

lên là đảm bảo độ tin cậy). Như vậy, tổng số người tham gia trả lời phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu là: 4 khu vực * 35 người = 140 người;

Phương pháp phỏng vấn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan

đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các thông tin này sẽđặc biệt có ý nghĩa nếu quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được. Ngoài ra, phỏng vấn là phương pháp hiệu quả để tìm hiểu các tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của người dân địa phương.

+ Người dân địa phương: Những người được lựa chọn phỏng vấn là những người thường xuyên đi rừng hoặc những người có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Đây là những người có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy như thành phần loài cây thuốc, phân bố, các kiến thức bản địa trong thu hái và sử dụng…

+ Cán bộ quản lý thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa.

+ Cán bộ chính quyền các xã, thôn xóm xung quanh: Đây là đối tượng có thể giúp đánh giá một cách tổng quát hiện trạng khai thác, sử dụng và những tác động đến loài cây bản địa tại khu vực. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, định hướng phát triển.

Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả người cung cấp tin, ví dụ: “Xin Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ở đây được thể hiện bằng tiếng địa phương nhằm tránh sự nhầm lẫn tên loài giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1.

- Xử lí số liệu:

Dữ liệu điều tra được xử lý bằng các phần mềm tin học ứng dụng, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên loài cây thuốc được người cung cấp thông tin nhắc

đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số được nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên (phần tử) theo thứ tự tăng hay giảm dần hay theo nhóm các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu,v.v…

(2) Xác định cây thuc

Sau khi xử lí số liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, lên được danh mục tên các cây được cộng đồng địa phương sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên gọi của địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó cần phải thu mẫu tiêu bản của tất cả các loài đã được nêu ra trong danh mục, xử lí và định danh. Cần lưu ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau

hay các loài có cùng công dụng.

2.4.3. Điu tra theo tuyến vi người cung cp thông tin quan trng

Trong điều tra tài nguyên cây thuốc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, người cung cấp tin thường là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy lang, người thu hái cây thuốc, v.v…). Mục tiêu điều tra là xác

định thành phần loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:

- Xác định tuyến điều tra

Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình

điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực. Đề tài xây dựng 04 tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu, mỗi tuyến được xác lập trên địa bàn các xã nghiên cứu (Phú Đình, Linh Thông, Tân Dương và Bảo Linh), các tuyến đi qua tất cả các sinh cảnh rừng đại diện cho mỗi xã, qua các đai độ cao khác nhau.

- Thu thập thông tin tại thực địa

Người cung cấp tin (03 người: người thu hái cây thuốc 02 người; cán bộ

Kiểm lâm 01 người) và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây có xuất hiện trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn: Tên loài cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử dụng, v.v… Các thông tin khác có thểđược thu thập phụ thuộc vào thời gian có trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá

trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung cấp tin xác định là cây thuốc đều

được thu thập để xác định tên khoa học.

- Xử lý thông tin

Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng, v.v...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.

- Thu mẫu tiêu bản

Mỗi loài cây thuốc cần thu từ ba đến năm mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu. Trong một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác loài thì cần thu cây con hay thân ngầm dạng củđể làm mẫu tiêu bản sống. Trong quá trình thu mẫu, chụp hình các bộ phận của cây, sinh cảnh, bộ phận làm dược liệu. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độđiểm thu mẫu để ghi nhận nơi phân bố của cây thuốc trong vùng.

- Định danh thực vật

Mỗi loài thực vật được người cung cấp tin đề cập được định danh ngay tại thực địa nếu có mang cơ quan sinh sản (hoa, trái). Sau khi về phòng thí nghiệm, tên khoa học của loài sẽ được kiểm tra bằng cách đối chiếu, so sánh với các tài liệu mô tả thực vật, từđiển cây thuốc dựa trên các đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, …) và môi trường sống kết hợp với tên địa phương cũng như so mẫu chuẩn ở phòng tiêu bản (nếu có).

Sử dụng khóa phân loại, tra cứu sách “Cây cỏ VN” của Phạm Hoàng Hộ (1999), Từđiển cây thuốc của Võ Văn Chi (2019) để định danh cây thuốc.

Định danh làm theo các bước sau: Định danh tại thực địa, sau đó mẫu vật được thu thập, sử lý, bảo quản và định danh bởi các chuyên gia về thực vật tại Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.

2.4.4. Phương pháp x lý s liu

- Dùng các phương pháp thống kê, xử lý trên phần mềm Excel để xử lý kết quả thu được.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng cây dược liệu tại huyện Định Hóa

3.1.1. Đa dng bc ngành

Kết quả quá trình điều tra và nghiên cứu cho thấy, tài nguyên cây thuốc tại Định Hóa khá đa dạng và phong phú. Bước đầu đã xác định được 211 loài với 188 chi, 89 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta) được sử dụng làm thuốc. Kết quả được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành thực vật Ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 4,49 4 2,13 4 1,90 Ngành Thông (Pinophyta) 1 1,12 1 0,53 1 0,47 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 84 94,38 183 97,34 206 97,63 Tổng 89 100,00 188 100,00 211 100,00

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số

lượng loài cây thuốc nhiều nhất: 206 loài (chiếm 97,63%), 183 chi (chiếm 97,34%) và 84 họ (chiếm 94,38%). Điều này khá hợp lý bởi trong hệ thực vật Việt Nam ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt các loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan lại thuộc 2 lớp: Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida).

Đi sâu nghiên cứu cho thấy số lượng các taxon trong hai lớp này có sự

Bảng 3.2. Số lượng họ, chi, loài cây thuốc ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Bậc phân loại Họ Chi Loài S lượng T l (%) S lượng T l (%) S lượng T l (%) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 70 83,33 157 85,25 175 84,95 Lớp Hành (Liliopsida) 14 16,67 27 14,75 31 15,05 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 84 100,00 184 100,00 206 100,00

Cụ thể, trong 206 loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 70 họ (chiếm 83,33%), 157 chi (chiếm 85,25 %), 175 loài (chiếm 84,95 %). Trong khi đó lớp Hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng khai thác sử dụng các loài cây dược liệu tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)