Liệt kê tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng khai thác sử dụng các loài cây dược liệu tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai

đoạn: (1) liệt kê tự do và (2) xác định cây thuốc.

Liệt kê tự do là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp thông tin (thầy lang, người có kinh nghiệm khai thác và sử dụng cây thuốc), đề nghị họ cho biết tên tất cả các phần tử (tên loài cây thuốc) thuộc lĩnh vực cần nghiên cứu (cây thuốc). Mục tiêu của liệt kê tự do là để thu thập một tập hợp tên loài cây (theo tên gọi địa phương), các loài mà người dân ở khu vực điều tra sử dụng làm thuốc. Các bước thực hiện bao gồm:

- Chọn mẫu:

Người cung cấp tin có thể được chọn (i) ngẫu nhiên (như dựa vào danh sách hộ gia đình, tung đồng xu, v.v…), (ii) ngẫu nhiên - phân tầng (người cung cấp thông tin được phân thành một số tầng (nhóm người) nhất

định như mức thu nhập, giới tính, dân tộc…, sau đó được lấy ngẫu nhiên từ

các nhóm này.

Độ lớn mẫu của người cung cấp thông tin tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu và điều kiện khác như nhân lực, kinh phí, thời gian, v.v… Tuy nhiên, độ

lớn mẫu có thể được quyết định căn cứ vào “đường cong loài” được biểu diễn bằng đồ thị trục tung là số tên cây thuốc được người cung cấp thông tin nhắc

đến và trục hoành là số người cung cấp thông tin đã điều tra. Khi tăng số lượng người cung cấp thông tin mà số loài tăng không đáng kể - đường cong có xu hướng giảm dần, thì có thể kết thúc phỏng vấn.

- Phỏng vấn: Để đảm bảo độ tin cậy số liệu thống kê thì mỗi khu vực sẽ

phỏng vấn 35 người (theo lý thuyết xác suất thống kê với số mẫu đạt từ 30 trở

lên là đảm bảo độ tin cậy). Như vậy, tổng số người tham gia trả lời phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu là: 4 khu vực * 35 người = 140 người;

Phương pháp phỏng vấn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan

đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các thông tin này sẽđặc biệt có ý nghĩa nếu quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được. Ngoài ra, phỏng vấn là phương pháp hiệu quả để tìm hiểu các tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của người dân địa phương.

+ Người dân địa phương: Những người được lựa chọn phỏng vấn là những người thường xuyên đi rừng hoặc những người có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Đây là những người có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy như thành phần loài cây thuốc, phân bố, các kiến thức bản địa trong thu hái và sử dụng…

+ Cán bộ quản lý thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa.

+ Cán bộ chính quyền các xã, thôn xóm xung quanh: Đây là đối tượng có thể giúp đánh giá một cách tổng quát hiện trạng khai thác, sử dụng và những tác động đến loài cây bản địa tại khu vực. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, định hướng phát triển.

Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả người cung cấp tin, ví dụ: “Xin Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ở đây được thể hiện bằng tiếng địa phương nhằm tránh sự nhầm lẫn tên loài giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1.

- Xử lí số liệu:

Dữ liệu điều tra được xử lý bằng các phần mềm tin học ứng dụng, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên loài cây thuốc được người cung cấp thông tin nhắc

đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số được nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên (phần tử) theo thứ tự tăng hay giảm dần hay theo nhóm các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu,v.v…

(2) Xác định cây thuc

Sau khi xử lí số liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, lên được danh mục tên các cây được cộng đồng địa phương sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên gọi của địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó cần phải thu mẫu tiêu bản của tất cả các loài đã được nêu ra trong danh mục, xử lí và định danh. Cần lưu ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau

hay các loài có cùng công dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng khai thác sử dụng các loài cây dược liệu tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)