Tiếp cận và sử dụng tài nguyên đất rừng của hộ gia đình tại 2 xã Lăng và xã A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng tại huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

2017

3.3.1. Tiếp cận và sử dụng tài nguyên đất rừng của hộ gia đình tại 2 xã Lăng và xã A

xã A Xan.

Từ điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của 2 xã, có thể thấy rừng và đất rừng chiếm diện tích lớn trên địa bàn 2 xã. Trong đó diện tích tự nhiên của xã Lăng lớn gấp 2.75 lần diện tích tự nhiên xã A Xan. Vì thế khảo sát với 86 hộ ngẫu nhiên của cả 2 xã về tiếp cận các loại đất canh tác cho thấy, với diện tích tự nhiên lớn, nên người dân xã Lăng có diện tích đất canh tác các loại lớn hơn so với người dân xã A Xan (Bảng 3.9).

Bảng 3.9: Diện tích các loại đất hộ gia đình tiếp cận sử dụng ở 2 xã Axan và Lăng

STT Diện tích các loại đất Số hộ Diện tích (ha/hộ)

1 Diện tích trồng keo

Lăng 41 .0488

AXan 45 .0889

2 Diện tích trồng lúa rẫy

Lăng 41 .9049

AXan 45 .4311

3 Diện tích cao su

Lăng 41 1.0000

AXan 45 .0000

4 Diện tích lúa nước Lăng 41 .5585 AXan 45 .2756

(Nguồn: Số liệu điều tra thực địa, 2019)

Tuy nhiên, khảo sát thực tế đã cho thấy tiếp cận đất lâm nghiệp của các hộ gia đình của cả 2 xã có nhiều hạn chế cả về tiếp cận sử dụng đất và quyền sử dụng đất về mặt pháp lý (bảng 3.8). Trong tổng số 87 hộ của 2 xã tham gia khảo sát, cho thấy không có sự khác biệt về số lượng hộ tiếp cận đất trồng rừng, hay nói cách khác, các hộ không tiếp cận được với đất quy hoạch cho trồng rừng. Một số lý do được được người dân và cán bộ chỉ ra là: (1) phần lớn diện tích rừng và đất rừng đều thuộc về các BQLRPH đóng trên địa bạn huyện Tây Giang; (2) Các loại đất hiện nằm trong quy hoạch cho laal nghiệp mà người dân tiếp cận được đều được dùng để trồng lương thực, mà ở đây chính là lúa rẫy. Có đến 100% và 98% số hộ được khảo sát tương ứng với 2 xã A Xan và Lăng đều có đất nương rẫy và đã sử dụng từ lâu mặc dù đất này không được cấp giấy CNQSDĐ.

Riêng xã Lăng do gần trung tâm huyện có dự án về trồng cao su nên phần lớn người dân tiếp cận được với đất trồng cao su. Thế nhưng, việc cấp giấy CNQSDĐ vẫn đang trong quá trình thực hiện và đã kéo dài gần 2 năm nay do những vấn đề từ phía cộng ty cao su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng tại huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)