2017
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tây Giang
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tây Giang
a. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ huyện Tây Giang và các xã nghiên cứu
Tây Giang là một huyện miền núi nằm ở về phía tây bắc của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 190 km về phía tây bắc và trung tâm thành phố Đà Nẵng 125 km về phía tây. Vị trí địa lý từ 15045’ đến 16005’ vĩ độ bắc và từ 107005’ đến 107035’ kinh độ đông với tổng diện tích tự nhiên là 90.296,56 ha. Tổng dân số 20.186 người. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đông giáp : Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phía Tây giáp : Tỉnh Sê Kông nước CHDCND Lào. - Phía Nam giáp : Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phía Bắc giáp : Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tây Giang có một vị trị chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh, có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 28,30 km, là tuyến giao thông huyết mạch phía tây rất quan
Địa điểm nghiên cứu của đề tài
trọng của quốc gia, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi lưu thông hàng hoá của huyện và khu vực.
b. Địa hình, địa mạo:
Địa hình trên địa bàn huyện hầu hết là đồi núi, có độ dốc cao, mức độ chia cắt mạnh, có trên 95% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 200 trở lên. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 1.200 - 1.400 m, có nơi cao nhất 1.980 m ở Axan, thấp nhất là trên 400 m (xã Dang). Diện tích có khả năng sản xuất nông nghiệp ở độ dốc < 200
rất ít (dưới 5%) chủ yếu rải rác dọc các sông suối, tập trung chủ yếu ở các xã: Atiêng, BhaLêê, Anông và xã Dang. Địa hình của huyện có thể phân theo các dạng địa hình sau:
* Địa hình đồi núi cao: Diện tích khoảng 25.324,47 ha, chiếm 28% diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở khu vực phía tây nam của huyện thuộc các xã Tr’hy, Axan, Gari, Ch’ơm. Khu vực này có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 1.500 - 1.980 m.
* Địa hình đồi núi thấp: Diện tích khoảng 35.901,74 ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Khu vực có độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m ở các xã: Anông, Atiêng, BhaLêê, Lăng.
* Địa hình thung lũng, gò đồi : Diện tích khoảng 29.070,35 ha, chiếm 32% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 400 - 500 m. Dạng địa hình này phổ biến ở các xã Anông, Avương, Dang.
Địa hình Tây Giang khá phức tạp, phần lớn là đồi núi, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng đất đai với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, thường gây ra các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất... Tuy nhiên Tây Giang có tiềm năng đất đai phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, trồng nguyên liệu. Vùng đồi núi phía tây có tiềm năng về thủy điện.
c. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Tây Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Trường Sơn nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 8 với nhiệt độ không khí cao nhất 380
C, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ thấp nhất 80
C. Biên độ nhiệt/năm vào khoảng 5 -70C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 86%.
Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện Tây Giang thuộc loại lớn nhất so với các địa phương trong tỉnh. Lượng mưa trung bình/năm từ 2.000 - 2.500 mm có khi lên đến 4.000 - 5.000 mm. Hàng năm thường có từ 4 - 5 tháng lượng mưa < 100 mm, lượng mưa ít nhất xảy ra vào tháng 6 và nhiều nhất tập trung vào tháng 10, 11.
Gió: Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính là gió mùa đông bắc và gió tây nam. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Thời tiết lạnh kéo theo mưa lớn, lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 10 và tháng 11. Gió tây nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, từ tháng 5 đến tháng 7 thường xuất hiện gió tây nam (gió Lào) thời tiết khô hanh và nóng. Bão: Xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 12, tốc độ gió có khi đạt trên 30m/s. Lũ lụt xuất hiện vào tháng 9, 10, 11 và kéo theo các đợt gió mùa đông bắc.
Khí hậu huyện Tây Giang mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Với độ ẩm lớn tạo điều kiện đa dạng cây trồng năng suất cao. Với địa hình dốc cao vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng xói mòn rửa trôi, sạt lở đất và lũ lụt ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt sản xuất của nhân dân và làm hư hại các công trình phục vụ sản xuất.
- Thủy văn: Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn huyện Tây Giang có mật độ dày, trong đó có 5 con sông chính như:
+ Sông Avương: Bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy qua địa phận huyện Tây Giang qua các xã Lăng, Atiêng, BhaLêê và Avương rồi đổ về địa phận huyện Đông Giang.
+ Sông Lăng: Bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía tây xã Lăng chảy từ hướng tây sang đông nam qua địa phận xã Lăng 24 km rồi đổ về huyện Nam Giang.
+ Sông Mơroong: Bắt nguồn từ các dãy núi ở phía bắc của xã Avương chảy từ hướng bắc sang hướng nam dài 26 km về đến ngã 3 tại thôn Xàơi I nhập vào sông Avương.
+ Sông Koól: Bắt nguồn từ các dãy núi ở phía bắc của xã Axan chảy qua địa phận xã Tr’hy dài 25km và đổ về huyện Nam Giang.
+ Sông Bung: Bắt nguồn từ các dãy núi phía tây của xã Ch’ơm chảy qua địa phận xã Gari, Axan, Tr’hy dọc theo ranh giới huyện Tây Giang và Nam Giang rồi đổ về huyện Đông Giang
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khoảng 100 con suối, khe nhỏ với lưu lượng nước ít, vào mùa mưa thì lưu lượng dòng chảy lớn. Hệ thống sông suối dày của huyện có tiềm năng phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng hệ thống thuỷ điện.
d. Hiện trạng tài nguyên đất của huyện Tây Giang
Trên địa bàn huyện Tây Giang tồn tại các loại đất chính sau:
+ Nhóm đất đỏ vàng (FR): Diện tích khoảng 87.579,93 ha, chiếm khoảng 96,99 % diện tích tự nhiên, đất phát triển trên các mảnh Diabaz phun trào xen lẫn các vùng
đá Macma axit rộng lớn, tầng dày trung bình >100cm, đất thường chua đến rất chua, độ pH trên 4,5 - 5,8, tập trung ở vùng đồi gò các xã Avương, BhaLêê, Anông, Atiêng, Lăng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn rừng, với các loại cây kinh tế như: quế, bòn bon, keo lá tràm, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm và các loại cây ăn quả khác.
+ Nhóm đất phù sa (FL): Diện tích khoảng 1.401,65 ha, chiếm 1,55%, tầng đất dày 70 - 80 cm tập trung ven các con sông, suối lớn và ở chân đồi thuận lợi cho việc phát triển lúa nước và các cây công nghiệp khác kết hợp với chăn nuôi để xây dựng vườn đồi, vườn nhà. Nhưng đất này còn một số nhược điểm như chưa chủ động được nước, thường gặp hạn hán, thiếu nước vào mùa nắng...
+ Đất dốc tụ (RG): Diện tích 457,46 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên tập trung nhiều ở các xã Lăng, Avương, Gari và Atiêng. Đất được hình thành từ sản phẩm tích đọng của quá trình bào mòn vùng cao xuống vùng trũng. Sản phẩm di chuyển không xa nên phần lớn ảnh hưởng của tính chất đá cấu tạo ra nó. Sản phẩm hỗn tạp, phẩu diện thường ít phân hoá, có lẫn nhiều mảnh đá vụn sắc cạnh; thành phần cơ giới thường thịt trung bình. Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và chất hữu cơ trong đất. Đất thường ít thoát nước và hay bị úng trũng. Loại đất này thích hợp trong cải tạo đồng ruộng trồng lúa nước đối với những khu vực chưa có điều kiện tưới tiêu chủ động.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tây Giang
STT Loại đât Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Tổng diện tích đất tự nhiên 91.368,36 100
1 Đất nông nghiệp 81.330,71 89,01 1.1 Đất lúa nước và cây hàng năm 5.215,14
1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.801,17
1.3 Đất quy hoạch cho lâm nghiệp 70.284,72
1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 25,09
1.5 Đất NN khác 4,59
2 Đất phi nông nghiệp 1.753,93 1,92 3 Đất chưa sử dụng 8.283,72 9,07
+ Đất lúa nước: phân bố tập trung ở các cánh đồng, dọc ven các con suối của các xã Ch’ơm, BhaLêê, Atiêng, Axan các xã còn lại diện tích lúa nước ít. Năng suất lúa bình quân qua các năm 19,16 tạ/ha. Việc sản xuất lúa chủ yếu dựa vào nước trời, chưa chủ động được nguồn nước tưới, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác, sản xuất mang tính truyền thống.
+ Đất trồng cây lâu năm: tập trung nhiều ở các xã Lăng, Avương, Atiêng, Anông... và tập trung các loại cây trồng như quế, keo lai. Hiện nay cây keo phát triển khá tốt nhân dân có nguyện vọng nhân rộng mô hình trồng keo. Cây ăn quả diện tích năng suất không đáng kể, chủ yếu là trồng ở các hộ gia đình. Các loại cây dược liệu chưa phát triển, chỉ mới vận động nhân dân thực hiện trồng một số cây dược liệu bản địa như ba kích, đẳng sâm... bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo tồn nguồn gen quý bản địa. Về phát triển kinh tế vườn tập trung chủ yếu quy mô hộ gia đình, trồng các loại cây ăn quả như bòn bon, cam, bưởi...
+ Đất rừng sản xuất: Đất có rừng tự nhiên sản xuất phân bố tập trung nhiều ở các xã BhaLêê, Avương, Lăng, Atiêng, Anông; rừng có các loại cây gỗ quý như: kiền kiền, gõ, lim, huỷnh với trữ lượng gỗ lớn. Đất rừng sản xuất là rừng trồng như: Keo lai, quế tập trung ở các xã Lăng, Avương, BhaLêê, Anông.
+ Đất rừng phòng hộ: phân bố chủ yếu ở xã Lăng, Anông, Axan, Tr’hy, Gari, Ch’ơm. Ở đây trồng các loại cây gỗ như: Lim, huỷnh, chò, sơn đào. Trữ lượng gỗ khá lớn, hiện nay các cánh rừng này phát triển và bảo vệ rất tốt.
+ Đất rừng đặc dụng: Phân bố chủ yếu ở xã BhaLêê và xã Avương.
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tây Giang
a. Dân số và dân tộc huyện Tây Giang
Tổng dân số 20.186 người/4.912 hộ, trong độ tuổi lao động là 8.334 người. Trong đó có 7.104 lao động là người dân tộc Cơ tu; lao động nữ là 4.062 người.
Mật độ dân số 20 người/km2, dân cư phân bố thưa thớt, không đồng đều, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,93%. Dân số phân bố không đồng đều tập trung đông ở các xã BhaLêê, Avương, Lăng, Atiêng, dân cư phân bố tập trung dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh, khu trung tâm hành chính huyện, trung tâm hành chính cấp xã và các trục giao thông chính, các xã còn lại dân cư thưa thớt ít tập trung. Ở các xã Khu 7: Axan, Tr’hy, Gari, Ch’ơm dân cư phân bố dọc theo tuyến đường xã và các cụm dân cư với quy mô nhỏ, phân bố theo từng nóc, việc lập vườn riêng của hộ gia đình ở Khu 7 hầu như chưa có.
Đa số nhân dân sống bằng nghề nông, sản xuất nương rẫy là chủ yếu, thu nhập thấp, tự cung tự cấp, chưa tạo thành hàng hóa để buôn bán, trao đổi. Lao động đã qua
đào tạo còn ít, hầu hết là chưa qua đào tạo, gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
- Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 10 dân tộc gồm: Cơ tu, Kinh, Mường, Thái, Tày, Hre, Tà ôi, Mnông, Ca dong, Gié triêng. Trong đó dân tộc Cơ tu chiếm 91,80%. Văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá đồng bào người Cơ tu (Hình 3.1).
Thành phần dân tộc của huyện
74 1.267 15.002 Kinh C'tu Các dân tộc khác
Hình 3.2: Thành phần dân tộc trên địa bàn huyện Tây Giang
(Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2019) b. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Tây Giang
Là huyện vùng núi của tỉnh Quảng Nam với hơn Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân 8,64%. Giá trị sản xuất ngành nông lâm, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm từ 8 đến 10%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp; các ngành nông nghiệp và thuỷ sản có xu hướng giảm dần. Riêng ngành nông nghiệp thì cơ cấu ngành cũng có những chuyển biến tích cực. Ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần tỷ trọng; trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng dần (UBND huyện Tây Giang, 2018. Niên giám thống kê 2018 của huyện Tây Giang)
Trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nhu cầu thuỷ lợi chưa được đảm bảo do vậy năng suất các loại cây trồng còn thấp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng quỹ đất, việc phân bố đất sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đồng đều. Trong giai đoạn đến cần đầu tư hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp để ổn định thu nhập cũng như ổn định nguồn lương thực thực phẩm cho người dân.
Tổng đàn gia súc toàn huyện năm 2018 là 9.243 con, tập trung nhiều ở các xã Axan, Tr’hy, BhaLêê, Dang; đàn gia cầm là 17.017 con. Quy mô hầu hết là hộ gia đình, chăn nuôi theo hình thức trang trại chưa phát triển. Tập quán trong chăn nuôi của
người dân chủ yếu là thả rông do vậy hiệu quả chưa cao, việc đầu tư con giống, phòng ngừa dịch bệnh chưa được đảm bảo (UBND huyện Tây Giang, 2018).
Ngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh trong những năm gần đây. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2018 là 17,62 ha và năm 2019 là 25,09 ha. Chủ yếu nuôi cá nước ngọt. Ngoài nuôi cá còn có mô hình nuôi ếch Thái Lan đang được nhân rộng trong nhân dân và mô hình nuôi ếch xen cá. Giá trị nuôi trồng thuỷ sản năm 2018 đạt được 885,57 triệu đồng.
Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch của huyện năm 2019 là 70.285 ha, chiếm 86,4% tổng diện tích đất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, sản lượng khai thác hàng năm trên 3.000 m3. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2018 đạt 11.213,16 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 18,07%. Hàng năm huyện đầu tư cùng các nông hộ bỏ vốn trồng mới khoảng 300 - 400 ha rừng và khoanh nuôi rừng từ 500 - 600 ha. Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của huyện, tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả kinh tế. Các năm qua, việc khai thác gỗ chủ yếu là khai thác tận thu và từ các sản phẩm phụ từ rừng.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là cộng đồng và hộ gia đình tại huyện Tây Giang
Trong điều kiện là một huyện mới chia tách từ huyện Hiên thành huyện Đông Giang và Tây Giang từ năm 2003 đến nay, kinh tế của huyện trong những năm qua có bước tăng trưởng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư có hiệu quả nhờ các chương trình 135, 30a. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện về mọi mặt. Tuy vậy, mức tăng trưởng vẫn còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; chưa