Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thành phố điện biên phủ, giai đoạn 2017 2019 (Trang 57 - 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai

Thành phố Điện Biên Phủ đang trong quá trình phát triển, ngoài khu vực nội đô, việc mở rộng không gian đô thị với việc chuẩn bị sáp nhập một số xã của huyện Điện Biên vào, theo đó số hộ dân liên quan đến đất đai nhiều lên.

Công tác quy hoạch và việc thu hút nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, cộng chính sách liên quan đến đất đai thay đổi; đất đai ở thành phố có giá trị lớn, “tấc đất, tấc vàng”..., đặt ra nhiều áp lực trong công tác quản lý đất đai.

Nhận thức rõ rằng nếu công tác này không được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, thời gian qua, UBND thành phố Điện Biên Phủ đã có sự tập trung cao và chỉ đạo ráo riết công tác quản lý đất và cấp GCNQSD đất, tăng cường công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là chấn chỉnh

việc lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp thông qua thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phải thừa nhận rằng, mặc dù đã có những cố gắng, nỗ lực, song việc quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Điện Biên Phủ vẫn còn những bất cập, hạn chế.

Một số nơi còn buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp và khi phát hiện thì xử lý không dứt điểm. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời; ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận nhân dân chưa cao.

Thành phố hiện đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính, qua đó công tác quản lý đất đai, hồ sơ địa chính được quản lý phần nào chặt chẽ hơn.

Riêng công tác cấp GCNQSDĐ, nhìn tổng thể, đã đáp ứng được phần nào sự kỳ vọng của UBND thành phố. Tuy nhiên, hiện tại, việc cấp mới hay cấp đổi GCNQSD đất ở, đất nông nghiệp, mặc dù tỷ lệ cấp GCNQSDĐ cơ bản hoàn thành nhưng Giấy CNQSDĐ được cấp qua nhiều giai đoạn, có biến động về hiện trạng sử dụng đất nên cũng một phần ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Vấn đề tồn tại, khó khăn nhất hiện nay là việc cấp mới GCNQSD đất ở, đất nông nghiệp cho các xã Tà Lèng, Thanh Minh. Lý do công tác quản lý đất đai ở các địa bàn này không chặt chẽ, hồ sơ lưu trữ không đầy đủ, diện tích tăng và biến động nhiều trên thực địa.

Do việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện từ năm 2006, đến thời điểm này cấp đổi lại có những thay đổi trong việc phân chia tài sản thừa kế. Việc cấp đổi theo nguyên tắc là không xác định lại hạn mức, nhưng hiện tại người dân yêu cầu đồng thời với việc cấp đổi là công nhận lại hạn mức đất trước năm 1980, do đó, thời gian để lấy ý kiến dân cư, xác minh lại nguồn gốc đất mất nhiều thời gian.

Thêm vào đó, GCNQSDĐ bị tẩy xóa nhiều, đặc biệt là không đúng vị trí, trên bản đồ thì đất nông nghiệp, nhưng giấy chứng nhận là đất ở, còn thực tế thì bỏ hoang, chưa được cắm mốc.

Trong khi đó, ý thức trách nhiệm, sự tập trung ở các xã, phường đối với công tác này chưa cao; ý thức trách nhiệm của cán bộ chuyên môn thành phố chưa thật sự bám cơ sở, chưa chỉ đạo quyết liệt. Lực lượng cán bộ địa chính một số xã, phường còn mỏng, trong khi khối lượng công việc lớn, cho nên việc xử lý không kịp thời.

Hiện đang còn nhiều hồ sơ được các phường, xã thu nhận nhưng chưa xử lý chuyển lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố để cấp...

Công tác quản lý sau khi giao, cho thuê đất thực hiện chưa tốt dẫn đến đất đã được giao nhưng chưa sử dụng còn nhiều. Tình trạng tranh chấp, đòi lại QSDĐ còn diễn ra nhiều; công tác giải phóng mặt bằng nhiều dự án còn chậm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thành phố điện biên phủ, giai đoạn 2017 2019 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)