Xử lý số liệu về hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây sơn tra (docynia indica wall (decne)) tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 35)

3. Ý nghĩa đề tài

2.4.4. Xử lý số liệu về hiệu quả kinh tế

Luận văn sử dụng phần mềm Excel để sử lý số liệu thống kê sinh học và kinh tế, cụ thể:

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra

+ GO: Toàn bộ giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu được trên 1 đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất.

GO = ∑ QiPi i =1 Trong đó:

Qi: Khối lượng sản phẩm sản loại i xuất ra tính trên một đơn vị diện tích canh tác.

Pi: Đơn giá sản phẩm loại i.

+ Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản xuất bình quân trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài.

VA = GO - IC

+ IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

IC =∑ Cj j =1 Trong đó:

Cj: Là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất.

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công lao động của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDT trong một vụ hay một năm.

trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ của đơn vị trong một thời gian nhất định. Công thức tính: VA = GO – IC

+ GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.

+ VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

+ MI/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

+ GO/LĐ: Chỉ tiêu này thể hiện cứ một công lao động bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả xã hội của cây Sơn tra

Từ kết quả điều tra kinh tế và biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình, tính toán các chỉ tiêu: tổng số công xây dựng mô hình, phân bố lao động trong chu kỳ kinh doanh (K), tỷ lệ đóng góp của việc trồng cây Sơn tra nói chung và rừng trồng nói riêng trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình.

Hệ số phân bố lao động trong chu kỳ kinh doanh (K) được tính theo công thức:

K = n 1  = n i i i C C 1 max Trong đó: n: Số năm nghiên cứu của mô hình cây Sơn tra.

Ci: Số công lao động cần đầu tư ở năm thứ i.

Cimax: Số công lao động lớn nhất 1 năm của chu kỳ kinh doanh.

Hệ số K lớn nhất bằng 1, khi đó số công lao động các năm trong chu kỳ kinh doanh bằng nhau và đó chính là mô hình có hệ số phân bố lao động tốt nhất.

Mô hình rừng trồng có hiệu quả xã hội cao là mô hình có khả năng sử dụng nhiều lao động, phân bố lao động đều trong chu kỳ kinh doanh đồng thời tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình lớn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sơ lược vềđặc điểm hình thái và sinh thái của loài Sơn tra tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào cai

3.1.1. Đặc điểm về hình thái của cây Sơn tra tại khu vực nghiên cứu

3.1.1.1. Đặc đim hình thái thân, lá hoa, qu cây Sơn tra

Qua điều tra nghiên cứu thực tế kết hợp đánh giá so sánh với các tài liệu đã công bố cho thấy Sơn tra là cây gỗ nhỏ đến nhỡ, nhiều cây phân cành thấp dưới 1,3 m. Kích thước cây trưởng thành biến động lớn, có chiều cao từ 4 – 15 m, đường kính thân cây ngang ngực có thể đạt 45 cm. Khi nhỏ thì ngọn và cành non có màu xanh nhạt, phủ lớp lông mịn màu trắng, khi già vỏ dày màu nâu hoặc nâu sáng, có nhiều đốm trắng loang lổ và có nhiều địa y.

Hình 3.1. Hình thái thân cây Sơn tra 30 năm tui ti rng t nhiên xã Y Tý, huyn Bát Xát, tnh Lào cai

Hình thái tán cây có dạng hình tháp khi còn nhỏ hình trứng hoặc hình elip khi trưởng thành, nhiều cành cấp 2, 3, cành vượt mọc nhiều hàng năm.

màu trắng bạc, không có lá kèm, đầu lá có mũi lồi tù, đuôi hình nêm, cuống lá gần tròn, chiều dài lá từ 7 – 9 cm, chiều rộng lá từ 3 – 5 cm, chiều dài cuống lá từ 1 – 1,5 cm. Hệ gân lông chim, nhìn rõ cả 2 mặt lá, mặt trên chìm, mặt dưới nổi với 10 – 15 đôi gân cấp 2 xếp hơi lệch nhau, gân giữa chia lá thành 2 nửa cân đối, gân cấp 3 tạo thành mạng lưới không nổi rõ.

Hình 3.2 Hình thái lá và cành cây Sơn tra

Hoa Sơn tra thuộc loại hoa đều, lưỡng tính, hoa tự hình bông, mọc thành cụm ở đầu cành, nách lá. Hoa mẫu 5, cánh đài 5 màu xanh nhạt, nhỏ, mép có mũi nhọn nhỏ, cánh tràng 5 màu trắng, cuống hoa dài 1,5 cm và có lông. Nhị 23 – 53 chỉ nhị, bầu hạ 5 ô, mỗi ô có 3 – 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu, vòi nhụy 5, đính liền ở gốc, có lông. Đế hoa hình chuông có lông tơ mịn màu trắng.

Hình 3.3. Hoa ca cây Sơn tra

Quả dạng quả lê, hình thái dạng quả táo (hình cầu hoặc hơi bẹt), quả non có màu xanh, khi chín có màu vàng nhạt, có xen những mảng hồng. Mỗi quả chia làm 5 ô, mỗi ô chứa 5 – 8 hạt, trên quả non có dấu vết của vòi nhụy, quả có từ 25 – 40 hạt.

Hình 3.4. Qu và ht cây Sơn tra 3.1.1.2 Đặc đim vt hu cây Sơn tra

Kết quả theo dõi vật hậu loài Sơn tra tại huyện Bát Xát được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm vật hậu loài Sơn tra Hiện tượng vật hậu Thời gian Đặc điểm I. Cơ quan sinh dưỡng

1. Nảy chồi Tháng 1 - 2

2. Ra lá non Tháng 1 - 3 Lá màu xanh, phủ lông tơ

II. Cơ quan sinh sản

1. Ra nụ hoa Tháng 1 - 3 Tháng 1 có nụ rải rác ở các cành thứ cấp; Tháng 3 nụ nhiều trên các cành thứ cấp.

2. Nở hoa Tháng 2 - 4 Nở hoa với số lượng nhiều phủ kín các

cành thứ cấp

3. Hình thành quả Tháng 3 - 6 Tháng 3 bắt đầu có quả non, nhỏ, có màu xanh đậm, phủ lông màu trắng bạc; Tháng 6 quả đạt kích thước tối đa.

4. Quả chín, rụng Tháng 7 - 10

Tháng 7 bắt đầu có quả chuyển từ màu xanh sang màu hanh vàng, có khoang đỏ. Tháng 10 quả chín hoàn toàn, rụng nhiều Thời kỳ nảy chồi Thời kỳ ra lá non Thời kỳ ra nụ hoa Thời kỳ nở hoa Thời kỳ hình thành quả Thời kỳ quả chín 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng

Hình 3.5. Các pha vt hu loài Sơn tra chu k 1 năm

Sinh trưởng của Sơn tra đầy đủ các pha trong một năm, thể hiện ở sự rụng lá ở cây cuối tháng 11,12 của năm trước và bắt đầu nảy chồi và hình thành lá vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, các tháng tiếp theo lá cây tăng kích thước cho đến tháng 8 lá đạt kích thước tối đa.

Cùng với sự sinh trưởng của lá thì các pha sinh sản cây Sơn tra bắt đầu hình thành nụ và hoa từ cuối tháng 1 – 2, hình thành quả vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đến tháng 7 quả đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín, đến tháng 9 - 10 thì chín hoàn

Hình 3.6 Cán b kim lâm đang hướng dn người dân chăm sóc cây Sơn tra ti địa phương

3.1.2. Đặc điểm sinh thái cây Sơn tra và cấu trúc rừng nơi Sơn tra phân bố

3.1.2.1. Đặc đim địa hình, khí hu khu vc phân b loài Sơn tra

Kết quả điều tra nghiên cứu trên các OTC cho thấy Sơn tra chủ yếu phân bố từ độ cao 1.323–1.755 m so với mực nước biển, độ dốc từ 24 - 28º, các hướng dốc chủ yếu là Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam.

Sơn tra là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng ôn đới núi cao, nhiệt độ trung bình năm từ 15-180C, lượng mưa từ 1.500 - 3.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%. Ngoài tự nhiên Sơn tra thường mọc rải rác hoặc thành quần thể thuần loài trên trảng cỏ cây bụi, đất nương rẫy cũ, ven rừng.

3.1.2.2. Đặc đim đất đai khu vc phân b Sơn tra

Phẫu diện đất được đào ở dưới tán Sơn tra nơi chưa bị đào xới. Mẫu đất được lấy từ các phẫu diện theo 2 độ sâu 0 – 20 cm, 20 – 60 cm. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm đất đai khu vực phân bố loài Sơn tra tại 3 xã Y Tý; Dền Thàng; Pa Cheo cho thấy đất nơi loài Sơn tra phân bố có màu từ xám đen đến xám nhạt, vàng xám, vàng đỏ và đỏ sẫm; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình và nặng; tỉ lệ đá lẫn từ 1 – 4. Đất ở chân đồi thường có độ mùn dày và xốp nhất sau tiếp đến là sườn và cuối cùng là đỉnh

* Phân loại chất lượng đất dựa vào sự sinh trưởng, phát triển của các quần thể

rừng (cây) sống trên đất:

- Chất lượng đất tốt là đất có tỉ lệ mùn cao, có màu xám đen, tơi xốp, tỉ lệ lẫn đá ít, thành phần cơ giới nhẹ, trên đó các quần thể cây sinh trưởng, phát triển tốt, sớm khép tán, ra hoa đậu quả.

- Chất lượng đất trung bình là đất có tỉ lệ mùn ở mức trung bình, đất hơi chặt, thành phần cơ giới trung bình, có màu xám nhạt, các quần thể cây sống trên đó sinh trưởng, phát triển ở mức trung bình.

- Chất lượng đất xấu là đất có tỉ lệ mùn ít, độ chặt cao, lẫn đá nhiều trên đó quần thể cây sinh trưởng chậm, khép tán muộn.

Hình 3.7. Thu thp phu din đất nơi loài Sơn tra phân b

3.1.2.3. Sự phân bố cây Sơn tra trong các OTC

Các OTC lập trên các vị trí địa hình chân, sườn, đỉnh đồi với các chất lượng đất khác nhau, sự phân bố cây Sơn tra theo các cấp tuổi khác nhau cũng khác nhau và được tổng hợp trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân bố cây Sơn tra trung bình trên 01 ha Vị trí địa hình Chất lượng đất Số lượng cây Sơn tra trung bình/ha ở tuổi 1 - 3 Số lượng cây Sơn tra trung bình/ha ở tuổi 4 - 5 Số lượng cây Sơn tra trung bình/ha ở tuổi 6- 10 Chân Tốt 730 250 40 Sườn 1.050 860 180 Đỉnh 340 280 250 Chân Trung bình 570 320 120 Sườn 800 620 150 Đỉnh 280 200 200 Chân Xấu 350 400 30 Sườn 480 350 110 Đỉnh 190 180 180

Qua bảng 3.2 cho thấy sự phân bố cây Sơn tra trong các OTC chủ yếu là các cây tuổi 1-3 chiếm số lượng nhiều nhất sau đó đến cấy tuổi 4-5 và cuối cùng ít nhất là tuổi 6-10. Chất lượng đất tốt có sự phân bố cây Sơn tra nhiều nhất, tuổi 1-3 trung bình dao động từ 340-1.050 cây/ha; tuổi 4-5 trung bình dao động từ 250-860 cây/ha và tuổi 6-10 trung bình dao động từ 40-250 cây/ha. Tiếp đến là chất lượng đất trung bình sự phân bố cây Sơn tra tuổi 1-3 trung bình dao động từ 280-800 cây/ha; tuổi 4-5 trung bình dao động từ 200-620 cây/ha và tuổi 6-10 trung bình dao động từ 120-200 cây/ha. Cuối cùng là chất lượng đất xấu sự phân bố cây Sơn tra ít nhất, tuổi 1-3 trung bình dao động từ 190-480 cây/ha; tuổi 4-5 trung bình dao động từ 180-400 cây/ha và tuổi 6-10 trung bình dao động từ 30-180 cây/ha.

3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Sơn tra ở các cấp tuổi khác nhau trên chất lượng đất khác nhau nhau trên chất lượng đất khác nhau

Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản lượng rừng và là vấn đề có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng xuất của rừng. Những nơi trồng rừng khác nhau thì chất lượng đất khác nhau, do đó khả năng

nghiên cứu mối quan hệ giữa loài cây và chất lượng đất để rừng trồng không những luôn luôn sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao mà còn cho chất lượng sản phẩm tốt. Đất là nhân tố quyết định sự phân bố, sinh trưởng, phát triển, cấu trúc sản lượng và tính ổn định của rừng. Đá mẹ là cơ sở vật chất đầu tiên cấu tạo nên đất có ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm lý học và hoá học của đất thông qua đó nó ảnh hưởng tới phân bố, sinh trưởng phát triển của cây rừng và sản lượng rừng.

Cây bụi thảm tươi tham gia vào quá trình hình thành nên tiểu khí hậu của rừng, làm phong phú thành phần động vật, vi sinh vật rừng.

3.2.1. Đặc điểm Sinh trưởng của cây Sơn tra 1- 3 tuổi trên chất lượng đất khác nhau tại khu vực nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu

Sinh trưởng của lâm phần được coi là sự biến đổi của các nhân tố điều tra: chỉ tiêu về đường kính ngang ngực, chiều cao và đường kính tán bình quân trong đó đường kính và chiều cao là những chỉ tiêu cấu thành nên sản lượng rừng.

Chất lượng rừng trồng là chỉ tiêu biểu thị khả năng thích ứng với điều kiện hoàn cảnh, được phản ánh qua số lượng cây tốt, trung bình, xấu và số cây chết. Sinh trưởng của cây rừng tốt hay xấu là kết quả tác động của nhiều nhân tố: Khí hậu, đất đai, điều lập địa….

Sau khi thu thập số liệu và tính toán các chỉ tiêu bình quân về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán của cây Sơn tra 1-3 tuổi trong các OTC trên các chất lượng đất khác nhau kết quả được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.3. Sinh trưởng của cây Sơn tra 1 - 3 tuổi trên chất lượng đất khác nhau Chất lượng đất Vị trí địa hình D1.3 (cm) H VN (m) DT (m) Đánh giá chất lượng cây (%) Tốt TB Xấu Tốt Chân 7.03 8.21 1,35 52.05 30.14 17.81 Sườn 7.41 8.84 1,36 76.19 11.43 12.38 Đỉnh 7.21 9.62 1,36 76.47 17.65 5.88 TB 7.21 8.89 1,357 68.24 19.74 12.02

Chất lượng đất Vị trí địa hình D1.3 (cm) H VN (m) DT (m) Đánh giá chất lượng cây (%) Tốt TB Xấu bình Sườn 4.49 5.85 1,09 42.50 31.25 26.25 Đỉnh 4.07 5.93 1,08 28.57 42,.86 28.57 TB 4.26 5.92 1,09 30.12 41.08 28.80 Xấu Chân 1.31 2.34 0,93 28.57 34.29 37.14 Sườn 1.35 2.31 0,95 31.25 45.83 22.92 Đỉnh 1.26 2.11 0,94 21.05 31.58 47.37 TB 1.31 2.25 0,94 26.96 37.23 35.81 * Ghi chú:

D1.3 (cm): Đường kính ngang ngực trung bình, tính bằng cm.

H VN (m): Chiều cao vút ngọn trung bình, tính bằng m.

DT (m): Đường kính tán trung bình, tính bằng m.

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: (Mật độ từ 100-120cây/OTC), nên Dt=109/100=1,09 m)

- Trên cht lượng đất tt v trí chân đồi các cây Sơn tra trong độ tuổi 1-3 tuổi có đường kính ngang ngực trung bình (D1.3) là 7.03 cm. Chiều cao vút ngọn trung bình của các cây là 8.21 m; Đường kính tán trung bình là 1,35 m; 52.05 % cây phát triển tốt, 30.14 % cây phát triển trung bình và 17.81 % cây xấu.

- Trên cht lượng đất tt v trí Sườn đồi các cây Sơn tra trong độ tuổi 1-3 tuổi có đường kính ngang ngực trung bình (D1.3) là 7.41 cm; Chiều cao vút ngọn trung bình của các cây là 8.84 m; Đường kính tán trung bình là 1,09 m; 76.19 % cây phát triển tốt, 11.43 % cây phát triển trung bình và 12.38 % cây xấu.

- Trên cht lượng đất tt v trí Đỉnh đồi các cây Sơn tra trong độ tuổi 1-3 tuổi có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây sơn tra (docynia indica wall (decne)) tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)