Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây sơn tra (docynia indica wall (decne)) tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 29 - 33)

3. Ý nghĩa đề tài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm hình thái và sinh thái học, đặc điểm sinh trưởng của loài cây Sơn tra.

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh trưởng cây Sơn tra ở các cấp tuổi khác nhau trên các chất lượng đất khác nhau

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khác nhau tiến hành điều tra nghiên cứu thu thập thông tin tại 03 xã có sự phân bố Sơn tra: xã Y Tý; Dền Thàng; Pa Cheo huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA để tiến hành điều tra phỏng vấn các cán bộ, hộ gia đình và cá nhân. Số lượng phỏng vấn 30 phiếu/1 xã. Đối tượng phỏng phấn là các cán bộ, các hộ gia đình và cá nhân, bà con nông dân biết về loài cây Sơn tra. Nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu về thực trạng phát triển, đặc điểm sinh thái, phân bố, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, hiệu quả kinh tế của loài cây Sơn tra ở địa phương. Tổng số phiều điều tra toàn huyện là 90 phiếu.

- Phương pháp ngoại nghiệp

* Bước 1: Điều tra sơ bộ

Khảo sát nắm bắt được các thông tin về đối tượng nghiên cứu, bổ sung các thông số kĩ thuật cần chuẩn bị như tuổi của lâm phần, khu vực mà rừng tập trung…

* Bước 2: Điều tra tỷ mỷ: Lập OTC, số liệu nghiên cứu được thu thập trên các OTC. Các OTC được bố trí một cách điển hình có tính đại diện cao cho các lâm phần nghiên cứu.

Tiến hành lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời; Diện tích mỗi OTC là 1000 m2, OTC hình chư nhật, kích thước OTC là 50mx20m hoặc 40mx25m tùy theo địa hình và diện tích trồng cây Sơn tra;

Lập 9 OTC cho 3 vị trí (chân, sườn, đỉnh) và đại diện cho 3 chất lượng đất khác nhau (tốt, trung bình và xấu) và có sự phân bố cây Sơn tra ở 3 cấp tuổi 1-3, 4-5 và 6-10 tuổi. Cụ thể: Cấp tuổi 1-3, lập OTC ở 03 cấp đất (Tốt, trung bình và xấu), mỗi cấp đất lập 03 OTC ở 03 vị trí (chân, suờn, đỉnh), tổng 9 OTC/cấp tuổi 1-3;

Tương tự, cấp tuổi 4-5 lập 9 OTC; Cấp tuổi 6-10 lập 9 OTC; Tổng cộng 27 OTC/xã; Tổng 03 xã của huyện Bát Xát lập 81 OTC.

* Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Sơn tra

Trong các OTC tiến hành mô tả tình hình sinh thái trên ô, đánh số ô, vị trí ô, tình hình thực bì, độ cao, độ dốc, cấp sinh trưởng, tuổi cây, tình hình sinh trưởng sau đó đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: D1.3, HVN, DT.

- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cây Sơn tra như đặc điểm thân, lá, hoa quả, hạt và các đặc điểm sinh trưởng như thời điểm rụng lá, nảy chồi, ra hoa, tạo quả, thời gian quả chín và phân loại tuổi cây dựa vào quan sát, mô tả theo phương pháp hình thái so sánh (phương pháp chuyên gia) thường dùng trong nghiên cứu về phân loại thực vật, sách hình thái và phân loại thực vật của Lê Thị Huyên (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam củaĐỗ Tất Lợi (1962).

- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: Phương pháp đo lần lượt như sau.

- Đo đường kính ngang ngực (D1.3) tất cả các cây Sơn tra trong OTC bằng thước kẹp kính từ mặt đất đến chiều cao ngang ngực (1.3 m).

- Đo chiều cao vút ngọn (HVN) tính bằng m chiều cao tất cả các cây Sơn tra trong OTC bằng thước Blumleis kết hợp với thước dây, đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây.

- Đo đường kính tán (DT) tính bằng mét gián tiếp thông qua hình chiếu của nó theo vuông góc hai hướng vuông góc Đông Tây (ĐT) và Nam Bắc (NB) bằng thước dây rồi đếm, cộng lại chia đôi lấy giá trị trung bình, công thức tính Dt: Dt = (DtĐT + DtNB)/2.

- Sau khi đo đếm các chỉ tiêu ta tiến hành phân loại phẩm chất cây. Cách phân loại phẩm chất cây căn cứ vào kết quả đã đo D1.3, HVN, DT và sự quan sát bằng mắt ta tiến hành đánh giá cây Sơn tra theo 3 cấp:

+ Cây tốt: Những cây có D1.3, HVN, DT lớn nhất tán cây một phần nhô ra khỏi tầng tán chính, cây phát triển cân đối, không gãy ngọn, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

+ Cây xấu: Những cây có D1.3, HVN, DT nhỏ hơn hai cấp trên, một phần tán nằm dưới tầng tán chính, cây có khuyết tật, sâu bệnh lệch tán lệch tâm…

- Phân loại theo tuổi:

+ Cây từ 1-3 tuổi: Cây có chiều cao trung bình khoảng từ 2-8 m, giai đoạn này cây sinh trưởng, phát triển cành ánh mạnh rừng trồng bắt đầu khép tán tạo lập hoàn cảnh rừng.

+ Cây từ 4-5 tuổi: Cây có chiều cao trung bình khoảng từ 8-12 m, tán phát triển rộng và cây đã bắt đầu cho quả bói.

+ Cây từ 6-10 tuổi: Cây có chiều cao trung bình khoảng từ 13-15 m . Đây là giai đoạn cây Sơn tra cho quả nhiều, năng suất, sản lượng cao.

- Các yếu tố hoàn cảnh :

+ Vị trí (tọa độ): Vị trí OTC được xác định bằng máy định vị toàn cầu GPS, theo hệ tọa độ địa lý WGS84.

+ Khí hậu : Kế thừa số liệu khí hậu tại trạm quan trắc tỉnh Lào Cai.

+ Độ cao: Xác định độ cao của OTC bằng máy GPS.

+ Độ dốc:Độ dốc của OTC được đo bằng địa bàn cầm tay.

- Định loại đất: Địa điểm và thời gian lấy mẫu đất tiến hành đồng thời với điều tra đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng của Sơn tra. Phẫu diện được đào ở dưới tán Sơn tra nơi chưa bị đào xới. Mẫu đất được lấy từ các phẫu diện theo 2 độ sâu 0 – 20 cm, 20 – 60 cm. Sau đó tiến hành quan sát, phân tích mặt quan trắc của phẫu diện mô tả tập trung vào các đặc điểm: Màu sắc, độ chặt, thành phần cơ giới, tỉ lệ đá lẫn....theo sáchCẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” của tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005) và sếp loại nhóm đất theo quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng.

* Phương pháp x lý s liu

Xử lý số liệu theo sách “Thống kê toán học trong Lâm nghiệp” của tác giả Nguyễn Hải Tuất (1982), và “Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong

Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính” của tác giả Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996).

Phương pháp tính các chỉ số bình quân: Tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.3, HVN, DT bằng Excel trên máy vi tính.

- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu về D1.3, HVN, DT của mỗi OTC vào một cột theo hàng dọc.

Sau khi tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.3, HVN, DT, tiến hành so sánh sự thuần nhất giữa các mẫu, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U:

U =

Trong đó: U là tiêu chuẩn dùng để kiểm tra sai dị

X 1 và X 2 là các giá trị trung bình của dấu hiệu quan sát.

S12 và S12 là phương sai của mẫu tương ứng với dấu hiệu quan sát N1 và N2 là dung lượng mẫu quan sát (Số cây trong OTC)

Sau đó đem so sánh UT với U0.5 tra bảng với α = 0.05 thì U0.5 =1.96

+ Nếu / U/ ≤ 1.96 thì kết luận không có sự sai khác giữa hai mẫu về dấu hiệu quan sát => H0+ nghĩa là không có sự sai khác giữa các điều kiện địa hình trong một chất lượng đất rừng trồng (Tức là 2 mẫu đem so sánh đồng nhất với nhau). Lúc này tiến hành gộp các OTC thành một OTC lớn tính các đặc trưng mẫu và so sánh sinh trưởng của các chỉ tiêu giữa các chất lượng đất trong khu vực nghiên cứu.

+ Nếu / U/ > 1.96 thì kết luận có sự sai khác giữa hai mẫu về dấu hiệu quan sát => H0- nghĩa là có sự sai khác giữa các điều kiện trồng (tức là 2 mẫu đem so sánh không đồng nhất với nhau).

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu đểđánh giá hiệu quả kinh tế cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây sơn tra (docynia indica wall (decne)) tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 29 - 33)