Giải pháp về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng rừng trồng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển loài cây bời lời đỏ tại tỉnh quảng nam (Trang 91 - 98)

3.6.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Rà soát lại việc quy hoạch và quản lý diện tích nương rẫy, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào; đồng thời cũng đẩy mạnh công tác thống kê phân loại cụ thể từng loại đất nương rẫy làm cơ sở cho công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các gia đình và các nhân.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung trong khu vực. Đầu tư chú trọng quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ, phát triển các trang trại lâm nghiệp. Không quy hoạch các cơ sở chế biến, xưởng xẻ ở gần rừng đặc dụng, phòng hộ phải bảo vệ.

Quy hoạch lại vùng trồng Bời lời đỏ gắn với sinh thái và vùng phân bố tự nhiên. Căn cứu vào kết quả nghiên cứu khuến cáo người dân nên trồng ở các vị trí chân đồi và sườn đồi, nên trồng keo phòng hộ ở vị trí đỉnh đồi như các chương trình dự án 147, BCC đang thực hiện trên địa bàn.

Tiến hành quy hoạch trồng rừng Bời lời đỏ gắn với cơ sở chế biến cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.6.2.2. Giải pháp về đầu tư

Quảng Nam là một tỉnh miền núi một số huyện trên địa bàn huyện hiện nay vẫn có ít chương trình thu hút vốn đầu tư vì vậy trong những năm tới cần tăng cường các nguồn lực tài chính bằng việc thu hút các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế.

- Cần có chính sách ưu tiên, thu hút đầu tư; tạo mọi thuận lợi cho các nhà đầu tư, các chương trình, dự án vào công tác bảo vệ và phát triển nông lâm nghiệp và trồng rừng đặc sản, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng.

- Vận động, khuyến khích nhân dân sống ở rừng và ven rừng tham gia vào các chương trình, dự án liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trồng

3.6.2.3. Giải pháp về kỹ thuật

 Giống

- Thu hái quả: Thu hái giống từ các cá thể thuộc rừng trồng, đặc biệt ưu tiên các vườn trong vùng dự án, cây thu hái giống phải đạt các tiêu chuẩn sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán đẹp, không bị sâu bệnh, tuổi từ 8 tuổi trở lên, ít nhất đã ra 2 mùa quả.

Bời lời đỏ ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 9 - 11, cây có nhiều quả.

Chỉ thị quả chín: Quả chín có màu tím đen, ngoài phủ một lớp phấn trắng, cuống quả màu đỏ nhạt.

Cách thu hái: Trèo lên cây rồi dùng sào có móc kéo từng chùm quả rụng xuống rồi thu gom, hoặc rải bạt rồi rung cây cho quả dụng.

- Chế biến: Bời lời thuộc loại quả thịt, sau khi thu hái về phải ngâm trong nước lã và xát sạch lớp vỏ quả ngoài. Phơi lại dưới nắng nhẹ trước khi sử dụng hoặc đưa hạt vào bảo quản.

- Bảo quản hạt giống:Hạt Bời lời đỏ có hàm lượng tinh dầu tương đối cao, nên dễ mất sức nảy mầm trong điều kiện thông thường, do đó cần bảo quản trong cát ẩm.

Tạo nền có mái che thoáng mát, tránh nắng chiếu trực tiếp. Phủ một lớp cát dầy 3 cm lên trên mặt, hạt được rải rộng ra thành từng lớp mỏng < 20 cm, hàng ngày phun nước, xáo trộn nhẹ cho hạt ẩm đều, tránh tưới nhiều làm nước đọng. Độ ẩm của cát khoảng 20% (dùng tay nắm cát, thấy nước rỉ rất ít qua kẽ ngón tay là được).

Với phương pháp này bảo quản hạt không quá 2 tháng trước khi đem gieo. - Tiêu chuẩn hạt giống

Quả hình cầu có đường kính: 10 - 20 mm.

Tỷ lệ nẩy mầm đạt: 70% - 80%.

Độ thuần của hạt: 85%.

Một kg hạt: 3.000 - 3.500 hạt.

 Chuẩn bị đất luống gieo và tạo bầu

Luống đất: Hạt được gieo trên luống để tạo cây con cấy vào bầu. Luống gieo phải được cày bừa hoặc cuốc lật đất sâu 30 cm, phơi kỹ rồi đập nhỏ, nhặt sạch cỏ và rễ cây.

Mặt luống rộng từ 0,8 - 1m, rãnh luống rộng 0,5 - 0,6 m, sàng bỏ các hạt đất lớn hơn 5mm và các tạp vật. Tốt nhất dùng lớp cát tinh tránh được mầm bệnh, phủ trên luống gieo 3 - 5 cm.

Trước khi gieo hạt 3-5 ngày phun Viben C 0,3% liều lượng 0,3 lít/m2 để phòng bệnh thối cổ rễ.

Trước khi gieo hạt một ngày tưới nước đủ ẩm cho luống gieo.

- Luống cát: Lấy cát mịn ven sông, suối, sàng sạch tạp chất, khử trùng bằng thuốc nấm hoặc thuốc tím (nếu thuốc tím phải rửa lại bằng nước sạch). Rải lớp cát dày khoảng 5- 7 cm trên mặt đất bằng hoặc nền gạch, sau đó rắc hạt đều trên luống, mật độ gieo khoảng 2 kg hạt/m2, sau đó rải lớp cát dày khoảng 3cm lên trên. Quây xung quanh để tránh cát bị trôi trong quá trình tưới.

- Tạo bầu

Vỏ bầu: Vỏ bầu được làm bằng P.E màu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu, trong quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng.

Kích thước bầu: 5 x 10 cm. Bầu có đáy cắt 2 góc.

Thành phần hỗn hợp ruột bầu (tính theo khối lượng)

Tùy theo điều kiện về kỹ thuật, nguồn vố... để tạo thành phần ruột bầu cho phù hợp. Kỹ thuật trộn đất ruột bầu:Đất và phân chuồng được đập nhỏ, sàng (đường kính mắt lưới nhỏ hơn 4mm) loại bỏ rễ cây, tạp vật rồi trộn đều các thành phần đất, phân chuồng và Supe lân (định lượng bằng thúng, sảo, thùng, chậu...) theo tỷ lệ quy định rồi vun thành đống cao 15 - 20 cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng phủ kín ủ 5 -7 ngày ngoài nắng.

- Tạo luống đặt bầu Luống rộng 1m.

Rãnh luống rộng 0,5m.

Mặt luống được dọn sạch cỏ dại, san phẳng nện chặt. - Đóng và xếp bầu

Trộn hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ quy định. Bầu đóng vừa tay, tránh lèn chặt. Bầu được xếp thành hàng sát nhau trên luống tạo thành từng ô, mỗi ô 100 – 150 cây. Các ô cách nhau 5 – 10 cm. Mép luống phải đắp bờ cao ít nhất 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả.

 Xử lý hạt

Hạt được gieo ươm chủ yếu tập trung vào tháng 10-11.

Ngâm hạt trong nước nóng 2 sôi 3 lạnh, nhiệt độ 40 - 450C trong 24giờ. Trong thời gian ngâm, thay nước ở nhiệt độ ban đầu 2 - 3 lần.

Sau đó vớt hạt ra rổ hoặc rá hong khô 5 - 10 phút, cho vào túi vải ủ nơi ẩm, giữ nhiệt 28 - 300C.

Hàng ngày rửa chua 1 - 2 lần, sau khi rửa cần hong cho hạt khô trước khi cho hạt vào túi vải ủ tiếp.

Sau 8 - 10 ngày hạt có thể nảy nứt nanh, khi 1/3 số hạt nứt nanh có thể đem gieo.  Gieo hạt

Hạt được gieo vãi đều trên luống đất. Gieo 2 – 3 kg hạt/1m2, sau đó phủ một lớp đất mịn dày khoảng 0,5 - 1 cm. Tốt nhất là phủ cát dày 3 – 5 cm.

Gieo trên cát: Gieo 2 kg hạt/1 m2. Dùng cát sạch, độ dày khoảng 5 – 7 cm, có quây xung quanh luống để tránh cát bị trôi khi tưới. Trước khi gieo hạt 3-5 ngày dùng Viben - C 0,3% liều lượng 3 lít/10 m2 tưới ướt cát. Sau khi gieo hạt phủ lớp cát dày 3 cm. Hàng ngày tưới đủ ẩm.

Gieo thẳng vào bầu: Mỗi bầu gieo 1 hạt nứt nanh vào giữa bầu. Dùng que chọc lỗ giữa bầu sâu khoảng 1,5 cm, sau đó bỏ hạt và lấp kín bằng đất nhỏ.

Hàng ngày tưới nước, ngày nắng: 2 lần/ngày. Mỗi lần: 8 - 10 lít/10 m2.

 Cấy cây

Khi thấy mầm cây nhú lên khỏi luống, là có thể nhổ đem cấy, nếu để cây lớn khó cấy do rễ cọc đâm dài ra và rễ bàn ra nhiều và cứng. Cấy cây khi mầm mới nhú không cần giàn che vì cây chưa có lá.

Tưới nước đủ ẩm trên mặt luống gieo, dùng bay nhỏ bứng cây đặt vào bát nước để tránh làm khô rễ mầm.

Dùng que nhọn chọc giữa bầu một lỗ nhỏ sâu hơn rễ cây cấy. Đặt cây cấy làm sao cho cổ rễ dưới mặt bầu khoảng 3mm và không bị cong rễ ( bằng cách đưa cây vào lỗ rồi kéo nhẹ ngược lên phía trên) trước khi ép chặt đất vào rễ.

Sau khi cấy phải tưới nước đủ ẩm và giữ ẩm thường xuyên.

 Chăm sóc cây con

Làm giàn che bóng cho cây con ở giai đoạn sau khi gieo cho đến khi cây 2 tháng tuổi, với độ che bóng 75%

Trong 15 ngày đầu tưới 1 – 2 lần/ngày. Tưới vào lúc trời râm mát, sau đó 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Lượng nước tưới phụ thuộc vào thời tiết, nhưng phải đảm bảo cho bầu luôn đủ ẩm. Tránh tưới quá đẫm gây úng, dễ nảy sinh nấm bệnh.

Giảm tưới nước tối đa trước khi xuất vườn 20 - 30 ngày.

Sau khi cấy 5 - 10 ngày tiến hành kiểm tra, cây nào chết phải cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Những bầu trồng dặm tập trung ở một số luống để tiện chăm sóc.

Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, điều chỉnh cho cây mầm đứng thẳng, kết hợp với xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, sâu 0,5 cm, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, định kỳ trung bình 15 - 20 ngày/1 lần.

Luôn theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, đặc biệt trong thời gian đầu để có biện pháp tác động thích hợp.

Có thể bón thúc khi cây con sinh trưởng kém. Sau 15 - 20 ngày có thể bón thúc. Trong 3 - 4 tháng đầu, mỗi tháng bón 1 lần bằng phân N:P:K (16:16:8) nồng độ 1% (0,1 kg/10 lít nước), tưới 3 lít/1m2. Lúc cây nhỏ tưới ít, lượng nước tưới tăng dần khi cây lớn dần.

Tưới phân bằng ô doa lỗ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều tối, sau đó phải tưới rửa lá thật kỹ cho cây con bằng nước lã sạch đề phòng táp lá, héo ngọn. Không tưới phân vào ngày nắng gắt, tốt nhất tưới vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn, vào buổi sáng hoặc chiều tối.

Chú ý không dùng phân đạm Urê để tưới thúc cho cây.

Khi thấy rễ cọc phát triển vượt qua đáy bầu thì tiến hành đảo bầu. Thường cây con sau 2 tháng tuổi thì đảo bầu lần đầu tiên.

Sau đó thường xuyên kiểm tra. Khi phát hiện rễ cọc phát triển vượt ra ngoài đáy bầu, tiến hành đảo bầu và dùng kéo hoặc dao sắc cắt phần rễ mọc ra ngoài bầu, tránh không để rễ cây bị dập nát. Những lần đảo bầu phải kết hợp với việc phân loại cây để

Sau khi đảo bầu cần tưới nước ngay, che nắng cho đến khi cây ổn định, chỉ đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Đảo bầu lần cuối trước khi trồng 3 - 4 tuần.

 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Tuổi cây: 6 – 8 tháng tuổi.

Túi bầu PE, kích thước 8 x 16 cm, có đáy cắt 2 góc. Bầu chắc, không bể bầu, gãy bầu. Đường kính cổ rễ: từ 0,4 cm trở lên.

Chiều cao: từ 25 - 35 cm trở lên.

Có 6 cặp lá trở lên, lá dãi nắng đã chuyển sang dạng bánh tẻ hoặc chỉ có rất ít cặp còn non.

Thân thẳng, một thân, cứng cáp, đã hoá gỗ, không cong queo, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

Ngọn: Không có đọt non, khoảng cách giữa cặp lá cuối cùng ở sát đỉnh đến chóp ngọn rất ngắn.

Rễ: Rễ phát triển tốt, ra đều xung quanh phía trong vỏ bầu, có thể nhìn rõ nếu bầu màu trắng hoặc rờ tay thấy rễ ở sát vỏ bầu.

Kỹ thuật giâm hom cây Bời lời đỏ ở tỉnh Quảng Nam

Qua quá trình nghiên cứu, tôi xây dựng đươc bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Bời lời đỏ bằng phương pháp giâm hom như sau:

- Cắt, tạo chồi hom giống

Tạo chồi lần đầu cho cây giống bằng cách dùng kéo sắc cắt ngang cây ở độ cao cách mặt đất 70 cm. Gốc cây đã cắt được khử trùng bằng thuốc Ben lát – C nồng độ 0,15% (1,5g thuốc pha trong 1 lít nước) hoặc Ben lát-C nồng độ 0,3%. Việc cắt tạo chồi lần đầu cho cây giống nên kết hợp với việc lấy hom giâm để tận dụng hom.

Mùa cắt tạo chồi lần đầu thích hợp là cuối mùa khô đầu mùa mưa.Trước mỗi đợt cắt hom, nên tưới đẫm nước để cây nhanh tạo chồi mới. Sau đó, hàng năm cuối mùa sinh trưởng phải đốn tạo chồi và làm trẻ hóa cây giống. Sau khi cắt đốn tiến hành xới đất quanh gốc cây, làm cỏ toàn diện, bón thúc mỗi cây 50g NPK hay 100g phân lân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và tưới đủ ẩm cho cây.

- Cắt hom và xử lý hom

Sau khi mang hom về phải tiến hành cắt chọn hom giâm, hom giâm được cắt có chiều dài 10-15 cm, mặt cắt vát 45o, đỉnh sinh trưởng còn nguyên vẹn, có 1-2 đôi lá, loại bỏ 2/3 phiến lá rồi xử lý diệt khuẩn bằng dung dịch Benlate 0,3% trong 1giờ. Sau

đó chấm gốc hom cắt vào chất kích thích ra rễ NAA nồng độ 600 ppm rồi cấy ngay vào bầu hoặc luống giâm. Nên dung cành bánh tẻ mới hóa gỗ, tránh dùng hom non quá tỷ lệ thành công kém, hom dễ bị nấm.

- Cấy hom vào bầu

Trước khi cấy hom dùng nước lã tưới đẩm 1 lượt để rửa trôi tàn dư của thuốc. Dùng que cấy để chọc lỗ vào giá thể với độ sâu khoảng 3-4 cm, bầu đất là 100 đất thịt tầng B, cắm hom vào lỗ nhẹ nhàng không làm xây xước góc hom. Dùng hai ngón tay bóp nhẹ đất xung quanh gốc hom để đất tiếp xúc chặt với góc hom. Sau khi cắm tưới nhẹ bằng nước sạch.

- Chăm sóc cây hom

Sau khi cây hom vào bầu tiến hành che bóng với tỷ lệ 75%. Sử dụng biện pháp hệ thống tưới phu tự động để luôn đảm bảo độ ẩm không khí trong vườn hom (80% - 100%). Phun nước 3 phút 1 lần, mỗi lần phun 4s, giữ độ ẩm này cho đến khi hom có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh. Chế độ tưới nước quyết định đến tỷ lệ ra rễ và sống sót của cây hom. Tùy theo thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định chế độ nước tưới cho phù hợp. Đối với Bời lời đỏ, nếu thời tiết nắng nhiệt độ từ 30 -350C và cây con ở giai đoạn đầu thì cứ 2 - 4 phút phun nước một lần, mỗi lần phun 3 - 4 giây. Ở nhiệt độ bình thường và cây hom ở giai đoạn sau thì cứ 5 - 6 phút tưới nước 1 lần, mỗi lần 6 - 7 giây. Định kỳ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, nhặt bỏ lá rụng và hom chết.

- Huấn luyện hom

Cây con trong giai đoạn vườn ươm phải được đảo bầu ít nhất là 3 lần, lần cuối cùng là trước khi đưa đi trồng từ 15 đến 20 ngày. Kết hợp đảo bầu với cắt các rễ mọc lan ra ngoài bầu, không bón phân, giảm dần lượng nước tưới để cây quen dần với nắng hạn.

- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn Tuổi cây: 5 – 6 tháng tuổi.

Đường kính cổ rễ: từ 0,35 cm trở lên. Chiều cao: từ 30 - 35 cm trở lên.

Thân thẳng, một thân, cứng cáp, đã hoá gỗ, không cong queo, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

Ngọn: Không có đọt non, khoảng cách giữa cặp lá cuối cùng ở sát đỉnh đến chóp ngọn rất ngắn.

Rễ: Rễ phát triển tốt, ra đều xung quanh phía trong vỏ bầu, có thể nhìn rõ nếu bầu màu trắng hoặc rờ tay thấy rễ ở sát vỏ bầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng rừng trồng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển loài cây bời lời đỏ tại tỉnh quảng nam (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)