Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 30 - 32)

Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fasciolosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi trâu, bò trên toàn thế giới (Soulsby E. J., 1987[34]). Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan ở trâu, bò đang trở nên phổ biến và gia tăng do sự thay đổi khí hậu và sự di cư của động vật từ vùng này sang vùng khác (Muhammad Kasib Khan và cs., 2013[29]).

Sán lá Fasciola ký sinh gây nhiều tác động xấu như làm giảm sức sinh trưởng, sinh sản ở trâu, bò: mỗi sán ký sinh làm khả năng tăng khối lượng

giảm 200 gam/năm (Sewell M. M. H., 1966[33]), tăng trọng hàng năm giảm 20 - 40 kg, tỷ lệ có thai giảm 10% (Sothoeun S., 2007[35]). Theo Roberts J. A. và cs. (1991)[30], thiếu máu do sán ký sinh đã làm giảm 7 - 15% khả năng lao tác (uớc tính, mỗi năm thiệt hại do trâu, bò bị nhiễm sán lá Fasciola là từ 82 - 98 đô la Úc/trâu hoặc bò, tức là khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng Việt Nam; chi phí này ở Thụy Sỹ là 52 triệu Euro (Schweizer G. và cs., 2005[31]).

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996)[7], Kaufmann J. (1996)[26], vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là các loài ốc nước ngọt họ Lymnaea

như L. auricularia, L. swinhoei, L. viridis, L. truncatula, Radix ovata...

Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), ấu trùng Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Theo

Phan Địch Lân (2004)[13], ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica ở Việt

Nam là hai loài ốc Lymnaea swinhoei (ốc vành tai) và Lymnaea viridis (ốc hạt chanh). Hai loài ốc này thường sống trong các ao, hồ, mương, rãnh, các chân ruộng mạ có nước xâm xấp, các thửa ruộng cấy lúa nước, các vũng trên đồng cỏ, các khe lạch, các chân ruộng bậc thang, khe suối ở miền núi.

Về lâm sàng, dê bị bệnh sán lá gan thể hiện hai thể: thể cấp tính, diễn ra chủ yếu ở giai đoạn sán non di hành; thể mãn tính thường ở dê trưởng thành. Con vật ăn kém, cơ thể suy nhược, không theo kịp đàn. Con vật thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù và dễ nhổ. Triệu chứng ỉa chảy thấy ở 100% dê bệnh với các mức độ khác nhau. Thuỷ thũng ở ngực, bụng và 4 chân (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 1999[8]).

Vấn đề nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh sán lá Fasciola đã được

nghiên cứu nhằm phục vụ công tác phòng bệnh cho súc vật nhai lại. Đã có một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề vắcxin phòng bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin chưa cao. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu về vắc xin phòng bệnh sán lá Fasciola vẫn có nhiều hứa hẹn trong tương lai (Nguyễn Khắc Lực, 2010[15]).

Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) là một hỗn hợp các vi sinh vật có ích được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở Nhật Bản từ năm 1980 do GS - TS. Teruo Higa, ở trường đại học tổng hợp Ryuskyus (Okinawa-Nhật Bản). Sau khi đã ứng dụng có kết quả ở Nhật Bản, công nghệ EM đã mau chóng được nhiều nước trên thế giới (khoảng 80 nước) tiếp thu và ứng dụng trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và vệ sinh môi trường bởi các ưu điểm chủ yếu: rẻ tiền, dễ ứng dụng và rất hiệu quả. Thành phần chính bao gồm: vi khuẩn Streptomyces: 109 CFU, Rhizobium: 109 CFU, Lactic: 109 CFU,

Bacillus: 109 CFU, vi khuẩn quang hợp: 109 CFU, Nấm men và xạ khuẩn: 109 CFU, pH = 3,5-4,0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)