Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 32)

Đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam, tình hình nhiễm

Fasciola ở động vật nhai lại và người đang có chiều hướng gia tăng (Mas -

Coma S. và cs., 2009[28]).

Theo Boray J. C. (2011)[23], tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào tình trạng quản lý gia súc, sự thiếu hụt dinh dưỡng của gia súc, vấn đề quản lý đồng cỏ và sự phát triển của ốc nước ngọt - vật chủ trung gian của sán lá Fasciola.

Sán lá Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của gia súc nhai lại. Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này theo dịch mật vào ruột và theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước...; nhiệt độ 15 - 30oC; pH = 5 - 7,7; có ánh sáng thích hợp thì sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong nước.

Theo Schweizer G. và cs. (2007)[32], tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá F. hepatica của ốc L. truncatula ở Thụy Sĩ, Tusinia và Ba Lan lần lượt là 7%,

Kozak M. và Wedrychowicz H. (2010)[27] đã thu thập 192 ốc L. truncatula - vật chủ trung gian của sán lá F. hepatica ở Ba Lan và kiểm tra tỷ

lệ nhiễm ấu trùng sán lá. Kết quả thấy ốc L. truncatula bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ trung bình là 26,6%, dao động từ 21,4% tới 84,6%.

Caron Y. và cs. (2014)[24] cho biết, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola spp.ở các loài ốc G. truncatula Radix spp. ở Bỉ lần lượt là 1,31% và

0,16%. Việc xét nghiệm phân của súc vật nhai lại tìm trứng sán lá Fasciola là biện pháp chẩn đoán quan trọng nhất để xác định con vật có bị bệnh sán lá gan hay không.

Foreyt W. J. và Drew M. L. (2010)[25] đã sử dụng thuốc triclabendazole liều 40 mg/kg TT tẩy sán lá F. hepatica cho 3 bò rừng Mỹ. Quan sát sau điều trị thấy bò đều an toàn, không có phản ứng sau dùng thuốc, hiệu quả tẩy sán cao.

Các công trình của Abou - Elhakam H. và cs. (2013)[22] cho thấy, vấn đề nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh sán lá Fasciola đã được nghiên cứu nhằm phục vụ công tác phòng bệnh cho súc vật nhai lại. Đã có một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin chưa cao.

Chế phẩm sinh học đã được sử dụng trong chăn nuôi ở nhiều quốc gia. Tại Trung Quốc, người ta đã dùng chế phẩm EM (Effective Microorganisms) trộn vào thức ăn, nước uống cho vật nuôi cũng cho hiệu quả rõ rệt. Dung dịch EM phun vào chuồng trại, rác thải, nước thải làm mất mùi hôi thối và thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ.

Konoplya và Higa (2000) đã báo cáo việc sử dụng thành công chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia cầm và lợn với hình thức thêm vào thức ăn và phun vệ sinh trong các trại chăn nuôi (dẫn theo Sangakkara, 2000). Nguyên nhân là do hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt hơn, đồng thời có khả năng phân giải chất hữu cơ trong chất thải, ức chế các vi sinh vật có hại, gây.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Trâu, bò các lứa tuổi nuôi tại nông hộ. Bệnh sán lá gan ở trâu, bò.

Tác dụng của chế phẩm sinh học trong việc xử lý phân diệt mầm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

* Thời gian nghiên cứu: Từ 28/5/2020 đến 28/11/2020. * Địa điểm nghiên cứu:

- Địa điểm thu thập mẫu: xã Phúc Ninh, Hùng Lợi, Hoàng Khai, Đội Bình và Chân Sơn của huyện Yên Sơn.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Bộ môn Thú y – Khoa Chăn nuôi thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.3. Vật liệu nghiên cứu

* Các loại mẫu nghiên cứu:

- Mẫu phân tươi của trâu, bò các lứa tuổi.

- Các mẫu gan của trâu, bò (để thu thập sán lá gan). - Mẫu phân trâu, bò trước khi ủ với chế phẩm sinh học. - Mẫu phân trâu, bò sau khi ủ với chế phẩm sinh học. * Dụng cụ, thiết bị:

- Kính hiển vi quang học, kính lúp.

- Bộ dụng cụ xét nghiệm phân, buồng đếm Mc.Master. - Túi đựng mẫu phân và lọ đựng sán lá gan.

- Các dụng cụ phòng thí nghiệm khác. * Hóa chất:

- Cồn 700

* Chế phẩm sinh học sử dụng:

Loại chế phẩm sinh học sử dụng để sử lý phân trâu, bò là: EMUNIV, EMIC và EMOZEO.

3.4. Nội dung nghiên cứu

3.4.1. Điều tra tình hình chăn nuôi trâu, bò và công tác phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

- Tình hình chăn nuôi trâu, bò ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. - Công tác phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.

3.4.2. Nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên đàn trâu, bò của huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở một số xã. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tuổi trâu, bò. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo mùa.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt trâu, bò.

3.4.3. Xác định loài sán lá gan gây bệnh trên đàn trâu, bò của huyện Yên Sơn

- Kết quả mổ khám gan trâu, bò thu thập sán lá gan.

- Định loại sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại huyện Yên Sơn.

3.4.4. Điều tra thực trạng việc xử lý phân trâu, bò ở các xã, sự ô nhiễm không khí và trứng giun sán trong phân trâu, bò trước khi xử lý phân

- Tình hình xử lý phân trâu, bò tại các nông hộ, trại chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.

- Điều tra tình trạng ô nhiễm không khí do phân trâu, bò không được xử lý. - Xác định tổng số trứng giun, sán trong phân trâu, bò chưa được xử lý.

3.4.5. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò và đánh giá công dụng của chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu bò.

- Xác định sự cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí sau xử lý phân trâu, bò. - Xác định tổng số trứng giun, sán trong phân trâu, bò sau xử lý.

3.5. Phương pháp nghiên cứu.

3.5.1. Phương pháp nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên đàn trâu, bò tại một số xã thuộc huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

3.5.1.1. Phương pháp thu thập mẫu phân trâu, bò:

Số lượng trâu, bò thu thập mẫu phân được tính theo công thức:

Với tỷ lệ nhiễm sán lá gan dự kiến là 20% và độ tin cậy 95% thì số trâu, bò thu mẫu ở huyện Yên Sơn là 300 con.

Như vậy, tổng số trâu, bò cần lấy mẫu phân tại 5 xã tính theo công thức trên là 300 con. Trong đó có:

Số lượng trâu: 220 con. Số lượng bò: 80 con.

Thu thập mẫu phân trâu, bò theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc cắt ngang: lấy mẫu ở 5 xã, mỗi xã lấy ở 4 thôn. Tại mỗi thôn lấy mẫu phân ngẫu nhiên của những trâu, bò nuôi tại các nông hộ, các trại chăn nuôi.

Mỗi trâu, bò lấy mẫu phân được ghi lại các đặc điểm như: loại gia súc (trâu/bò), tính biệt (đực/cái), tuổi (kết hợp hỏi chủ hộ và xem độ mòn răng để xác định tuổi), khối lượng cơ thể, trạng thái phân, các đặc điểm riêng khác, họ tên chủ hộ, ngày lấy mẫu. Mẫu phân được lấy lúc trâu, bò vừa thải ra hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng con vật. Mỗi trâu, bò lấy khoảng 30 gam phân. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi có kèm theo nhãn ghi những thông tin trên.

n: Số mẫu cần lấy

p1: Xác suất để phát hiện được bệnh (0,95)

d: Số con mắc bệnh (d= N x p2) p2: Tỷ lệ mắc dự đoán

3.5.1.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân

- Sử dụng phương pháp lắng cặn Benedek (1943) để xét nghiệm mẫu tìm trứng sán lá gan.

Nguyên lý: dùng lực khuấy mẫu trong nước để tách trứng sán lá gan ra

khỏi phân, do tỷ trọng của trứng sán nặng hơn tỷ trọng của nước nên trứng sẽ lắng xuống. Vì vậy, có thể tìm trứng sán trong cặn lắng.

- Quan sát tiêu bản cặn lắng của từng mẫu phân dưới kính hiển vi quang học, độ phóng đại 100 lần để tìm trứng sán lá gan.

Đánh giá kết quả: Những mẫu phân tìm thấy trứng sán lá gan được xác

định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm. Cường độ nhiễm sán lá gan được xác định bằng phương pháp đếm trứng Mc. Master.

3.5.2. Xác định loài sán lá gan gây bệnh trên đàn trâu, bò của một số xã thuộc huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

- Mổ khám gan của 50 trâu, bò theo phương pháp mổ khám không toàn diện của Skrjabin (1977)[21], thu thập toàn bộ sán lá gan ký sinh ở gan, ống dẫn mật và túi mật của trâu, bò.

- Định dạng các mẫu sán lá gan đã thu thập bằng phương pháp thường quy (làm tiêu bản, nhuộm carmin, quan sát tiêu bản nhuộm bằng mắt thường và kính lúp), dựa theo khóa định loại của Nguyễn Thị Lê và cs. (1996)[14], căn cứ vào đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo của sán trưởng thành để xác định loài sán lá gan.

- Thẩm định một số mẫu sán lá gan bằng kỹ thuật phân tử: Sử dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) và giải trình tự gen CO1 của một số mẫu sán lá gan có hình dạng khó xác định loài bằng phương pháp thường quy, đối chiếu với ngân hàng gen Quốc tế (Genbank) để kết luận chính xác loài sán lá gan gây bệnh ở trâu, bò của huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.

3.5.3. Phương pháp nghiên cứu tác dụng của chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò

3.5.3.1. Phương pháp điều tra hình thức xử lý phân trâu, bò tại các

địa phương.

- Điều tra hình thức xử lý phân trâu, bò đang áp dụng tại 50 nông hộ chăn nuôi. Việc điều tra được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn và ghi phiếu điều tra, lựa chọn phương án trả lời trong các hình thức xử lý phân sau: + Thải phân trâu, bò trực tiếp ra môi trường.

+ Ủ phân trâu, bò (đánh đống ủ hoặc ủ trong hố ủ). + Xử lý phân trâu, bò bằng bể biogas.

+ Phương pháp khác (bán phân; bón phân tươi trực tiếp cho cây trồng). - Kết quả điều tra các hình thức xử lý phân được tính bằng tỷ lệ (%) số hộ chăn nuôi trâu, bò có câu trả lời là một trong các hình thức xử lý nói trên trong tổng các hình thức xử lý phân đã điều tra.

3.5.3.2. Đánh giá sự ô nhiễm môi trường từ phân trâu, bò chưa xử lý

Số hộ đánh giá: 5

a) Phương pháp đánh giá sự ô nhiễm do một số loại khí độc từ phân trâu, bò

* Đánh giá bằng cảm quan

Nội dung: Điều tra tình hình ô nhiễm không khí trong bán kính khoảng 50 - 100m xung quanh khu vực 5 hộ chăn nuôi trâu, bò chưa áp dụng biện pháp xử lý phân nào, hoặc áp dụng nhưng không hiệu quả.

Tình hình ô nhiễm không khí được đánh giá qua khứu giác trực tiếp, kết hợp trực tiếp phỏng vấn và ghi phiếu điều tra tại 25 hộ dân sống trong khu vực cách các hộ chăn nuôi trâu, bò trong bán kính khoảng 50 - 100m (xung quang mỗi hộ chăn nuôi phỏng vấn 5 hộ).

Mức độ ô nhiễm không khí được đánh giá theo 3 mức: không mùi, ít mùi, nặng mùi. Mức độ mùi được phân loại cụ thể như sau:

Mức độ mùi Mô tả

Không mùi Hoàn toàn không ngửi thấy mùi hôi

Ít mùi Có mùi hôi thoang thoảng nhưng không khó chịu Nặng mùi Mùi hôi nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, đau đầu

b) Phương pháp xác định tổng số trứng giun, sán trong phân trâu, bò trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học

- Phương pháp tìm trứng giun, sán trong phân trâu, bò: 5 mẫu phân trâu, bò được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối bão hòa để tìm trứng các loài giun tròn và phương pháp lắng cặn để tìm trứng các loài sán lá.

- Tổng số trứng của các loài giun, sán trong một mẫu phân được xác định bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master.

3.5.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xử lý phân trâu, bò bằng chế phẩm sinh học.

a) Bố trí để ứng dụng chế phẩm sinh học

Số hộ đánh giá: 5 hộ đã đánh giá ở tiểu mục a, mục 3.5.3.2 Sử dụng 3 loại chế phẩm sinh học: EMUNIV, EMIC, EMZEO. Số hộ được sử dụng như sau:

- Có 2 hộ sử dụng chế phẩm EMUNIV để ủ phân trâu, bò. - Có 1 hộ sử dụng chế phẩm EMIC để ủ phân trâu, bò. - Có 2 hộ sử dụng chế phẩm EMZEO để ủ phân trâu, bò. Lượng phân ủ ở mỗi hộ: 4 - 5 tấn.

b) Cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phân trâu, bò

* Đối với chế phẩm EMUNIV: Hòa 1 gói (200 gam) vào 5 lit nước sạch, tưới cho 1 tấn phân trâu bò, đánh đống, che bạt, ủ trong 25 - 30 ngày.

* Đối với chế phẩm EMIC: 300 gam chế phẩm hòa với nước sạch, tưới cho 1 tấn phân trâu bò, dùng bạt che kín, sau 7 - 10 ngày thì đảo trộn. Ủ trong 25 - 30 ngày.

* Đối với chế phẩm EMOZEO: 3 gói EMZEO (mỗi gói 200 gam) hòa với nước, tưới đều cho 1 tấn phân chuồng, đảo trộn, đánh đống, che bạt, ủ trong 25 - 30 ngày.

c) Phương pháp đánh giá hiệu quả xử lý phân bằng chế phẩm sinh học

* Phương pháp đánh giá sự cải thiện môi trường không khí sau khi ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phân trâu, bò

Sau khi dùng chế phẩm sinh học ủ phân trâu, bò 7 – 10 ngày tiến hành đánh giá cảm quan về mùi ở chuồng nuôi trâu, bò và khu vực cách chuồng khoảng 50 - 100m.

* Phương pháp đánh giá tác dụng của chế phẩm sinh học với trứng giun, sán trong phân sau xử lý

- Xét nghiệm mẫu phân đã ủ bằng phương pháp phù nổi và lắng cặn để phát hiện trứng giun, sán, đếm số trứng trong 1 gam phân trên buồng đếm Mc. Master.

- So sánh số lượng trứng giun, sán trong 1 gam phân ở các mẫu phân sau khi ủ 25 ngày với số lượng trứng giun, sán trong 1 gam phân ở các mẫu phân trước khi ủ để đánh giá chế phẩm sinh học có tác dụng diệt trứng giun, sán hay không.

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện 2008) trên phần mềm Minitab16.0.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò và công tác phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở các xã thuộc huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn trâu bò ở các xã: Phúc Ninh, Hùng Lợi, Hoàng Khai, Đội Bình và Chân Sơn của huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở các xã của huyện Yên Sơn (điều tra 10 hộ/xã) Biện pháp

sử dụng

Phúc Ninh Hùng Lợi Hoàng Khai Đội Bình Chân Sơn

Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Chăn thả, hoàn toàn tự nhiên 6 60,00 6 60,00 7 70,00 7 70,00 7 70,00 Bán chăn thả

(có cho ăn tại chuồng) 4 40,00 4 40,00 3 30,00 3 30,00 3 30,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)