Tác dụng diệt trứng giun, sán khi ủ phân bằng chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 56)

Để so sánh hiệu lực của 3 chế phẩm sinh học, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu phân trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học về xét nghiệm trứng sán lá gan trong phân.

Kết quả được thể hiện tại bảng 4.10. Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

Chế phẩm EMUNIV có hiệu lực diệt trứng giun, sán tốt nhất. Trước khi sử dụng chế phẩm tổng số trứng giun tròn trong phân của hộ chăn nuôi Hoàng Văn Tiềm là 572 trứng/gam phân. Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học ủ phân đã có tác dụng diệt hoàn toàn trứng giun tròn có trong phân.

- Tại hộ Hoàng Văn Oanh, số trứng giun tròn trong phân trâu, bò là 873 trứng/gam phân. Sau khi sử dụng chế phẩm để ủ phân đã diệt được hoàn toàn trứng giun tròn có trong phân.

Bảng 4.10. Số lượng trứng giun sán trong phân trâu, bò trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học

Chủ hộ Loại trứng

Phân trước khi

Phân sau khi xử

Đánh giá tổng số trứng trước và sau xử lý phân Số mẫu Tổng số trứng/ gam phân Số mẫu Tổng số trứng/ gam phân EMUNIV Hoàng Văn Oanh Giun tròn 1 572 1 0 Tốt ( không còn trứng trong phân) Hoàng Văn Tiềm Giun tròn 1 873 1 0 EMIC Đặng Văn Thắng Sán lá, Giun tròn 1 734 1 103 Khá (trứng trong phân còn ít) EMZEO Đặng Văn Lương Sán lá, giun tròn 1 697 1 79 Khá (trứng trong phân còn ít) Nguyễn Thanh Tùng Giun tròn 1 565 1 41

- Tại hộ Đặng Văn Thắng loại trứng giun, sán trong phân trâu, bò là trứng sán lá và trứng giun tròn: số trứng số trứng trong 1 gam phân trước ủ là 734 trứng/gam phân. Sau khi ủ phân bằng chế phẩm EMIC, số trứng giảm

- Tại hộ Đặng Văn Lương số trứng sán lá và giun tròn trước và sau khi ủ phân bằng chế phẩm sinh học EMZEO khác nhau rõ rệt (697 trứng/gam phân trước ủ và 79 trứng/gam phân sau ủ).

- Tại hộ Nguyễn Thanh Tùng số trứng giun tròn trước và sau khi ủ phân bằng chế phẩm sinh học EMZEO khác nhau rõ rệt (565 trứng/gam phân trước ủ và 41 trứng/gam phân sau ủ).

Kết quả trên cho thấy ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phân trâu, bò đã có tác dung tiêu diệt trứng giun, sán trong phân. Từ đó có tác dụng phòng bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng cho trâu, bò.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi có một số kết luận sau:

5.1.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò và công tác phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở huyện Yên Sơn gan cho trâu, bò ở huyện Yên Sơn

-Có 60 - 70% số hộ chăn nuôi trâu, bò bằng phương thức chăn thả, tự nhiên, 30 - 40% số hộ nuôi trâu, bò bán chăn thả.

- Có 0 - 20% số hộ xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Không có hộ nào xử lý phân bằng bể Biogas, chỉ có 10 - 20% số hộ thu gom phân ủ.

- Có 20 – 50% số hộ thực hiện tẩy giun, sán cho trâu, bò.

5.1.2. Về sự lưu hành bệnh sán lá gan trâu, bò

- Tỷ lệ trâu nhiễm sán lá gan ở 5 xã biến động từ 38,23% đến 50,00%; Cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, và nặng lần lượt là : 27,81%; 48,12% và 24,06%

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò có xu hướng tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp nhất ở trâu, bò dưới 1 - 2 năm tuổi (13,84%), cao nhất ở trâu, bò trên 8 năm tuổi (72,72%).

- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở mùa Hè và mùa Thu khác nhau không rõ rệt.

- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò cái cao hơn trâu bò đực.

- Mổ khám gan trâu, bò kết quả có 20/50 con trâu, bò tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 40%; 95,54% số sán lá thu được đều là loài Fasciola gigantica.

5.1.3. Về ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò

- Sử dụng chế phẩm EMUNIV, EMIC và EMZEO xử lý phân trâu, bò đã có tác dụng khử mùi hôi, làm giảm số trứng giun, sán trong phân. Đặc biệt sử dụng chế phẩm EMUNIV có khả năng diệt trứng giun sán hiệu quả hơn, đồng thời có khả năng phân giải chất hữu cơ trong chất thải, ức chế các vi sinh vật có hại, gây mùi.

5.2. Đề nghị

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò nuôi tại huyện Yên Sơn tương đối cao, vì vậy các hộ chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan như sau:

- Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, xung quanh chuồng và vệ sinh khu vực bãi chăn thả.

- Vệ sinh sạch sẽ thức ăn nước uống cho trâu, bò.

- Phân trâu, bò cần được xử lý bằng chế phẩm sinh học trước khi bón cho cây trồng.

- Tẩy sán lá gan cho trâu, bò 2 lần/năm bằng một trong các thuốc: Han-Dertil-B, five-Nitroxynil, Bio-Alben cho trâu, bò.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của trâu, bò trong phòng và điều trị bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Duy Bắc, Nguyễn Khắc Lực, Nguyễn Thị Vân, Lê Trần Anh (2011), “Xác định loài và tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại huyện Đại Lộc - Quảng Nam”, Công trình khoa học Báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 3, Nxb Y học, tr. 151 -156.

2. Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thanh Hoà (2006) “Một số đặc điểm hình thái và phân tử của sán lá gan (Fasciola spp) ở bò của tỉnh Nghệ An và Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 3 (5), tr. 59 - 67.

3. Hoàng Văn Hiền, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Đặng Thị Cẩm Thạch (2011) “Tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 1, tr. 80 - 83. 4. Nguyễn Hữu Hưng (2009) “Điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại

một số địa phương tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI, số 6, tr. 51 - 55.

5. Nguyễn Hữu Hưng (2011) “Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 2, tr. 29 - 38.

6. Nguyễn Trọng Kim (1997), Nghiên cứu sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc (KCTG) với tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò (KCCC) để đánh giá tình hình dịch tễ của bệnh tại một số vùng ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật

nông nghiệp Việt Nam.

7. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 62.

8. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang (1999) “Phát hiện bệnh giun sán đường tiêu hoá ở dê và dùng thuốc điều trị”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên,

1 (9), tr. 42 - 48.

9. Nguyễn Thị Kim Lan (2000), Bệnh giun, sán đường tiêu hoá của dế địa phương một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, t. 62 - 70.

11. Phan Địch Lân (1980), Bệnh sán lá gan trâu do Fasciola gigantica ở phía Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học Nông Nghiệp.

12. Phan Địch Lân (1985), “Những nghiên cứu về sán lá gan và bệnh sán lá gan trên trâu, bò ở nước ta”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 6, tr. 29 - 32.

13. Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nước trâu, bò, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội, tr. 5 – 55.

14. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 65 - 66.

15. Nguyễn Khắc Lực (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm nhiễm sán lá gan

lớn (Fasciola spp) và hiệu quả biện pháp can thiệp tại huyện Đại Lộc - Quảng Nam, Luận án tiến sĩ Y học - Học viện Quân y.

16. Đoàn Văn Phúc, Vương Đức Chất, Dương Thanh Hà (1995), “Kết quả điều tra sán lá gan trâu, bò khu vực Hà Nội và ứng dụng điều trị”, Tạp

chí Khoa học công nghệ và Quản lý kinh tế, Hà Nội, 1/1995, tr. 36 – 37.

17. Nguyễn Đức Tân, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Thị Sâm, Lê Đức Quyết, Huỳnh Vũ Sỹ (2010), “Tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò và ấu trùng của chúng ở vật chủ trung gian tại một số tỉnh Nam Trung Bộ”, Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVII , số 1, tr. 52 - 57.

18. Nguyễn Thị Kim Thành, Phan Địch Lân, Trương Xuân Dũng, Trần Thị Lợi (1996), “Một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu mắc bệnh sán lá gan”

, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập III, số 1, tr. 82 – 86.

19. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội, tr. 281 - 292 .

20. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh

trùng ở Việt Nam, Tập 2: Giun sán ở động vật nuôi, Nxb Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội .

II.Tài liệu dịch

21. Skrjabin K. I. and Petrov A. K. (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y

(Bùi Lập và Đoàn Thị Băng Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập I, Nxb Khoa học và kỹ Thuật, Hà Nội, Tr. 56 - 57.

III.Tài liệu tiếng Anh

22. Abou - Elhakam H., Rabee I., El Deeb S., El Amir A. (2013), "Protection against Fasciola gigantica using paramyosin antigen as a candidate for vaccine production", Pak. J. Biol. Sci., pp. 1449 - 1458.

23. Boray J. C. (2011), “An assessment of the prevalence of fascioliasis of

ruminants in ikom abattoir of cross river state, Nigeria”. Continental J. 24. Caron Y. Martens K., Lempereur L., Saegerman C., Losson B. (2014),

“New insight in lymnaeid snails (Mollusca, Gastropoda) as intermediate hosts of Fasciola hepatica (Trematoda, Digenea) in Belgium and Luxembourg", Parasit. Vectors, pp. 7 - 66.

25. Foreyt W. J., Drew M. L. (2010), “Experimental infection of liver flukes, Fasciola hepatica and Fascioloides magna, in Bison (Bison bison)", J. Wildl Din., pp. 283 - 286.

26. Kaufmann J. (1996), Parasitic infection of domestic animal, Birkhauser

verlag, Basel, Boston, Berlin, pp. 90 - 94.

27. Kozak M. Wedrychowicz H. (2010), “The performance of a PCR assay for field studies on the prevalence of Fasciola hepatica infection in Galba truncatula intermediate host snails”, Vet. Parasitol., pp. 25 - 30 . 28. Mas - Coma S. Valero M. A., Bargues M. D. (2009), “Fasciola, lymnaeids

transmission, epidemiology, evolutionary genetics, molecular epidemiology and control”, Adv. Parasitol., pp. 41 - 146 .

29. Muhammad Kasib Khan, Muhammad Sohail Sajid, Hasan Riaz, Nazia Ehsan Ahmad, Lan He, Muhammad Shahzad, Altaf Hussain, Muhammad Nisar Khan, Zafar Iqbal, Junlong Zhao (2013), “The global burden of Fasciolosis in domestic animals with an outlook on the contribution of new approaches for diagnosis and control”, Parasitol. Res., pp. 2421 - 2430.

30. Roberts J. A., Bakrie B., Copeman D. B. and Teleni E. (1991), “An

assessment of the work output of buffalo infected with Fasciola gigantica”, ACIAR: Canberra.

31. Schweizer G., Braun U., Deplazes P., Torgerson P. R. (2005), "Estimating the financial losses due to bovine Fasciolosis in Switzerland”, Vet. Rec., pp. 188-193

32. Schweizer G., Meli M. L., Torgerson P.R., Lutz H., Deplazes P., Braun U. (2007), “Prevalence of Fasciola hepatica in the intermediate host Lymnaea truncatula detected by real time Taq Man PCR in populations from 70 Swiss farms with cattle husbandr ", Vet. Parasitol., pp.

164 - 169.

33. Sewell M. M. H. (1966); “The pathogenesis of Fascioliasis", Veterinary Record, pp. 98 - 105.

34. Soulsby E. J. (1987), “Parasitologia y Enfermedades Parasitarias, editorial intermericana”, Mexico D. F., Mexico, pp. 40 - 44 , 235 - 236 .

35. Sothoeun S. (2007), “Fasciolosis of cattle and buffaloes and its control

measures, Technical implementation procedure”, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries, Kingdom of Cambodia.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

1. Thu thập mẫu phân trâu, bò tại huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang

Ảnh 1: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Luân Thị Hà, thôn Đồng Trang,

xã Hùng Lợi

Ảnh 2: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Trần Văn Các, thôn Khuân lâm,

xã Chân Sơn

Ảnh 3: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Vi Văn Sự, thôn Khuân Lâm,

xã Chân Sơn

Ảnh 4: : Lấy mẫu phân trâu tại hộ Lưu Văn Trường, thôn Núi Cẩy,

xã Hoàng Khai

Ảnh 5: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Hoàng Chí Dũng, thôn Cầu Chéo,

Ảnh 6: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Trần Văn Tiến, thôn Lục Mùn,

2. Phỏng vấn và ghi phiếu điều tra về thực trạng chăn nuôi và xử lý phân trâu, bò tại huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang

Ảnh 7: Phỏng vấn tại hộ Lục Văn Pắc, thôn Khuân Lâm,

xã Chân Sơn

Ảnh 8: Phỏng vấn tại hộ Lý Văn Tự, thôn An Lạc,

xã Phúc Ninh

Ảnh 9: Phỏng vấn tại hộ Vũ Huy Hoàng, thôn Yên Lộc ,

xã Hoàng Khai

Ảnh 10: Phỏng vấn tại hộ Hoàng Văn Long, thôn Làng Lè,

xã Hùng Lợi

Ảnh 11: Phỏng vấn tại hộ Nguyễn Thế Hiên, thôn Cô Ba,

xã Phúc Ninh

Ảnh 12: Phỏng vấn tại hộ Lưu Văn Sáu, thôn Đoàn Kết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)