Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo hàu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793) tại bình định (Trang 50)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan (DO), độ mặn, Amoniac và Nitrite được theo dõi qua 4 đợt thí nghiệm: Đợt 1 (từ 28/7/2015), Đợt 2 (từ 26/9/2015), Đợt 3 (từ 19/11/2015) và Đợt 4 (từ 13/01/2016).

3.2.1.1. Nhiệt độ

Kết quả theo dõi nhiệt độ môi trường nước trong các đợt thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Biến động nhiệt độ (oC) của các đợt thí nghiệm

Nhiệt độ (oC) Giá trị Đợt thí nghiệm Đợt 1 28/7/2015 Đợt 2 26/9/2015 Đợt 3 19/11/2015 Đợt 4 13/01/2016 Buổi sáng Min – Max 29,2 – 30,6 27,5 – 30,5 27,2 – 29,4 26,2 – 31,0 Trung bình 29,8 0,5 28,8 0,9 28,4 0,7 27,9 1,1 Buổi chiều Min – Max 29,4 – 31,5 27,7 – 31,3 27,6 – 29,8 26,7 – 31,6 Trung bình 30,7 0,6 29,4 1,2 28,9 0,7 28,3 1,1

Qua Bảng 3.10 cho thấy nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều của các đợt thí nghiệm có xu hướng giảm dần từ đợt 1 đến đợt 4. Nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều của Đợt 1 lần lượt là 29,2 – 30,6oC (trung bình 29,8  0,5oC) và 29,4 – 31,5 oC (trung bình 30,7  0,6oC). Nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều của Đợt 2 lần lượt là 27,5 – 30,5 (trung bình 28,8  0,9oC) và 27,7 – 31,3oC (trung bình 29,4  1,2oC ). Nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều của Đợt 3 lần lượt là 27,2 – 29,4 (trung bình 28,4

chiều của Đợt 4 lần lượt là 26,2 – 31,0oC (trung bình 27,9  1,1oC ) và 26,7 – 31,6oC (trung bình 28,3  1,1oC ).

Hình 3.10. Theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi

Như vậy, sự dao động của nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều trong các Đợt thí nghiệm lần lượt là 26,2 – 31,0oC và 26,7 – 31,6oC. Nhiệt độ trung bình buổi sáng của các Đợt thí nghiệm là 28,7  1,1oC và buổi chiều là 29,3  1,3oC. Điều này là phù hợp với đặc điểm thời tiết của nơi thí nghiệm (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Nhìn chung nhiệt độ của các Đợt thí nghiệm là phù hợp với việc cho hàu sinh sản và ương nuôi ấu trùng hàu.

3.2.1.2. Oxy hòa tan (DO)

Oxy hòa tan – DO (mg O2/lít) được đo 2 lần/ngày vào lúc 8h và 14h. Giá trị Oxy hòa tan đo được vào buổi sáng và buổi chiều của Đợt 1 lần lượt là: 5,6 – 6,0mg O2/lít và 5,7 – 6,0mg O2/lít. Đối với Đợt 2 và Đợt 3 giá trị oxy hòa tan vào buổi sáng và chiều đều là 5,7 – 6,0 mg O2/lít. Trong Đợt 4 giá trị oxy hòa tan đo được vào buổi sáng và chiều là 5,6 – 6,0 mg O2/lít.

Giá trị Oxy hòa tan vào buổi sáng và buổi chiều của các Đợt thí nghiệm nằm trong khoảng 5,6 – 6,0 mg O2/lít, trung bình là 5,8  0,1mg O2/lít. Điều này được giải thích bởi trong các Đợt thí nghiệm Oxy được cung cấp đầy đủ qua các vòi sục khí liên tục và có sự điều chỉnh để phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng nên giữa các Đợt thí nghiệm giá trị DO thường ít thay đổi. Kết quả đo giá trị Oxy hòa tan – DO (mg O2/lít) được thể hiện ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả đo giá trị Oxy hòa tan – DO (mg O2/lít) của các Đợt thí nghiệm

Oxy hòa tan – DO (mg O2/lít) Giá trị Đợt thí nghiệm Đợt 1 28/7/2015 Đợt 2 26/9/2015 Đợt 3 19/11/2015 Đợt 4 13/01/2016 Buổi sáng Min – Max 5,6 – 6,0 5,7 – 6,0 5,7 – 6,0 5,6 – 6,0 Trung bình 5,8 0,1 5,8 0,1 5,8 0,1 5,8 0,1 Buổi chiều Min – Max 5,7 – 6,0 5,7 – 6,0 5,7 – 6,0 5,6 – 6,0 Trung bình 5,8 0,1 5,8 0,1 5,8 0,1 5,8 0,1

3.2.1.3. pH, Amonia và Nitrite

Kết quả đo pH, Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) được trình bày ở Bảng 3.12

Bảng 3.12. pH, Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) của các Đợt thí nghiệm

Đợt thí nghiệm pH buổi sáng pH buổi chiều Amoniac (NH3) (mg/lít) Nitrite (NO2-) (mg/lít) Đợt 1 28/7/2015 8,1 – 8,3 8,2 – 8,3 0,012 – 0,046 0,012 – 0,046 8,2 0,1 8,3 0,1 0,034 0,014 0,037 0,013 Đợt 2 26/9/2015 8,0 – 8,2 8,0 – 8,2 0,012 – 0,045 0,012 – 0,045 8,1 0,1 8,1 0,1 0,031 0,009 0,036 0,013 Đợt 3 19/11/2015 7,8 – 8,2 7,9 – 8,2 0,012 – 0,043 0,012 – 0,043 8,0 0,1 8,1 0,1 0,031 0,011 0,034 0,011 Đợt 4 13/01/2016 7,9 – 8,0 7,9 – 8,1 0,011 – 0,044 0,011 – 0,044 7,9 0,1 8,0 0,1 0,029 0,011 0,031 0,011

Từ kết quả của Bảng 3.12 cho thấy: Giá trị Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) của các Đợt thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của ấu trùng hàu. Hàm lượng Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) của các Đợt thí nghiệm lần lượt là 0,012 – 0,046 mg/lít (trung bình 0,031  0,011 mg/lít) và 0,011 – 0,046 mg/lít (trung bình 0,034  0,011 mg/lít). Hàm lượng Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) của các Đợt thí nghiệm nhìn chung không biến động nhiều. Nguyên nhân do trong quá trình ương nuôi ấu trùng, nhằm loại bỏ tảo thừa sau mỗi lần cho ăn, xác ấu trùng chết nên việc thay nước được tiến hành hằng ngày (lượng nước thay tùy theo từng giai đoạn của ấu trùng). Bên cạnh đó do ấu trùng có kích thước nhỏ nên tạo lượng chất thải tạo ra không nhiều để làm thay đổi giá trị Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-).

Qua Bảng 3.12 cũng nhận thấy rằng giá trị pH buổi sáng và buổi chiều của các Đợt thí nghiệm có xu hướng giảm dần từ Đợt 1 đến Đợt 4. Trong Đợt 1, giá trị pH trung bình của buổi sáng và buổi chiều lần lượt là: 8,2  0,1 và 8,3  0,1. Trong Đợt 2, giá trị pH trung bình của buổi sáng và buổi chiều đều là: 8,1  0,1. Trong Đợt 3, giá trị pH trung bình của buổi sáng và buổi chiều lần lượt là: 8,0  0,1 và 8,1  0,1. Trong Đợt 4, giá trị pH trung bình của buổi sáng và buổi chiều lần lượt là: 7,9  0,1 và 8,0 

0,1. Giá trị pH vào buổi sáng của các Đợt thí nghiệm dao động trong khoảng 7,8 – 8,3 (trung bình là 8,0  0,1) và của buổi chiều là 7,9 – 8,3 (trung bình là 8,1  0,1).

Điều này được giải thích như sau: Trong các Đợt thí nghiệm như Đợt 1, 2 không có mưa, Đợt 3 có mưa rải rác nhưng không nhiều như trong Đợt 4. Chính vì vậy làm cho pH của nước biển lấy vào ương nuôi ấu trùng có sự thay đổi. Tuy nhiên các

giá trị pH trên vẫn nằm trong khoảng thích hợp để cho hàu bố mẹ sinh sản và ương nuôi ấu trùng hàu.

3.2.1.4. Độ mặn

Kết quả đo độ mặn cho thấy độ mặn trong các Đợt thí nghiệm nằm trong khoảng 24,3 – 26,2‰ (trung bình 25,4  0,5‰) và có xu hướng giảm dần từ Đợt 1 đến Đợt 4.

Hình 3.12. Khúc xạ kế để đo độ mặn

Cụ thể trong Đợt 1, độ mặn dao động trong khoảng 25,0 – 26,2‰ (trung bình 25,7  0,4‰); Đợt 2 có độ mặn từ 25,0 – 26,0‰ (trung bình 25,4  0,4‰), Đợt 3 có độ mặn từ 25,0 – 26,0‰ (trung bình 25,3  0,4‰) và Đợt 4 có độ mặn từ 24,3 – 26,0‰ (trung bình 25,0  0,5‰).

Nguyên nhân của việc giảm dần độ mặn từ Đợt 1 tới Đợt 4 là do ảnh hưởng của thời tiết tại nơi tiến hành các thí nghiệm. Như đã trình bày các Đợt 1, 2 không có mưa nên độ mặn cao hơn, Đợt 3 mưa rải rác, Đợt 4 mưa nhiều hơn nên đã ảnh hưởng đến độ mặn trong quá trình ương nuôi. Độ mặn đo được trong các Đợt thí nghiệm nhìn chung nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động sinh sản hàu và ương nuôi ấu trùng. Trong nghiên cứu của Golsing [20] cho thấy độ mặn thích hợp để hàu sinh trưởng và phát triển nằm trong khoảng 20 – 28‰. Kết quả đo độ mặn của các Đợt thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Độ mặn (‰) của các đợt thí nghiệm Đợt thí nghiệm Độ mặn (‰) Đợt 1 28/7/2015 25,0 – 26,2 25,7 0,4 Đợt 2 26/9/2015 25,0 – 26,0 25,4 0,4 Đợt 3 19/11/2015 25,0 – 26,0 25,3 0,4 Đợt 4 13/01/2016 24,3 – 26,0 25,0 0,5 3.2.2. Kết quả cho Hàu thái bình dương sinh sản

* Tuyển chọn hàu bố mẹ

Chọn những cá thể lớn, kích thước từ 8-10cm, khối lượng thân từ ≥ 80g, vỏ không bị đập vỡ, tuyến sinh dục đang ở giai đoạn chín và căn phồng.

* Kích thích hàu sinh sản

Kích thích sinh sản cho hàu bằng phương pháp sốc nhiệt. Gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Sốc nóng

Tiến hành cho hàu vào các rổ nhựa to có đế, để nơi thoáng dưới ánh nắng vừa phải trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút.

- Giai đoạn 2: Sốc lạnh

Sau giai đoạn sốc nóng đem hàu sốc ở nhiệt độ 10 – 15oC lạnh trong tủ lạnh từ 10 – 15 phút.

a – Sốc nóng b – Sốc lạnh

Hình 3.14. Kích thích hàu sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt

Đưa hàu bố mẹ đã được kích thích bằng sự thay đổi nhiệt độ vào trong bể đẻ (bể xi-măng với thể tích 4 m3/bể có nguồn nước biển được lọc sạch, sục khí) sẽ giúp hàu sinh sản.

Hình 3.15. Chuẩn bị hàu bố mẹ để cho sinh sản

Kết quả cho hàu sinh sản qua các đợt được trình bày ở Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả sinh sản Hàu thái bình dương qua các Đợt thí nghiệm

Đợt SL hàu cho sinh sản (con) SL hàu thực tế sinh sản (con) Tỷ lệ Sinh sản (%) Số lượng trứng thu được (trứng) Tỷ lệ thụ tinh (%) Số lượng trứng thụ tinh (trứng) Đợt 1 28/7/2015 150 91 60,50  1,32a 5.757.600 81,50  1,50a 4.693.340 Đợt 2 26/9/2015 150 94 62,50  1,80a 5.319.400 82,50  1,00a 4.389.258 Đợt 3 19/11/2015 150 89 59,50  3,44a 4.061.100 80,35  2,71a 3.266.267 Đợt 4 13/01/2016 150 77 51,50  1,64b 2.773.200 81,50  1,80a 2.260.730

Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình độ lệch chuẩn, so sánh trong cùng cột có chữ cái kèm theo khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Trong các Đợt thí nghiệm cho Hàu thái bình dương sinh sản đều cho 150 cá thể hàu bố mẹ sinh sản ở mỗi Đợt. Số lượng hàu sinh sản thực tế trong các Đợt lần lượt là: 91 con (Đợt 1), 94 con (Đợt 2), 89 con (Đợt 3) và 77 con (Đợt 4). Số lượng trứng thu được của các Đợt thí nghiệm là: 5.757.600 trứng (Đợt 1), 5.319.400 trứng (Đợt 2), 4.061.100 trứng (Đợt 3) và 2.773.200 trứng (Đợt 4). Số lượng trứng thu được tính cho một Đợt thí nghiệm là 4.477.825 trứng/Đợt. Tỷ lệ sinh sản của các Đợt lần lượt là: 60,50  1,32% (Đợt 1), 62,50  1,80% (Đợt 2), 59,50  3,44% (Đợt 3) và 51,50  1,64 (Đợt 4).

Bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ sinh sản của 3 Đợt thí nghiệm 1, 2, 3 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên tỷ lệ sinh sản của 3 Đợt này cao hơn so với Đợt 4 (có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Điều này được giải thích bởi nguyên nhân: Hàu sinh sản rải rác quanh năm nhưng hàu thường có sự thành thục sinh dục tốt vào hai thời điểm là tháng 4 – tháng 6 và tháng 8 – tháng 10 (trùng với thời

điểm tiến hành các Đợt thí nghiệm 1, 2 và 3) nên hàu thường có tỷ lệ sinh sản cao hơn so với các thời điểm còn lại. Tỷ lệ hàu bố mẹ sinh sản trong các Đợt thí nghiệm là 50,50 – 64,00%. Tỷ lệ sinh sản của hàu bố mẹ trong các Đợt thí nghiệm trên thấp hơn tỷ lệ hàu bố mẹ sinh sản trong nghiên cứu của Phùng Bảy [2]. Trong nghiên cứu của Phùng Bảy, tỷ lệ hàu bố mẹ sinh sản dao động trong khoảng 86,50 – 95,50%.

Bảng 3.14 cũng thể hiện tỷ lệ trứng thụ tinh của các Đợt thí nghiệm không có sự khác biệt về thống kê (p > 0,05) giữa các Đợt thí nghiệm, cụ thể tỷ lệ trứng thụ tinh của Đợt 1 là 81,50  1,50%, Đợt 2 là 82,50  1,00%, Đợt 3 là 80,35  2,71% và Đợt 4 là 81,50  1,80%. Tỷ lệ trứng thụ tinh của các Đợt thí nghiệm dao động trong khoảng 77,30 – 83,50%. Cũng trong nghiên cứu của tác giả Phùng Bảy [2], tỷ lệ trứng thụ tinh là từ 70,20 – 84,10%. Số lượng trứng thụ tinh thu được của các Đợt thí nghiệm theo quan sát là: 4.693.340 trứng (Đợt 1), 4.389.258 trứng (Đợt 2), 3.266.267 trứng (Đợt 3) và 2.260.730 trứng (Đợt 4). Như vậy số lượng trứng thụ tinh thu được tính cho một Đợt sinh sản là 3.652.399 trứng/Đợt.

Hình 3.16. Cho hàu bố mẹ sinh sản 3.2.3. Kết quả ương nuôi ấu trùng Hàu thái bình dương

3.2.3.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu

* Sự phát triển phôi

Sau khi trứng thụ tinh thì co tròn lại và hình thành màng bao mỏng bao xung quanh. Hạch nhân tan dần, sau đó ranh giới giữa nhân và tế bào chất không rõ ràng. Khi đã thụ tinh khoảng 1 giờ xuất hiện cực cầu cấp I, khoảng 1 giờ 30 phút xuất hiện cực cầu cấp II. Sau 2 giờ phân cắt lần I cho 2 tế bào. Từ 2 giờ 10 phút – 2 giờ 30 phút phân cắt lần II sẽ tạo thành 4 tế bào. Phôi tiếp tục phát triển tạo thành phôi nang có toàn bộ cực động vật bao trùm cực thực vật (khoảng 5 – 10 giờ). Sau 24 – 28 giờ kể từ

khi trứng thụ tinh phôi tiếp tục phát triển thành ấu trùng bánh xe (ấu trùng Trocophora) với đặc điểm phía trước ấu trùng có một gờ nhô nhỏ và có vành tiêm mao ở trên (đĩa bơi), ấu trùng lúc này vận động mạnh.

* Sự biến thái của ấu trùng

Ấu trùng bánh xe (Trocophora) tiếp tục phát triển thành ấu trùng chữ D (Veliger) sau khoảng 40 – 48 giờ kể từ khi trứng thụ tinh. Ấu trùng chữ D tiếp tục biến thái thành ấu trùng đỉnh vỏ (ấu trùng Umbo). Trong đoạn ấu trùng đỉnh vỏ (ấu trùng Umbo) gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn tiền Umbo với đặc điểm ấu trùng xuất hiện ruột và manh nang tiêu hóa, ấu trùng tăng kích thước và chiều dài; Giai đoạn trung Umbo, ấu trùng xuất hiện đỉnh vỏ, vành tiêm mao đặc biệt phát triển, các tiêm mao trải rộng và giúp cho ấu trùng bơi lội tích cực hơn (7 – 8 ngày sau thụ tinh); Giai đoạn hậu Umbo, ấu trùng xuất hiện điểm mắt, hình thành chân – đây chính là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi của ấu trùng hàu (16 – 18 ngày sau thụ tinh).

a – Ấu trùng chữ D b, c - Ấu trùng đỉnh vỏ d - Ấu trùng hàu bám trên vật bám

Hình 3.17. Một số giai đoạn phát triển của ấu trùng Hàu thái bình dương

Sau khi kết thúc thời gian sống trôi nổi, ấu trùng chuyển qua đời sống ở đáy. Ấu trùng xuống đáy và dùng chân để bò trên nền đáy. Ấu trùng nếu tìm được chỗ bám thích hợp thì tơ chân sẽ tiếp tục phát triển và bám vào giá thể tạo thành ấu trùng bám (35 – 40 ngày sau thụ tinh), từ đây cũng kết thúc vòng biến thái của ấu trùng.

b a

Bảng 3.15. Thời gian phát triển phôi và biến thái của ấu trùng Hàu thái bình dương

Giai đoạn phát triển Thời gian sau khi trứng thụ tinh

Cực thể cấp I 1 giờ

Cực thể cấp II 1 giờ 30 phút

Phân cắt lần 1 2 giờ

Phân cắt lần 2 2 giờ 10 phút – 2 giờ 30 phút

Giai đoạn phôi nang 5 – 10 giờ

Ấu trùng Trochophora 24 – 28 giờ

Ấu trùng chữ D 46 – 48 giờ

Âu trùng có đỉnh vỏ (trung Umbo) 7 – 8 ngày Ấu trùng có điểm mắt và chân bò

(hậu Umbo) 18 – 20 ngày

Ấu trùng bám 35 – 40 ngày

Trong thời gian tiến hành 4 Đợt thí nghiệm cho sinh sản nhân tạo Hàu thái bình dương thì thời gian để hình thành ấu trùng bám có sự khác nhau giữa các Đợt, cụ thể:

- Đợt 1 (28/7/2015): Thời gian để có ấu trùng bám xuất hiện là 35 ngày. - Đợt 2 (26/9/2015): Thời gian để có ấu trùng bám xuất hiện là 37 ngày. - Đợt 3 (19/11/2015): Thời gian để có ấu trùng bám xuất hiện là 39 ngày. - Đợt 4 (13/01/2015): Thời gian để có ấu trùng bám xuất hiện là 40 ngày.

Trong các Đợt thí nghiệm, thời gian để quan sát thấy ấu trùng bám của Đợt 1 là ngắn nhất (35 ngày), tiếp theo là Đợt 2 (37 ngày), Đợt 3 (39 ngày) và Đợt 4 có thời gian để quan sát thấy ấu trùng bám là dài nhất với khoảng 40 ngày. Nguyên nhân khác biệt của 4 Đợt thí nghiệm do nhiệt độ giảm dần từ đợt 1 đến đợt 4 cho nên làm thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng kéo dài hơn.

3.2.3.2. Kết quả ương nuôi ấu trùng nổi

Ương nuôi ấu trùng nổi được tiến hành từ giai đoạn ấu trùng Trochophora cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo hàu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793) tại bình định (Trang 50)