Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo hàu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793) tại bình định (Trang 31)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 2 nội dung chính:

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương. - Sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định.

Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương

* Mẫu nghiên cứu được thu thập hàng tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 01/2016), mỗi tháng thu 30 mẫu tại đầm Đề Gi. Cân đo các chỉ tiêu về kích thước và trọng lượng. Đánh giá các giai đoạn thành thục theo thang 5 bậc của Braley (1984), Nash (1988). Hệ số sinh dục được xác định theo công thức của Ito (1990).

- Theo Ito (1990):

Chú thích:

- GI: Hệ số sinh dục

- Wsd: Trọng lượng tuyến sinh dục (g) 100 x W W GI pm sd = Nội dung I: Một số đặc điểm sinh sản của

Hàu thái bình dương

Nội dung II: Sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định

Xác định các chỉ tiêu - Hệ số sinh dục - Cơ cấu giới tính - Kích thước thành thục sinh dục lần đầu - Sức sinh sản

Nội dung nghiên cứu

Tuyển chọn hàu bố mẹ

Kích thích cho sinh sản

Ương nuôi ấu trùng nổi

Cho ấu trùng hàu bám

- Wpm: Trọng lượng phần mềm (g)

- Theo Braley (1984), Nash (1988), các giai đoạn thành thục của hàu được chia theo thang 5 bậc:

Giai đoạn I: Tuyến sinh dục không màu, chưa xuất hiện tế bào sinh sản. Tuyến sinh dục gồm mô liên kết, các chất cần thiết cho quá trình tạo trứng và tinh trùng. Giai đoạn này chưa phân biệt đực, cái.

Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có màu trắng nhạt, con cái bắt đầu xuất hiện tế bào sinh trứng, con đực xuất hiện tế bào sinh tinh. Buồng trứng xuất hiện các túi chứa trứng và noãn nguyên bào. Các tế bào sinh tinh trong tuyến sinh dục đực sắp xếp rời rạc. Giai đoạn này vẫn rất khó phân biệt đực, cái bằng mắt thường.

Giai đoạn III: Tuyến sinh dục cái có màu trắng sữa rõ rệt. Các tế bào sinh trứng bắt đầu tách khỏi túi chứa trứng, song vẫn có hình đa dạng, méo mó, đang trong thời kỳ tích lũy dinh dưỡng. Một số tế bào trứng khác vẫn còn dính trên vách của túi trứng và tiếp tục phát triển. Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục. Tinh trùng tập trung thành đám dày đặc, nhưng vẫn nằm trong túi tinh, chưa thoát ra ngoài.

Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục đực và cái căng phồng, đạt kích thước cực đại. Dùng mũi dao chích nhẹ vào tuyến sinh dục, trứng và tinh trùng sẽ thoát ra ngoài. Túi tinh chứa các bó nang và tinh trùng hoạt động tự do. Buồng trứng có nhiều bào nang và chứa nhiều trứng thành thục. Trứng hình bầu dục, quả lê, nhân to, đạt kích thước cực đại.

Giai đoạn V: Đây là giai đoạn hàu vừa đẻ xong, tuyến sinh dục bắt đầu co lại, teo tóp. Màu sắc buồng trứng nhợt nhạt, loang lổ. Quan sát kỹ buồng trứng và túi tinh ta vẫn thấy còn sót lại những tế bào trứng và tinh trùng kích thước lớn bé không đều. Điều đó chứng tỏ hàu sinh sản nhiều lần trong năm.

Tỷ lệ đực cái trong mẫu quan sát thu được và so sánh với tỷ lệ đực cái lý thuyết (1 : 1) bằng phương pháp kiểm tra giá trị 2 (Lê Đức Minh, 2000). 2 được tính theo công thức:

Trong đó:

n1- số con đực thí nghiệm n2- số con cái thí nghiệm

A A n A A n1 2 2 2 2 = ( − ) + ( − ) 

A- số con lý thuyết

So sánh giá trị 2 ước tính với giá trị chuẩn 2 (2

0,05 = 3,84). Nếu giá trị 2 ước tính nhỏ hơn giá trị 2 chuẩn, tức P (2) > 0,05 thì tỷ lệ quan sát phù hợp với tỷ lệ lý thuyết. Nếu giá trị 2 ước tính lớn hơn giá trị 2 chuẩn, tức P (2) < 0,05 thì tỷ lệ quan sát không phù hợp với tỷ lệ lý thuyết.

* Kích thước thành thục sinh dục đầu tiên: Xác định kích thước thành thục lần đầu tiên dựa vào kích thước nhỏ nhất bắt gặp cá thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn thành thục (giai đoạn III). Kích thước cần xác định là chiều dài – L (mm), chiều rộng – B (mm) và chiều cao – H (mm) của mẫu hàu.

* Sức sinh sản

- Sức sinh sản tuyệt đối (Fa): được tính là số lượng noãn bào phát triển sớm nhất ở giai đoạn trước khi đẻ.

Lấy một lượng mẫu P (g) ở các phần khác nhau của buồng trứng (đầu, giữa, cuối), mỗi phần 1 g. Tách nhẹ từng tế bào trứng ra khỏi màng tế bào. Rửa nhẹ và hút đi các tạp chất lơ lửng. Sau đó bỏ vào cốc chia độ và tính thể tích. Có n noãn bào đếm trong mẫu P. Wsd là trọng lượng của buồng trứng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá thể được tính là:

- Sức sinh sản tương đối (Frg): Là tỷ số giữa sức sinh sản tuyệt đối của một cá thể với trọng lượng toàn thân (Wtt).

2.2.2.2. Sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định

* Tuyển chọn hàu bố mẹ

Chọn những cá thể lớn, kích thước từ 8-10cm, khối lượng thân từ ≥ 80g, vỏ không bị đập vỡ, tuyến sinh dục đang ở giai đoạn chín, căn phồng.

* Phương pháp kích thích hàu sinh sản

Có nhiều phương pháp kích thích hàu sinh sản. Trong phạm vi của đề tài, phương pháp sử dụng để kích thích hàu sinh sản là phương pháp sốc nhiệt. Gồm 2 giai đoạn.

P W nx F sd a = 2 2 1 n n A = + tt a rg W F F =

- Giai đoạn 1: Sốc nóng

Đem hàu bố mẹ đựng trong rổ để dưới ánh nắng mặt trời trong 30 phút. - Giai đoạn 2: Sốc lạnh

Đem hàu bố mẹ đựng trong rổ để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 10-150C khoảng 15 phút. - Lặp lại 1-2 kích thích nhiệt.

- Đưa hàu bố mẹ đã được kích thích vào bể đẻ (bể xi-măng với thể tích 4m3/bể).

* Ương nuôi ấu trùng nổi

- Sau khi hàu đẻ được khoảng 1 giờ, tiến hành san thưa cho vào các bể nước đã chuẩn bị sẵn (bể xi-măng với thể tích 4 m3/bể). Duy trì mật độ ấp trứng từ 10-20 trứng/ml.

- Mật độ ương ấu trùng nổi: 3-5 ấu trùng/ml.

- Thức ăn cho ấu trùng là các loài tảo đơn bào như: Nannochloropsis oculata,

Isochrysis galbana, Chaetoceros sp.

- Quản lý chăm sóc: Cho ăn 2 lần/ngày. Ba ngày đầu cho ăn tảo Nannochloropsis oculata với mật độ 5.000-6.000 tế bào/ml sau đó cho ăn kết hợp các loại tảo đơn bào lại với nhau để cho tốc độ tăng trưởng tốt nhất và mật độ tảo tăng dần từ 5.000-30.000 tế bào/ml. Hằng ngày tiến hành thay nước đã chuẩn bị sẵn cho ấu trùng. Thay 20% nước cho các ngày đầu, từ ngày thứ 4 thay 20-50% nước. Chú ý nhiệt độ nước phải cân bằng với nhiệt độ nước bể ấu trùng. Nhiệt độ chênh lệch tối thiểu là 10C.

- Khi xuất hiện ấu trùng điểm mắt thì cho ấu trùng vào bể đã chuẩn bị sẵn vật bám.

* Cho ấu trùng hàu bám

- Cho ấu trùng bám đơn trong bể xi-măng có thể tích 16 m3/bể. Sau khi ấu trùng có điểm mắt xuất hiện thì tiến hành dùng vợt có kích cỡ 275 µm vớt ấu trùng hàu đã có điểm mắt (ấu trùng nào lớn hơn kích thước vợt thì ta chọn để cho bám). Cho ấu trùng hàu đã vớt được vào bể đã buộc sẵn giá thể và đã cấp nước khoảng 80% bể.

- Dùng vỏ hàu làm giá thể cho ấu trùng điểm mắt của hàu bám. Vỏ hàu được đem đục lổ rồi dùng dây cước đã cắt có chiều dài khoảng 1,2 m buộc vỏ hàu đã được đục lổ (cứ một dây như vậy buộc được 5 vỏ hàu với khoảng cách giữa các vỏ với nhau là 20 cm, kích thước mỗi vỏ hàu là từ 4-8 cm). Vật bám được rửa sạch sẽ và khi cho ấu trùng có điểm mắt vào thì ấu trùng sẽ bám vào vỏ này vĩnh viễn.

- Quản lý và chăm sóc:

+ Hằng ngày thay nước 25-30% nước. Chú ý nhiệt độ nuôi phải cân bằng với nhiệt độ nước bể nuôi ấu trùng bám, nhiệt độ chênh lệch tối thiểu là 1ºC.

+ Thức ăn cho ấu trùng: Sử dụng hỗn hợp tảo Nannochloropsis oculata,

Isochrysis galbana, Chaetoceros sp. với lượng tăng dần 15.000-60.000 tế bào/ml. Thường xuyên theo dõi ấu trùng, điều chỉnh lượng thức ăn, dòng chảy cho hàu bám với tỷ lệ sống tốt nhất. Cho ăn 2 lần/ ngày.

- Sau thời gian khoảng 15 ngày thì được Hàu giống cấp 1. * Ương con giống hàu cấp I

- Mật độ ương giống: Hàu giống bám vào các giá thể với mật độ khoảng 10-15 con/vỏ. Sau khi giống lớn lên tiến hành phân cỡ và san thưa giống đảm bảo điều kiện tốt nhất cho giống mau lớn.

- Quản lý chăm sóc: Nguồn nước bơm vào là nước tự nhiên (bơm trực tiếp từ ngoài biển) không qua lọc nhằm giữ lại mùn bã hữu cơ và vi tảo cho hàu lọc thức ăn. Tiến hành thay 25-30% lượng nước hàng ngày đồng thời bổ sung hỗn hợp tảo

Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp. với liều lượng 200.000- 500.000 tế bào/ml.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1. Một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương

- Mẫu vật để nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản được thu thập định kỳ tại đầm Đề Gi từ tháng 8/2015 đến tháng 01/2016 và đưa về phòng thí nghiệm để phân tích.

- Cân đo mẫu bằng cân điện tử AND HL-300WP (độ chính xác 0,1gram) và thước kẹp Veniver Caliper độ chính xác 0,02 cm.

- Thu thập các số liệu về hệ số sinh dục, cơ cấu giới tính, kích thước thành thục sinh dục lần đầu, sức sinh sản qua từng đợt thu mẫu.

2.2.3.2. Sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định

* Theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

- Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân với độ chính xác 0,10C; Oxy được đo bằng bộ D.O. Test Kit; pH được đo bằng bộ pH Test Kit 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ sáng và 14 giờ chiều.

- Định kỳ thu mẫu nước 7 ngày/lần để phân tích các chỉ tiêu: Amoniac (NH3), Nitrite (NO2-).

- Định kỳ kiểm tra độ mặn 5 ngày/lần để điều chỉnh độ mặn kịp thời. Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế ATAGO với độ chính xác 0,1‰.

* Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình kích thích sinh sản

Số con tham gia sinh sản, số lượng trứng sinh sản.

* Các chỉ tiêu trong quá trình ương nuôi ấu trùng nổi, ấu trùng bám dây và con giống cấp I

Theo dõi các giai đoạn phát triển của ấu trùng, tỷ lệ sống, thời gian chuyển giai đoạn. Sử dụng kính hiển vi quang học.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 và SPSS 20 để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các đợt thí nghiệm. So sánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiều trung bình sau phân tích phương sai (Post Hoc Test) bằng phương pháp kiểm định LSD và Duncan ở độ tin cậy 95%.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Hàu thái bình dương

3.1.1. Cấu trúc về kích thước của Hàu thái bình dương trong thời gian thí nghiệm

Kích thước của Hàu thái bình dương trong thời gian thu thập từ tháng 8/2015 đến tháng 01/2016 với số lượng mẫu 180 cá thể tại đầm Đề Gi dao động trong khoảng từ 8,18 – 14,20 cm. Trong đó, nhóm Hàu thái bình dương có kích thước từ 10,00 – 10,98 cm chiếm ưu thế với 35,00%, kế đến là nhóm 9,00 – 9,98 cm (33,89%), nhóm 11,04 cm trở lên (18,33%) và thấp nhất là nhóm 8,18 – 8,90 cm với khoảng 12,78%.

Hình 3.1. Mẫu Hàu thái bình dương để phân tích

Như vậy, nhóm kích thước Hàu thái bình dương thu thập trong thời gian thực hiện đề tài là gồm có 4 nhóm kích thước là: 8,18 – 8,90cm; 9,00 – 9,98cm; 10,00 – 10,98cm và từ 11,04cm trở lên (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Số lượng và tỷ lệ % cá thể hàu ở các nhóm kích thước thu thập

Nhóm kích thước (cm) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

8,18 – 8,90 23 12,78

9,00 – 9,98 61 33,89

10,00 – 10,98 63 35,00

≥ 11,04 33 18,33

TỔNG 180 100,00

3.1.1.1. Sự tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của vỏ Hàu thái bình dương

Chiều dài vỏ là chỉ số cơ bản để xác định sự sinh trưởng của Hàu thái bình dương. Chiều dài vỏ có mối quan hệ tuyến tính với chiều rộng và chiều cao của vỏ.

Hình 3.2. Xác định kích thước Hàu thái bình dương

a – Chiều dài b – Chiều rộng c – Chiều cao

Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của vỏ Hàu thái bình dương ở các nhóm kích thước khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng vỏ của Hàu thái bình dương ở các

nhóm kích thước khác nhau Nhóm kích thước (cm) Chiều rộng vỏ - B Trung bình (cm) Chiều dài vỏ - L Trung bình (cm) Tỷ lệ Rộng/Dài (B/L) 8,18 – 8,90 4,13  0,11 8,70  0,02 2,11 9,00 – 9,98 4,99  0,02 9,53  0,04 1,90 10,00 – 10,98 5,48  0,01 10,53  0,04 1,92 ≥11,04 6,70  0,35 12,17  1,11 1,82 a b c

Qua Bảng 3.2 ta thấy khi chiều dài vỏ tăng thì chiều rộng vỏ cũng tăng. Nhóm hàu có kích thước từ 8,18 – 8,90 cm có chiều dài và chiều rộng vỏ trung bình lần lượt là 8,70  0,02cm và 4,13  0,11cm; nhóm hàu có kích thước từ 9,00 – 9,98cm có dài và chiều rộng vỏ trung bình lần lượt là 9,53  0,04cm và 4,99  0,02cm; nhóm hàu có kích thước từ 10,00 – 10,98cm có dài và chiều rộng vỏ trung bình lần lượt là 10,53 

0,04cm và 5,48  0,01cm; nhóm hàu có kích thước từ 11,04 cm trở lên có dài và chiều rộng vỏ trung bình lần lượt là 12,17  1,11cm và 6,70  0,35cm. Từ đó cho thấy tương quan giữa chiều rộng và chiều dài của vỏ hàu là mối tương quan tuyến tính, chúng cùng tăng lên trong quá trình phát triển của cá thể và mối tương quan này tuân theo phương trình đường thẳng hồi quy: B = 0,696L - 1,782 (hệ số tương quan R2 = 0,950).

Hình 3.3. Tương quan chiều rộng – chiều dài vỏ Hàu thái bình dương

3.1.1.2. Sự tương quan giữa chiều dài và chiều cao của vỏ Hàu thái bình dương

Ở các nhóm hàu kích thước khác nhau có kết quả đo chiều dài và chiều cao như sau: Nhóm hàu có kích thước từ 8,18 – 8,90 cm có chiều dài và chiều cao vỏ trung bình lần lượt là 8,70  0,02cm và 2,39  0,01cm; nhóm hàu có kích thước từ 9,00 – 9,98cm có dài và chiều cao vỏ trung bình lần lượt là 9,53  0,04cm và 2,90  0,01cm; nhóm hàu có kích thước từ 10,00 – 10,98cm có dài và chiều cao vỏ trung bình lần lượt là 10,53  0,04cm và 3,38  0,02cm; nhóm hàu có kích thước từ 11,04 cm trở lên có dài và chiều cao vỏ trung bình lần lượt là 12,17  0,62cm và 4,55  0,08cm.

Chiều dài vỏ (cm) Chiều

rộng vỏ (cm)

Chiều dài vỏ (cm) Chiều

cao vỏ (cm)

Bảng 3.3. Tương quan giữa chiều dài và chiều cao vỏ của Hàu thái bình dương ở các

nhóm kích thước khác nhau Nhóm kích thước (cm) Chiều cao vỏ - H Trung bình (cm) Chiều dài vỏ - L Trung bình (cm) Tỷ lệ Cao/Dài (H/L) 8,18 – 8,90 2,39  0,01 8,70  0,02 3,64 9,00 – 9,98 2,90  0,01 9,53  0,04 3,29 10,00 – 10,98 3,38  0,02 10,53  0,04 3,12 ≥ 11,04 4,55  0,08 12,17  0,62 2,67

Quan hệ giữa chiều cao và chiều dài của vỏ Hàu thái bình dương là mối tương quan tuyến tính. Phương trình đường thẳng hồi quy: H = 0,569L – 2,538 với hệ số tương quan R2 = 0,948 (Hình 3.3).

Hình 3.4. Tương quan chiều cao – chiều dài vỏ Hàu thái bình dương

Qua Bảng 3.2 và Bảng 3.3. cho thấy rằng khi chiều dài của Hàu thái bình dương càng tăng thì tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài có xu hướng giảm dần. Cụ thể: Ở nhóm hàu có kích thước từ 8,18 – 8,90cm có tỷ lệ B/L là 2,11; nhóm hàu có kích thước từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo hàu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793) tại bình định (Trang 31)