Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo hàu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793) tại bình định (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Bình Định nằm ở tọa độ 13030’ – 14042’ độ vĩ bắc và 108036’ – 109022’ độ kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và phía đông giáp với biển Đông. Chiều dài tỉnh (theo hướng Bắc – Nam) trên 110km, chiều ngang (theo hướng Đông – Tây) hơn 55km, cách Hà Nội 1.065km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649km về phía nam.

Địa hình: Địa hình Bình Định đa dạng, gồm nhiều loại hình sinh thái như: Miền núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Vùng đồng bằng rộng 1.700km2 (chiếm 17,5% diện tích), bị đồi núi, sông suối chia cắt. Vùng núi dọc theo chiều dài của dãy Trường Sơn với diện tích đất 374.212ha, chiếm hơn 62% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Khí hậu: Bình Định chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ, mùa đông hướng gió chủ yếu theo hướng bắc, mùa hạ hướng gió chủ yếu theo hướng tây và tây nam, ở miền núi phía tây thường có sương mù xuất hiện vào mùa mưa lũ.

Nhiệt độ thay đổi theo địa hình, ở vùng thấp 500 – 600m trở xuống, nhiệt độ trung bình khoảng 24 – 260C; ở những vùng núi cao trên 1.000m, nhiệt độ trung bình

khoảng 19 – 200C. Bình Định phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa nắng từ tháng giêng đến tháng 9. Số giờ nắng từ 4 – 6 giờ nắng/ngày, các tháng nắng nhất là tháng 4, 5, 6, 7, 8; nhiệt độ ngày nắng nhất lên tới 400C. Mùa mưa từ tháng 9 – 12, lượng mưa trung bình 1.700 – 1.800mm, phân bổ không đều, mùa mưa thường gây ra úng lụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo hàu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793) tại bình định (Trang 25 - 26)