Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn văn Thiện (2008), với sự hỗ trợ của các phần mềm Excel 2010.
- Giá trị trung bình ( )
- Sai số của số trung bình:
- Độ lệch chuẩn:
- Hệ số biến dị (Cv %) = - So sánh giữa 2 lô:
Trong đó: X là giá trị trung bình
X1, X2, X3...Xn: Giá trị mẫu
X: Tổng số các mẫu n: Dung lượng mẫu
: Sai số của số trung bình : Độ lệch tiêu chuẩn X n X n X X X X X X n 1 2 3 4 ... 1 n S m X X 1 ) ( 2 2 n n Xi Xi SX 100 x X Sx 2 2 2 1 2 1 x x TN m m X X T x m x S
Phần 4
KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn tại trại lợn thuộc Công ty CP Khoa học sự sống Công ty CP Khoa học sự sống
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em được phân công tham gia chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản, bao gồm lợn nái chửa (kỳ I và kỳ II); lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ và các đàn lợn con sau cai sữa. Kết quả công tác chăn nuôi lợn như sau:
* Chăn nuôi lợn nái chửa
Khi có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi, hợp tử bám và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường, các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian này. Do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao; khối lượng trung bình của lợn con cai sữa cao; lợn con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn.
Lợn nái sau khi phối giống đã chắc chắn có chửa được nhốt riêng mỗi con một ô chuồng nhằm thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý.
Chế độ ăn cho lợn như sau: Lợn nái sau khi tách con 2 ngày đầu cho ăn 0,2 kg thức ăn tinh từ ngày thứ 3 trở đi cho ăn 1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày đến khi động dục thì chuyển sang chế độ ăn của nái chửa kì I, tùy thuộc vào thể trạng của lợn nái, lợn gầy cho ăn nhiều hơn 20% thức ăn tinh. Thức ăn được nấu chín, trộn cùng thân cây chuối hoặc cây ngô non băm nhỏ.
Trong giai đoạn chửa kỳ I, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 0,6 - 0,8 kg thức ăn tinh/con, 1 - 2,0 kg thức ăn thô xanh/con. Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối
lượng sơ sinh cao. Giai đoạn này khẩu phần ăn là 1,0 -1,2 kg thức ăn tinh/con và 1-2 kg thức ăn thô xanh.
Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa trong một ngày chúng ta cần chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn bình thường, mùa đông khi nhiệt độ dưới 150C cho ăn thêm 20% thức ăn tinh.
Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Lợn được nhốt vào chuồng có nền bằng phẳng, dễ quan sát chăm sóc.
Mỗi ô chuồng có phiếu ghi rõ ngày phối giống, dự kiến ngày đẻ để dễ dàng cho công tác quản lý và chăm sóc nhất là công tác đỡ đẻ khi lợn đẻ.
* Nuôi dưỡng lợn nái đẻ:
Mục đích nuôi dưỡng lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt đủ khả năng tiết sữa nuôi con sau này. Những nội dung chính của công tác này gồm:
Một tuần trước khi lợn nái đẻ có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn tùy thuộc vào thể trạng lợn nái, lợn nái khỏe một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, trước đẻ 2-3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Lợn nái yếu thì không giảm mà cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
Ngày lợn nái cắn ổ đẻ dừng cho ăn, cho uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ cho ăn cháo loãng, số lượng bằng 1/4 ngày thường, tăng dần sau 3 ngày cho ăn theo chế độ lợn nái nuôi con, vào ngày nái đẻ cần chuẩn bị một số dụng cụ và thiết bị cần thiết như: hộp xốp, kìm bấm nanh, kìm bám tai, thuốc sát trùng, oxytoxin...
Trực và đỡ đẻ cho lợn: trực đẻ rất cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn nái trong những trường hợp bất thường. Quan sát được những biểu hiện của lợn nái khi có hiện tượng sắp đẻ, để có kế hoạch trực và đỡ đẻ cho lợn nái. Do lợn nái rừng thường dữ khi đẻ, không phải con nái nào cũng vào được chuồng để làm công tác đỡ đẻ được do vậy cần lưu ý khi đỡ đẻ cho lợn nái.
* Nuôi dưỡng chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con:
Chăn nuôi lợn nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là khâu cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Giai đoạn này quyết định chất lượng lợn con giống và hiệu quả kinh tế trong nghề chăn nuôi lợn nái. Vì vậy trong chăn nuôi lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt; cả lợn mẹ và con khỏe, lợn con sinh trưởng nhanh, có số con và trọng lượng cai sữa cao; tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao; lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con không được thối mốc, biến chất hư hỏng, thức ăn được nấu chín sau đó trộn cùng cây chuối, rau xanh đã phay nhỏ cho ăn. Khối lượng thức ăn được tính tùy theo khối lượng lợn mẹ và số lượng con sinh ra. Khẩu phần ăn của lợn nái: 1,5 - 2kg thức ăn tinh, 2-3 kg rau xanh/con/ ngày.
Đối với những lợn nái tiết sữa kém thì cho ăn thêm đu đủ nấu chín trong khoảng 3-5 ngày để kích thích tiết sữa.
Trong thời gian thực tập em đã tham gia chăn nuôi 7con lợn nái chửa, đẻ và nuôi con. Đàn lợn nái có sức khỏe tốt, phôi thai phát triển bình thường. Qua việc chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản em đã nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn nái từng giai đoạn, vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật truyền cho vào thực tiễn sản xuất. Qua đó trình độ và tay nghề của em đã được nâng cao.
* Chăn nuôi lợn con theo mẹ
Giai đoạn còn theo mẹ, lợn con rất nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Vì thế ở giai đoạn này cần đặc biệt chú ý giúp lợn con theo mẹ phát triển một cách tốt nhất có thể.
Đối với lợn con theo mẹ (Lợn con bú sữa), tiến hành các kỹ thuật như sau: - Tiêm bổ sung sắt: Mỗi con 1 ml Prolongal (300 mg sắt/ml). Tiêm lúc 3 ngày tuổi. Tiêm vùng bắp ở cổ lợn.
- Tẩy cầu trùng: Cùng lúc với tiêm sắt, sử dụng thuốc Novacoc (cho uống 1ml/con).
- Phải giữ chuồng trại luôn luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Hàng ngày theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu chảy để xử lý kịp thời: - Cho lợn con uống thuốc hoặc tiêm (Theo quy trình điều trị bệnh tiêu chảy lợn con).
- Tích cực phòng chống lạnh và ẩm: Bằng cách thay đệm lót, lau chuồng khô bằng vải mềm, rơm rạ, che chắn chuồng trại không để gió lùa trực tiếp vào chỗ lợn con nằm…
Kiểm tra và điều tiết thức ăn lợn mẹ cho phù hợp, nếu quá nhiều lợn con bị tiêu chảy, giảm lượng thức ăn.
- Tập cho lợn con ăn sớm: Khi lợn con được 14-16 ngày tuổi, hàng ngày cho lợn tập ăn. Sử dụng thức ăn viên dùng để tập ăn, mỗi ngày cho lợn con ăn 2 lần (sáng/chiều), mỗi lần khoảng 8-10 gam thức ăn. Nếu lợn con ăn không hết, cần loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho lượng thức ăn mới vào.
Khi lợn con biết ăn, tăng dần lượng thức ăn lên, mỗi lần tăng khoảng 1- 2g/con/bữa.
Nếu lợn con không chịu ăn, có thể bắt và thả vài viên thức ăn vào miệng cho chúng nhai kết hợp với chọn vị trí nền chuồng khô ráo sạch sẽ rắc thức ăn ra cho chúng tập ăn cùng lợn mẹ.
Sau khi cho ăn bữa chiều, tối, cần lấy hết thức ăn thừa, bỏ máng ra ngoài, không để chuột ăn, gây bệnh cho lợn.
* Chăn nuôi lợn con sau cai sữa:
Lợn con khi đạt độ tuổi từ 35 - 42 ngày, ăn thạo thức ăn tập ăn có thể tiến hành cai sữa. Cụ thể như sau:
- Trước khi cai sữa giảm thức ăn của lợn mẹ.
- Kỹ thuật cai sữa: đuổi lợn mẹ sang chuồng chờ phối. Để lợn con ở lại chuồng cũ.
- Nếu ghép các đàn lại với nhau, cần sử dụng dầu gió để làm lẫn mùi lợn con, tránh lợn đánh nhau.
- Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con sau khi tách mẹ như sau:
- Trước ngày cai sữa: giảm thức ăn của lợn con (chỉ cho ăn khoảng 50% lượng thức ăn chúng có thể ăn ngày trước đó).
- Ngày cai sữa: Không cho ăn, hạn chế uống nước.
- Sau đó tăng dần lượng thức ăn, tùy theo thể trạng và khối lượng khi cai sữa để quyết định (g/con/ngày): 5,0 - 7,5 - 10 - 12,5 - 15,0 - 17,5 - 20,0 - 22,5…
- Hàng ngày cho lợn con ăn thêm các loại lá non như lá chuối, lá sung… với lượng vừa phải, không để thừa lại trong chuồng.
Trong thời gian thực tập, em đã cùng với các cán bộ, công nhân của trại tiến hành cai sữa và chăn nuôi cho 7 đàn lợn con với số lượng là 64 con.
4.1.2. Kết quả công tác thú y
Đối với một cơ sở chăn nuôi lợn, công tác thú y có vai trò rất quan trọng, luôn phải đi trước một bước. Trong đó, ngoài việc chấp hành tốt vệ sinh thú y, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ngăn ngừa các loại ký chủ trung gian truyền bệnh như chuột, thú hoang… thì công tác tiêm phòng và điều trị kịp thời các bệnh xảy ra là rất quan trọng. Kết quả công tác công tác thú y như sau:
* Công tác tiêm phòng: Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau: Đối với lợn nái:
- Vắc xin dịch tả: Ngày chửa thứ 70. - Vắc xin FMD: Ngày chửa thứ 84
- Vắc xin PRRS: Tiêm toàn đàn một năm 2 lần (Tháng 4 và tháng 10). Đối tượng: lợn nái chửa tuần 1 - 11; Lợn nái đẻ, cai sữa. Lợn nái chửa tuần 12- 16 không tiêm mà sẽ tiêm khi đẻ 1 tuần trở ra.
- Vắc xin Farrowsure: Nếu chưa tiêm trước khi cai sữa 7 ngày, thì tiêm lúc chửa 90 ngày.
Đối với lợn con:
- Tiêm vắc xin Donoban 10: 21 ngày tuổi - Tiêm vắc xin dịch tả mũi 1: 35 ngày tuổi - Vắc xin dịch tả mũi 2: 65 ngày tuổi - Tẩy giun sán: 70 ngày tuổi (Trộn thức ăn)
- Vắc xin lepto: 80 ngày (Mũi 1); 90 ngày (mũi 2)
Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vắc xin cho đàn lợn nái số lượng 7 con, 1 lợn đực giống và 116 lợn con và lợn thịt. Tổng hợp kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả công tác tiêm phòng đàn lợn
STT Loại vắc xin Tổng số
Trong đó
Lợn đực Lợn nái thương phẩm Lợn con và
1 Dịch tả 124 1 7 116 2 Donoban 10 116 116 3 PPRS 8 1 7 4 Lepto 116 116 5 LMLM 8 1 7 6 Farrowsure 8 1 7 * Công tác điều trị bệnh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tham gia công tác điều trị bệnh như sau:
- Bệnh lợn con phân trắng:
Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, xảy ra ở hầu hết tất cả các đàn. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại không tốt, thời tiết thay đổi thất thường, hay do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ.
Triệu chứng: Lợn con ỉa phân lỏng hoặc nhão có màu trắng, màu xanh hoặc màu vàng, đuôi và hậu môn dính phân, phân tanh mùi thối khắm, nếu không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh chóng, xù lông bú kém.
Phác đồ 1: Clorocid-100: Pha vào nước uống hoặc trộn với thức ăn, dùng liên tục 4-5 ngày, liều 2-3 viên/con/lần, dùng 2 lần/ngày.
Phác đồ 2: Enrotis LA 1ml/10kg TT, 3 ngày tiêm một mũi, điều trị từ 1- 2 lần là khỏi.
Điều trị cho 14 con, tỷ lệ khỏi lần 1 đạt 92,11%. - Bệnh tiêu chảy:
Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, do thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…
Triệu chứng: Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một số còn ỉa vọt cần câu. Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, chướng hơi.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau: Phác đồ 1: Dùng Norfacoli tiêm 1ml cho 10 - 15 kg thể trọng, dùng liên tục 2 - 3 ngày.
Phác đồ 2: Dùng Clorocid hòa với nước sôi để nguội cho uống, liệu trình 3 -5 ngày. Kết hợp tiêm Norfacoli.
Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, giảm ăn, cho uống nước điện giải, bổ sung men tiêu hóa sau khi lợn khỏi.
Điều trị cho 10 con, tỷ lệ khỏi lần 1 đạt 85 %. + Hội chứng đường hô hấp
Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.
Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Về sau thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1: Dùng Pneumotic và Kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10 kg thể trọng/lần. Dùng 3-5 ngày nếu thấy lợn sốt tiêm thêm Anagin C, 1ml/5 kg thể trọng.
Phác đồ 2: Dùng Hanflo LA, trong thành phần chủ yếu là kháng sinh Flophenicon. Tiêm bắp thịt 1ml/10 kg TT/lần, 2 ngày tiêm một lần. Dùng 3-5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1.
Hộ lý: vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.
Điều trị cho 17 con khỏi. Tỷ lệ khỏi 93,7%. - Bệnh kí sinh trùng
Nguyên nhân: Do lợn ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa…)
Triệu chứng: Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà lợn có những dấu hiệu triệu chứng sau: kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, lợn bị tiêu chảy, mất máu, … Trên lợn thông thường nhiễm giun đũa, giun