Đối với một cơ sở chăn nuôi lợn, công tác thú y có vai trò rất quan trọng, luôn phải đi trước một bước. Trong đó, ngoài việc chấp hành tốt vệ sinh thú y, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ngăn ngừa các loại ký chủ trung gian truyền bệnh như chuột, thú hoang… thì công tác tiêm phòng và điều trị kịp thời các bệnh xảy ra là rất quan trọng. Kết quả công tác công tác thú y như sau:
* Công tác tiêm phòng: Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau: Đối với lợn nái:
- Vắc xin dịch tả: Ngày chửa thứ 70. - Vắc xin FMD: Ngày chửa thứ 84
- Vắc xin PRRS: Tiêm toàn đàn một năm 2 lần (Tháng 4 và tháng 10). Đối tượng: lợn nái chửa tuần 1 - 11; Lợn nái đẻ, cai sữa. Lợn nái chửa tuần 12- 16 không tiêm mà sẽ tiêm khi đẻ 1 tuần trở ra.
- Vắc xin Farrowsure: Nếu chưa tiêm trước khi cai sữa 7 ngày, thì tiêm lúc chửa 90 ngày.
Đối với lợn con:
- Tiêm vắc xin Donoban 10: 21 ngày tuổi - Tiêm vắc xin dịch tả mũi 1: 35 ngày tuổi - Vắc xin dịch tả mũi 2: 65 ngày tuổi - Tẩy giun sán: 70 ngày tuổi (Trộn thức ăn)
- Vắc xin lepto: 80 ngày (Mũi 1); 90 ngày (mũi 2)
Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vắc xin cho đàn lợn nái số lượng 7 con, 1 lợn đực giống và 116 lợn con và lợn thịt. Tổng hợp kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả công tác tiêm phòng đàn lợn
STT Loại vắc xin Tổng số
Trong đó
Lợn đực Lợn nái thương phẩm Lợn con và
1 Dịch tả 124 1 7 116 2 Donoban 10 116 116 3 PPRS 8 1 7 4 Lepto 116 116 5 LMLM 8 1 7 6 Farrowsure 8 1 7 * Công tác điều trị bệnh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tham gia công tác điều trị bệnh như sau:
- Bệnh lợn con phân trắng:
Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, xảy ra ở hầu hết tất cả các đàn. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại không tốt, thời tiết thay đổi thất thường, hay do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ.
Triệu chứng: Lợn con ỉa phân lỏng hoặc nhão có màu trắng, màu xanh hoặc màu vàng, đuôi và hậu môn dính phân, phân tanh mùi thối khắm, nếu không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh chóng, xù lông bú kém.
Phác đồ 1: Clorocid-100: Pha vào nước uống hoặc trộn với thức ăn, dùng liên tục 4-5 ngày, liều 2-3 viên/con/lần, dùng 2 lần/ngày.
Phác đồ 2: Enrotis LA 1ml/10kg TT, 3 ngày tiêm một mũi, điều trị từ 1- 2 lần là khỏi.
Điều trị cho 14 con, tỷ lệ khỏi lần 1 đạt 92,11%. - Bệnh tiêu chảy:
Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, do thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…
Triệu chứng: Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một số còn ỉa vọt cần câu. Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, chướng hơi.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau: Phác đồ 1: Dùng Norfacoli tiêm 1ml cho 10 - 15 kg thể trọng, dùng liên tục 2 - 3 ngày.
Phác đồ 2: Dùng Clorocid hòa với nước sôi để nguội cho uống, liệu trình 3 -5 ngày. Kết hợp tiêm Norfacoli.
Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, giảm ăn, cho uống nước điện giải, bổ sung men tiêu hóa sau khi lợn khỏi.
Điều trị cho 10 con, tỷ lệ khỏi lần 1 đạt 85 %. + Hội chứng đường hô hấp
Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.
Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Về sau thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1: Dùng Pneumotic và Kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10 kg thể trọng/lần. Dùng 3-5 ngày nếu thấy lợn sốt tiêm thêm Anagin C, 1ml/5 kg thể trọng.
Phác đồ 2: Dùng Hanflo LA, trong thành phần chủ yếu là kháng sinh Flophenicon. Tiêm bắp thịt 1ml/10 kg TT/lần, 2 ngày tiêm một lần. Dùng 3-5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1.
Hộ lý: vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.
Điều trị cho 17 con khỏi. Tỷ lệ khỏi 93,7%. - Bệnh kí sinh trùng
Nguyên nhân: Do lợn ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa…)
Triệu chứng: Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà lợn có những dấu hiệu triệu chứng sau: kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, lợn bị tiêu chảy, mất máu, … Trên lợn thông thường nhiễm giun đũa, giun phổi là nhiều nhất.
Điều trị: Tiêm Hanmectin vào dưới da 1ml/10kg thể trọng/lần. Tiêm 2 lần, lần một cách lần hai 1 tuần.
Điều trị cho 3 con khỏi. Tỷ lệ 100% Tổng hợp về kết quả công tác điều trị bệnh được trình bày qua bảng 4.2
Bảng 4.2: Kết quả công tác điều trị bệnh
STT Loại bệnh ĐVT Số con
điều trị Số con khỏi
Tỷ lệ khỏi (%)
1 Bệnh đường tiêu hóa Con 24 21 87,5
2 Bệnh đường hô hấp Con 17 16 93,7