Đa dạng về các bậc Taxon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã vân trình, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 38)

4.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành

Nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày và Dao tại xã Vân Trình đã ghi nhận 82 loài thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoloiophyta) được sử dụng làm thuốc thuộc 80 chi và 63 họ. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân bố các ngành thực vật làm thuốc ở xã Vân Trình, huyện Thạch An

Stt Magnoloiophyta Số họ Số chi Số loài

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1 Lớp một lá mầm

(Liliopsida) 7 11,11 8 10 9 10,98 2 Lớp hai lá mầm

(Maguoliopsida) 56 88,89 72 90 73 89,02

Tổng 63 100 80 100 82 100

Kết quả cho thấy, lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) có số lượng loài, chi, họ được sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế hơn với 56 họ, chiếm 88,89% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 72, chiếm 90,00%; và số loài là 73 loài chiếm 89,02%. Một số loài thuộc lớp Ngọc lan có thể kể đến như: loài Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino được sử dụng điều trị viên tai giữa.

Lớp Một lá mầm (Liliopsida) chỉ có 9 loài (Chiếm 10,98%), 8 chi (Chiếm 10,00%) và 7 họ (Chiếm 11,11%) so với tổng số loài, chi, họ điều tra được.

Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 8,00 nghĩa là trung bình cứ 8 họ thuộc lớp Hai lá mầm thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Một lá mầm; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 9,00 và 8,11 có nghĩa là trung bình cứ 9 chi và 8 loài thuộc lớp Hai lá mầm sẽ có 1 chi và 1 loài thuộc lớp Một lá mầm.

Tóm lại, các loài cây trong ngành Ngọc lan, nhất là các loài thuộc lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) chiếm một tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trọng trong các loài thực vật làm thuốc được cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa trị bệnh.

Dưới đây là một số hình ảnh về một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu:

Hình 4.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở KVNC

Ké hoa đào - Urena lobata L. Bảy lá một hoa - Paris

chinensis Franch

Khoan cân đằng- Tinospora sinensis (Lour.) Merr Sa nhân - Amomum

4.1.1.2. Số lượng phân bố các loài cây trong từng họ.

Số lượng họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu bao gồm 63 họ và sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ được thể hiện qua Bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.2. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ

Ngành thực vật 1 loài 2 loài 3 loài 4 loài 5 loà i 6 loà i 7 loà i 8 loà i 9 loà i >10 loài Magnoloiophyta 47 13 3 0 0 0 0 0 0 0 Liliopsida 6 0 1 0 0 0 0 0 0 0 Maguoliopsida 41 13 2 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số họ 47 13 3 0 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ số họ/ Tổng số họ (%) 74,60 20,63 4,76 0 0 0 0 0 0 0 Số loài 47 26 9 0 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ số loài/ Tổng số loài (%) 57,32 31,71 10,9 8 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn số liệu được tổng hợp từ bảng phụ lục 3

Từ kết quả Bảng 4.2 trên số liệu cho thấy, có 3 họ có 3 loài trong đó có 2 họ thuộc lớp Hai lá mầm đó là 2 họ Rutaceae (họ Cam) và họ Menispermaceae (họ Tiết dê), một họ thuộc lớp Một lá mầm là họ Araceae (họ Ráy) chiếm 4,76% so với tổng số họ và 10,98% so với tổng số loài. Có 13 họ có 2 loài thuộc lớp Hai lá mầm chiếm 20,63% so với tổng số họ và 31,71% so với tổng số loài. Có 47 họ có 1 loài chiếm 74,60% trên tổng số họ và 57,32% so với tổng số loài.

4.1.1.3. Các họ đa dạng nhất

Kết quả đánh giá có 3 họ đa dạng nhất của nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Nùng, Tày và Dao ở xã Vân Trình của huyện Thạch An được ghi nhận tại Bảng 4.3:

Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu bao gồm: họ Cam (Rutaceae) có 2 chi và 3 loài, họ Tiết dê (Menispermaceae) có 3 chi và 3 loài, họ Ráy (Araceae) có 2 chi và 3 loài.

Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu

St t

Tên họ Số loài Số chi

Tên Việt Nam Tên Khoa học Số loài Tỉ lệ % Số chi Tỉ lệ %

1 Họ cam Rutaceae 3 3,66 2 2,5 2

Họ tiết dê Menispermacea

e 3 3,66 3 3,75 3 Họ ráy Araceae 3 3,66 2 2,5 3 họ đa dạng nhất (10,98%) 9 10,98 7 8,75 Tổng số được phát hiện: 82 80

Trong 3 họ giàu loài được xác định ở xã Vân Trình thì không có họ nào nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam. Điều này cho thấy tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu vẫn còn thấp, do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc.

Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc tại xã Vân Trình với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) được ghi nhận tại Bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4. So sánh các họ giầu loài ở KVNC (1) với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)

Stt Họ nhiều loài KVNC (1) DLTV VN (2) Tỷ lệ % giữa (1) và (2) 1 Rutaceae - Họ cam 3 128 2,34 3 Araceae - Họ Ráy 3 175 1,71

4 Menispermaceae - Họ tiết dê 3 52 5,77

Chú thích: (1) số loài cây thuốc của các họ trong KVNC. (2) theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006)

Từ Bảng kết quả cho thấy, có 3 họ giàu loài được cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày và Dao tại xã Vân Trình sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh, trong đó cả 3 họ đều có 3 loài, chiếm tỷ lệ lần lượt là Rutaceae (2,34%), Araceae (1,71%) và Menispermaceae (5,77%).

Như vậy, số loài được sử dụng làm thuốc còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với số lượng loài trong cùng một họ đó có tại Việt Nam, nên khả năng phát hiện ra thêm nhiều loài có thể sử dụng làm thuốc là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã vân trình, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)