Để thuận lợi cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, Tôi đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống, căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau:
- Làng xóm, làm bản, vườn. - Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên). - Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ - Ven sông.
Bảng 4.6. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC
Stt Môi trường sống Số loài Tỷ lệ %
1 Làng xóm, làng bản, vườn (vu) 44 53,66 2 Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) ( R ) 32 39,02 3 Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ ( Đ, NĐ ) 22 26,83 4 Ven suối ( Vs) 2 2,44
Tổng cộng: 100 121,95
Tổng số được phát hiện 82
Chú thích: Tỉ lệ % trong Bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau
Qua Bảng 4.6 cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau:
Đối với môi trường ở các làng xóm, làng bản và vườn có số lượng cây thuốc nhiều nhất với 44/82 loài, chiếm 53,66% so với tổng số loài điều tra được, trong đó phải kể đến một số loài sống ở rừng được bà con sử dụng nhiều như: Khoan cân đằng - Tinospora sinensis (Lour.) Merr (1. Khau bẻo) được bà con dân tộc Nùng sử dựng để chữa viêm họng; Chanh - Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle (2. Mác chanh) được dân tộc Tày sử dụng điều trị hen; loài Cà độc dược - Datura metel L. (1. Mác trẻ phạ) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị đau răng... Điều này cũng
được minh chứng qua nghiên cứu của tác giả Quàng Văn Kiêm (2019) khi điều tra về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng [22] cũng cho thấy môi trường sống ở vườn chiếm số lượng nhiều nhất với 59 loài chiếm 57,84% so với tổng số loài.
Như vây, có thể thấy người dân ở KVNC đã từng bước có những biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cho tương lai.
Đứng thứ hai là các loài cây thuốc có ở môi trường rừng với 32/82 loài và chiếm tỷ lệ 39,02% so với tổng số loài điều tra được. Có thể kể đến một số loài như: Cây si - Ficus benjamina L. (1,2. Mạy rày) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh khớp và làm thuốc bổ, ngoài cộng đồng dân tộc Tày còn dùng để điều trị đau lưng và đau khớp; Lá vông - Erythrina variegata L. (1. Mạy toong) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị dạ dày và hạ huyết ap; Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte (1. Trầm hương) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị tiêu chảy…
Đứng thứ ba là những loài cây thuốc phân bố ở khu vực đồi trọc, trảng cỏ với 22/82 loài, chiếm 26,83% so với tổng số loài, trong đó một số loài được các cộng đồng sử dụng để làm thuốc như: Cây khế - Averrhoa bilimbi L. (1. Mác phường) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh dị ứng và ốm sốt; loài Rau ngót - Sauropus androgynus (L.) Merr (1. Phắc ràu) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh vô sinh ở nam giới và táo bón…
Thấp nhất là những cây thuốc phân bố ở những khu ven sông ven suối chỉ có 2 loài, chiếm 2,24% so với tổng số loài đó là 2 loài: Ráy túi - Alocasia cucullata (Lour.) Schott (2. Pục) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị bỏng; Nhân trần - Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze (1,2. Booc sinh) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để làm thuốc giải nhiệt bên cạnh đó cộng đồng dân tộc tày còn sử dụng làm thuốc điều trị ho gió.
Nhìn chung, đánh giá về nơi sống của từng loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày, Dao ở khu vực
nghiên cứu là một việc rất quan trọng, điều này có ý nghĩa trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.