Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã vân trình, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 44)

được ở khu vực nghiên cứu.

Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Sách đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật (2007); Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” của Nguyễn Tập (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2019, tôi tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và kết quả được thể hiện Bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Tt Tên phổ thông Tên khoa học Thuộc họ

Cấp quy định SĐVN 2007 06/NĐ -CP DLĐCTVN 2006

1 Lan kim tuyến Anoectochilus

setaceus Blume

Orchidaceae - Họ

lan EN IA

2 Bình vôi Stephania rotunda

Lour

Menispermaceae- Họ tiết dê

IIA

3 Hoàng tinh hoa trắng Disporopsis longifolia Craib Convallariaceae - Họ mạch môn đông IIA

4 Bảy lá một hoa Paris chinensis Franch Trilliaceae - Họ

trọng lâu IIA EN 5 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Polygonaceae - Họ rau răm VU EN 6 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Cucurbitaceae - Họ bầu bí EN VU

7 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria

Lour

Tiết dê -

Menispermaceae IIA

8 Cốt toái bổ Drynaria fortunei

(Kuntze ex Mett.) J.Sm.

Dương xỉ - Polypodiaceae

EN IIA

EN

Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐ 06/2019/NĐ-CP: Nghị định 06 của Chính phủ; DLĐCTVN: Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006; VU: Sắp nguy cấp – Vulnerable; EN: Nguy cấp - Endangered; IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy có 8 loài cây thuốc đang thuộc diện cần bảo tồn, chiếm 9,76% so với tổng số loài điều tra được, thuộc 8 họ và 8 chi được cộng đồng dân Nùng, Tày và Dao ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng sử dụng chữa bệnh. Cụ thể:

Số loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là 6 loài, trong đó có 1 loài ở mức IA - Nghiêm cấm khai thác sử dụng đó là loài Lan kim tuyến -

Anoectochilus setaceus Blume được cộng đồng dân tộc Nùng ở KVNC sử dụng để chữa bệnh tim và bệnh máu trắng. Ở mức IIA - Hạn chế khai thác sử dụng có 5 loài như: Bình vôi - Stephania rotunda Lour; Hoàng tinh hoa trắng - Disporopsis longifolia Craib; Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch; Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour; Cốt toái bổ - Drynaria fortunei

(Kuntze ex Mett.) J.Sm chiếm 75,00% tổng số loài thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC.

Số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 4 loài, trong đó có 3 loài ở mức độ đang nguy cấp (EN) chiếm 37,5% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là loài Lan kim tuyến -

Anoectochilus setaceus Blume, Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makin và; Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm. Có 1 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU) chiếm 12,5% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là các loài: Hà thổ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson.

Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) có 4 loài, trong đó có 3 loài ở mức độ nguy cấp (EN) chiếm 37,5% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và có 1 loài thuộc mức đang nguy cấp (VU) đó là Giảo cổ lam -

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.

Ngoài ra, trong số 8 loài cây thuốc này có 1 loài là: Cốt toái bổ -

Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm. được ghi nhận ở cả 3 nguồn tài liệu bảo tồn là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006). Vì vậy, cần có biện

pháp sử dụng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc này để phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực nghiên cứu nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã vân trình, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)