Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã vân trình, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 46)

thiểu số ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vân Trình. thiểu số ở xã Vân Trình.

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được trình bày tại Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở KVNC. Stt Bộ phận sử dụng Nùng Tày Dao Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số Lượng Tỷ lệ % 1 Cả cây 25 43,86 9 39,13 10 76,92 2 Lá 11 19,30 5 21,74 0 0,00 3 Rễ 11 19,30 2 8,70 2 15,38 4 Vỏ 7 12,28 2 8,70 1 7,69 5 Củ 6 10,53 3 13,04 0 0,00 6 Thân 2 3,51 0 0,00 0 0,00 7 Hoa 2 3,51 1 4,35 0 0,00 8 Quả 0 0,00 1 4,35 0,00 Tổng số 64 112,28 23 100,00 13 100,00 Tổng số phát hiện theo mỗi dt 57 23 13

Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc

Kết quả thống kê ở Bảng 4.8 cho thấy việc sử dụng bộ phận loài cây làm thuốc của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao rất phong phú với 8 bộ phận được sử dụng. Trong đó bộ phận cả cây, lá, rễ được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:

- Bộ phận sử dụng cả cây: Đây là bộ phận được cả 3 dân tộc sử dụng nhiều nhất trong đó dân tộc Nùng có số lượng nhiều nhất với 25/57 loài, chiếm 43,86% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, bên cạnh đó dân tộc Tày và Dao đều biết sử dụng với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 9/23 (39,13%) và 10/13 loài (76,92%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao. Trong đó phải kể đến những loài cây có giá trị như: cây Si- Ficus benjamina L. (1,2. Mạy rày) được làm thuốc bổ chữa xương khớp, ngoài ra cộng đồng dân tộc Tày cũng dùng để điều trị bệnh xương khớp về đau lưng; Ngũ gia bì chân chim - Schefflera heptaphylla (L.) Frodin (1,2. Mác tọc tẹc) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc điều trị bệnh xương khớp, thần kinh tọa, bên cạnh đó thì cộng đồng dân tộc Tày cũng sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về chấn thương; Thôi ba - Alangium chinense (Lour.) Harms (1. Mạy đa) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị viêm họng…

- Đối với bộ phận lá: Dân tộc Nùng biết sử dụng với số lượng nhiều nhất với 11/57 loài, chiếm 19,30% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, còn dân tộc Tày có số lượng ít hơn với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 5/23 loài (chiếm 21,74%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày, còn cộng đồng dân tộc Dao chưa phát hiện sử dụng bộ phận lá làm thuốc. Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như sau: Cây khế -

Averrhoa bilimbi L. (1. Mác phường) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị ốm sốt và dị ứng; Cánh kiến - Mallotus philippinesis (Lamk.) Muell.-Arg (1. Rùng hao) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị

rắn cắn; Ổi - Psidium guajava L. (2. Mác ội) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị bệnh kiết lị…

- Đối với bộ phận rễ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 11/57 loài (chiếm 19,30% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng), cộng đồng dân tộc Tày và Dao biết sử dụng lần lượt là 2/23 và 2/13 loài cây thuốc (chiếm 8,70% và 15,38% so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao) và có thể kể đến một số loài như: Nhãn - Dimocarpus longan

Lour (1. Mác nhàn) cộng đồng dân tộc sử dụng loài này để điều trị ốm sốt; Sau sau - Liquidambar formosana Hance (1. Sau phia) cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị thần kinh tọa và ngoài ra còn sử dụng để điều trị thận; Cỏ xước - Achyranthes aspera L (2. Cỏ xước) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng ngâm rượu làm thuốc bổ…

Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Nùng và Dao ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. Mặt khác kết quả cũng cho thấy việc sử dụng bộ phận cả cây hoặc thân hoặc rễ hoặc củ làm thuốc sẽ rất bất lợi trong việc bảo tồn nguồn gen của cây thuốc, vì vậy chúng ta cần phát triển và thực hiện các phương pháp trồng cây thuốc có bộ phận được sử dụng là cả cây hoặc thân hoặc rễ, để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu trong khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã vân trình, huyện thạch an, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)