3.3.2.1. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon
Để xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bị bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon so với gà khỏe, xét nghiệm 10 mẫu máu gà khỏe và 10 mẫu máu gà bị bệnh. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà khỏe so với gà bị nhiễm đơn bào Leucocytozoon được trình bày ở bảng 3.9, 3.9, 3.10. Bảng 3.9. Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bệnh so với gà khỏe Chỉ số máu Gà khỏe (X ±mX) Gà bệnh (X ±mX) Mức ý nghĩa (P) Số mẫu nghiên cứu 10 10
Số lượng hồng cầu (triệu/mm3
máu) 3,15 ± 0,06 2,22 ± 0,17 P = 0,000 Thể tích trung bình hồng cầu 126,29 ± 1,19 130,87 ± 0,94 P = 0,000 Dải phân bố kích thước hồng cầu (%) 12,38 ± 0,63 15,08 ± 0,39 P = 0,000 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3 máu) 30,14 ± 0,43 36,02 ± 0,50 P = 0,000 Số lượng tiểu cầu (nghìn/mm3 máu) 311,30 ± 3,05 158,39 ± 3,14 P = 0,000 Hàm lượng huyết sắc tố (gam
%) 12,56 ± 0,43 8,33 ± 0,48 P = 0,000
Thời gian đông máu (phút) 2,43 ± 0,26 7,60 ± 0,92 P = 0,000 Qua kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:
Xét nghiệm máu của gà khỏe số lượng hồng cầu trung bình là 3,15 ±
0,06 triệu/ mm3 máu, số lượng bạch cầu là 30,14 ± 0,43 nghìn/ mm3 máu, số lượng tiểu cầu là 311,30 ± 3,05 nghìn/ mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố 12,56 ± 0,43 gam %, dải phân bố kích thước hồng cầu 12,38 ± 0,63%, thời gian đông máu là 2,43 ± 0,26 phút.
Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) cho biết: số lượng hồng cầu gà trung bình là 3,0 - 3,2 triệu/ mm3 máu, số lượng bạch cầu là 30 nghìn/ mm3 máu, số lượng tiểu cầu là 300 nghìn/ mm3 máu và hàm lượng huyết sắc tố là 12,7g%.
Theo Hồ Văn Nam (1982), thể tích trung bình của hồng cầu gà khỏe là 127 fl (1 fl = 1 µm3
), thời gian đông máu từ 1,5 – 2,5 phút.
Như vậy, các chỉ số máu của gà khỏe trong thí nghiệm đều nằm trong giới hạn bình thường.
Xét nghiệm máu của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon với các chỉ tiêu huyết học tương ứng thấy có sự thay đổi rõ rệt như sau:
Số lượng hồng cầu trung bình của gà bị bệnh Leucocytozoon là 2,22
± 0,17 triệu/ mm3 máu, giảm 0,93 triệu hồng cầu/ mm3 máu so với gà khỏe. Như vậy số lượng hồng cầu trung bình của gà bị nhiễm
Leucocytozoon giảm đi rõ rệt so với lượng hồng cầu trung bình của gà khỏe. Sự giảm rõ rệt số lượng hồng cầu ở gà bệnh là do đơn bào ký sinh trong hồng cầu, phát triển và tiết độc tố làm phá vỡ hàng loạt hồng cầu, gây tình trạng thiếu máu, thiếu hồng cầu ở gà bệnh.
khi hồng cầu gà bị phá vỡ, số lượng hồng cầu giảm thì hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm.
Dải phân bố kích thước hồng cầu phán ánh mức độ đồng đều về kích thước của các tế bào hồng cầu trong máu, khi dải phân bố kích thước hồng cầu càng tăng thì mức độ đồng đều về kích thước của hồng cầu càng giảm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, đối với gà khỏe, dải phân bố kích thước hồng cầu trung bình là 12,38 ± 0,63%, ở gà nhiễm đơn bào
Leucocytozoon là 15,08 ± 0,39%, tăng cao rõ rệt so với gà khỏe. Như vậy, đơn bào Leucocytozoon ký sinh đã làm thay đổi kích thước của nhiều tế bào hồng cầu, làm cho mức độ đồng đều về kích thước của hồng cầu bị thay đổi.
Số lượng bạch cầu ở gà khỏe là 30,14 ± 0,43 nghìn/mm3 máu, ở gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 36,02 ± 0,50 nghìn/mm3 máu, tăng 5,88 nghìn/mm3 máu so với gà khỏe. Số lượng bạch cầu tăng khi cơ thể mắc bệnh bởi cơ thể sẽ chống lại mầm bệnh bằng cách tăng sinh bạch cầu. Khi đơn bài Leucocytozoon ký sinh ở các cơ quan của cơ thể sẽ gây phản ứng viêm cục bộ, làm tăng số lượng bạch cầu trong máu.
Số lượng tiểu cầu của gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 158,39
± 3,14 nghìn/mm3 máu, thấp hơn rất nhiều so với gà khỏe (311,30 ±
3,05 nghìn/mm3 máu).
Thời gian đông máu trung bình của gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon
dài hơn rõ rệt so với gà khỏe (7,60 phút và 2,43 phút). Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, số lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh dẫn đến hiện tượng máu khó đông ở gà bệnh.
Theo Chu Đức Thắng và cs. (2008), số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố giảm trong các trường hợp vật nuôi bị thiếu máu, dinh dưỡng kém và trong một số trường hợp bệnh lý khác.
Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Khi số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm (Đoàn Thị Thảo và cs., 2014).
Theo Cao Văn và Hoàng Toàn Thắng (2006), bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể. Số lượng bạch cầu tăng lên là một chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nhận xét của các tác giả trên, trong trường hợp này, yếu tố bệnh lý là đơn bào
Leucocytozoon ký sinh ở gà.
Theo Hoàng Văn Tiến và cs. (1995), tiểu cầu giảm khi cơ thể gia súc, gia cầm bị thiếu máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, gà bị bệnh
Leucocytozoon thường ở tình trạng thiếu máu nặng nên số lượng tiểu cầu giảm dẫn đến máu khó đông.
3.3.2.2. Sự thay đổi công thức bạch cầu của gà bị bệnh so với gà khỏe
Sự thay đổi số lượng bạch cầu và tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu là chỉ tiêu phi lâm sàng có ý nghĩa trong công tác chẩn đoán bệnh, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng. Chúng tôi đã xác định số lượng bạch cầu và tỷ lệ phần trăm (%) các loại bạch cầu trong máu gà mắc
Leucocytozoonosis để có cơ sở khoa học chẩn đoán bệnh đơn bào đường máu ở gà. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. So sánh công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bệnh Công thức bạch cầu Gà khỏe (X ±mX ) Gà bệnh (X ±mX ) Mức ý nghĩa (P) * Số mẫu nghiên cứu 10 10
Bạch cầu trung
tính 27,58 ± 0,30 37,74 ± 1,18 P =
0,000
Bạch cầu ái toan 3,59 ± 0,28 5,86 ± 0,32 P = 0,000
Bạch cầu ái kiềm 4,31 ± 0,19 1,13 ± 0,11 P = 0,000
Bạch cầu Lympho 58,24 ± 0,51 53,49 ± 1,02 P = 0,000 Bạch cầu đơn nhân
lớn 6,25 ± 0,56 1,75 ± 0,54 P =
0,000
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:
Đối với gà khỏe: tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong máu gà khỏe là 27,58 ± 0,30%, bạch cầu ái toan là 3,59 ± 0,28%, bạch cầu ái kiềm là 4,31 ±
0,19%, lâm ba cầu là 58,24 ± 0,51% và bạch cầu đơn nhân lớn là 58,24 ±
0,51%.
Hoàng Văn Tiến và cs. (1995) cho biết: ở gà, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là 27 %, bạch cầu ái toan là 4 %, bạch cầu ái kiềm là 4 %, lâm ba cầu là 59 % và bạch cầu đơn nhân lớn là 6 %.
Như vậy, tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu của gà khỏe đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.
Xét nghiệm máu của gà bị nhiễm đơn bào Leucocytozoo, ta thấy có sự thay đổi ở công thức bạch cầu: tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là 37,74 ± 1,18%, bạch cầu ái toan 5,86 ± 0,32%, bạch cầu ái kiềm 1,13 ±
0,11%, lâm ba cầu là 53,49 ± 1,02% và bạch cầu đơn nhân lớn là 1,75 ±
So sánh công thức bạch cầu của gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon
với gà khỏe thấy có sự khác nhau rõ rệt, chi tiết như sau: - Những loại bạch cầu có tỷ lệ giảm rõ rệt (P < 0,001) gồm:
+ Bạch cầu ái kiềm (1,13% so với 4,31%) + Lâm ba cầu (53,49% so với 58,24%)
+ Bạch cầu đơn nhân lớn (1,75% so với 6,25%)
- Những loại bạch cầu có tỷ lệ tăng rõ rệt (P < 0,001) gồm: + Bạch cầu đa nhân trung tính (37,74% so với 27,58%) + Bạch cầu ái toan (5,86% so với 3,59%)
Khi gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon thì phản ứng phòng vệ của cơ thể trở nên nhạy cảm, bạch cầu tăng số lượng nhằm chống lại tác hại của đơn bào Leucocytozoon, đặc biệt là bạch cầu ái toan.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978), gia súc và gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng những phản ứng tế bào như viêm, thực bào và tăng bạch cầu ái toan. Tác giả nhận xét, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan được xem như một chỉ tiêu để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.
Theo Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ (1980), bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm. Khi cơ thể cảm nhiễm ký sinh trùng thì bạch cầu ái toan tăng lên.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, cơ thể phản ứng lại tác động do độc tố của ký sinh trùng bằng phản ứng viêm, tăng sinh cục bộ và tăng bạch cầu ưa axít.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.
với gà khỏe. Các chỉ tiêu huyết học thay đổi chứng tỏ tình trạng bệnh lý do đơn bào ký sinh trong máu gây ra cho gà là rất rõ rệt.