Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do leucocytozoon spp ở gà thả vườn tại tỉnh lạng sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 30 - 35)

Liên Xô (cũ), Nikitin N. K. và Artemenko M. N. (1927) đã kiểm tra máu chim trời ở Ucrain và tìm thấy Leucocytozoon ở 7% số chim (dẫn theo Orlov F. M, 1975.

Huchzermeyer F. W. và Sutherland B. (1978) lần đầu tiên đã phát hiện được Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi, tác giả cho rằng

Simulium nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.

Morii T. và cs (1984) đã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng

Leucocytozoon được chiết từ tuyến nước bọt của dĩn, kết quả cho thấy: các thoi trùng được phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì không gây nhiễm được cho gà. Các thoi trùng được phân lập vào ngày thứ 3 thì có khả năng gây nhiễm cho gà.

Nakamura K. và cs (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng có hại của

Leucocytozoon đến khả năng sản xuất trứng của gà, thậm chí có thể làm gà ngừng đẻ. Tác giả đã phát hiện thấy một số lượng lớn thể phân liệt thế hệ 2 trong buồng trứng và ống dẫn trứng của gà bệnh, gây phù và làm giảm áp lực của các mô lân cận các mô có đơn bào ký sinh.

Steele E. J. và cs (2001) cho biết: sự phát triển của Leucocytozoon smithi có những nét tương đồng với sự phát triển của các loài Plasmodium

Haemoproteus trong ký chủ trung gian.

Peter Shurulinkov và Vassil Golemansky (2003) đã phát hiện có 6 loài Leucocytozoon trong máu của 9/ 17 loài chim được nghiên cứu.

Bằng phương pháp PCR để định loại đơn bào ký sinh ở gà, Hellgren O. và cs (2004) đã tìm thấy 22 loài ký sinh trùng khác nhau, gồm 4 loài Haemoproteus, 8 loài Plasmodium và 10 loài Leucocytozoon trong 6 loài chim tước mà tác giả nghiên cứu.

Sehgal R. N. và cs (2006) đã xét nghiệm máu của 148 gà ở làng Uganda và Cameroon, xác định được tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon schoutedeni là 18,3%.

Hill A. G và cs (2010) sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra 107 mẫu máu chim cánh cụt mắt vàng từ 4 khu vực khác nhau ở phía Nam đảo Oamaru. Kết quả thấy, 83% số mẫu kiểm tra dương tính với

Leucocytozoon.

Cũng bằng phản ứng PCR, Imura T. và cs. (2012) đã kiểm tra máu của 415 loài chim hoang dã ở vùng núi Chichibu, Nhật Bản. Kết quả thấy, có 62 trong số 415 (chiếm tỷ lệ 14,9%) số loài chim rừng dương tính với Leucocytozoon. Tác giả cũng thấy rằng, trong 62 loài chim này có 2 loài nhiễm Leucocytozoon với tỷ lệ cao nhất, đó là loài Parus ater

(tỷ lệ nhiễm là 64,3 %) và loài Parus montanus (tỷ lệ nhiễm là 81,8 %). Astudillo V. G. và cs. (2013) đã tiến hành kiểm tra 786 mẫu máu chim sẻ tại 6 địa điểm thuộc hai lưu vực sông Georgia (Mỹ) trong giai đoạn 2010 – 2011. Tác giả cho biết, có 4 loại ký sinh trùng đường máu ký sinh ở gia cầm là Plasmodium, Leucocytozoon, Trypanosoma

Haemoproteus. Ngoài ra, theo tác giả thì những loài chim tìm kiếm thức ăn trên mặt đất thường nhiễm đơn bào Leucocytozoon cao, đặc biệt là loài chim sẻ họng trắng.

Lei B. và cs. (2013) cho biết, có tới 59% trong tổng số chim ở Nam Phi được xét nghiệm máu thấy bị nhiễm loài đơn bào L. toddi.

Kiểm tra 825 mẫu máu của một số loài gia cầm ở phía Tây Nam của Iran, Dezfoulian O. và cs. (2013) cho biết: có 8,0% số gà; 4,3% số ngỗng; 3,6% số vịt kiểm tra thấy nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon.

Hellgren O. và cs. (2013) cho biết, có 39% số chim tại Thụy Điển kiểm tra máu vào mùa Xuân, mùa Hè và đầu mùa Thu nhiễm các loại ký sinh trùng đường máu, trong đó có đơn bào Leucocytozoon.

Ở Nam Á, Synek P. và cs. (2013) cho biết: có 14 % trong tổng số 240 mẫu máu chim ở khu vực này kiểm tra dương tính với

Leucocytozoon. Tác giả cũng cho biết, các loài chim ở khu vực Nam Á nhiễm 5 loài đơn bào thuộc giống Leucocytozoon.

Kiểm tra máu của chim cánh cụt mắt vàng trên hai đảo Campbell và Enderby của New Zealand, kết quả được Argilla L. S. và cs. (2013) báo cáo như sau: tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở chim cánh cụt mắt vàng ở hai đảo biến động từ 11% đến 21%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở đảo Campbell là 21%, cao hơn 10 % so với đảo Enderby (11%).

Bằng cách kiểm tra tiêu bản máu trên kính hiển vi và sử dụng phương pháp PCR, Ingrid A. Lotta và cs. (2013) đã phát hiện được hai loài đơn bào thuộc giống Leucocytozoon ký sinh trong máu của một số loài chim cư trú ở Colombia, đó là loài L. dubreuili L. fringillinarum.

Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon tại Vương Quốc Anh, Dunn J. C. và cs. (2014) cho biết, tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon giảm dần và thường nhiễm ở thể mạn tính trong mùa Đông, nhưng vào thời gian cuối mùa Đông tỷ lệ nhiễm lại tăng dần. Theo tác giả, nguyên nhân có thể là do trong thời gian này thức ăn khan hiếm, dẫn đến sức đề kháng của con vật giảm sút và bệnh lại bùng phát trở lại.

Elahi R. và cs. (2014) cho biết: xét nghiệm 319 mẫu máu thủy cầm ở Bangladesk, phát hiện có 0,6% số mẫu dương tính với đơn bào

Leucocytozoon. Tác giả cũng nhận thấy rằng, có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ nhiễm giữa các loài thủy cầm được xét nghiệm máu.

Phân tích 243 mẫu máu của 14 loài chim di cư tại miền Bắc Nhật Bản bằng phương pháp PCR, Yoshimura A. và cs. (2014) đã xác định được tỷ lệ nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon. Tác giả cho biết, có 7/14 loài chim dương tính với Leucocytozoon.

Dunn J. C. và cs. (2014) đã sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra các mẫu máu của gia cầm thu thập từ tháng 12 đến tháng 4 trong hai năm liên tiếp tại Vương Quốc Anh, tác giả phát hiện được trên 50% số mẫu máu xét nghiệm dương tính với Leucocytozoon.

Ramey A. M. và cs. (2014) cho biết, trong số 878 mẫu máu được thu thập từ các loài chim ở Alaska (Mỹ), California (Mỹ) và Hokkaido (Nhật Bản) đã phát hiện được 555 mẫu dương tính với Leucocytozoon, chiếm 63%.

Theo Imura T. và cs. (2014), L. caulleryi là một trong những loài ký sinh trùng đường máu phổ biến ở gà và thường gây cho gà tử vong với tỷ lệ cao. Phân tích bộ gen của L. caulleryi, tác giả đã xác định được trình tự nucleotide của toàn bộ hệ gen của đơn bào này. Đây là báo cáo đầu tiên và khá đầy đủ về trình tự nucleotide của đơn bào L. caulleryi.

Matta N. E. và cs. (2014) đã tìm thấy loài đơn bào L. quynzae trong máu của các loài chim tại Vườn quốc gia tự nhiên ở Colombia thuộc khu vực Nam Mỹ. L. quynzae là loài Leucocytozoon lần đầu tiên được phát hiện ở chim Nam Mỹ. Tác giả còn cho biết, tỷ lệ nhiễm L. quynzae ở chim phụ thuộc vào vai trò và mật độ của dĩn Gigantodax spp. - những loài dĩn được coi là véc tơ truyền bệnh Leucocytozoon cho các loài chim tại khu vực này.

Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử, Lutz H. L. và cs. (2015) đã kiểm tra mẫu máu của 201 cá thể chim ở miền Bắc Malawi, kết quả cho thấy: có 79,10% số mẫu máu kiểm tra dương tính với đơn bào Leucocytozoon.

Ngoài ra, tác giả nhận thấy, môi trường sống có liên quan mật thiết đến tỷ lệ nhiễm đơn bào này ở chim.

Bằng kỹ thuật PCR định lượng khuếch đại ADN của Leucocytozoon,

Smith M. M. và cs. (2015) đã xác định được: có 91% trong số 105 mẫu máu thủy cầm thu thập ở Alaska vào cuối mùa Hè và mùa Thu dương tính với đơn bào Leucocytozoon. Từ kết quả xét nghiệm tác giả cũng nhận thấy rằng phương pháp này có độ đặc hiệu là 100% trong việc phát hiện ADN

Leucocytozoon trong mẫu máu vật chủ.

Theo Von Rönn J. A. và cs. (2015), các loài chim di cư đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán đơn bào Leucocytozoon giữa các nước thuộc khu vực châu Âu.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ký chủ cuối cùng và ký chủ trung gian truyền bệnh Leucocytozoon cho gia cầm, Lotta I. A. và cs. (2015) cho rằng: bệnh do đơn bào Leucocytozoon xảy ra chủ yếu ở vùng núi của các nước thuộc khu vực nhiệt đới, nơi có sự đa dạng về loài và số lượng ký chủ trung gian truyền bệnh.

Kiểm tra tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon trong máu của 125 gà tại vùng Baku, Azerbaijan, Ahmadov E.I. và cs (2019) cho biết có 12,8% số gà bị nhiễm bệnh.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do leucocytozoon spp ở gà thả vườn tại tỉnh lạng sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)