bệnh Leucocytozoon cho gà
* Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm sử dụng 2 phác đồ điều trị cho những gà có kết quả xét nghiệm máu là nhiễm Leucocytozoon theo sơ đồ sau:
Diễn giải Lô 1 Lô 2 Số gà thí nghiệm 30 30 Phác đồ sử dụng và liều lượng - Trimethoxin wsp (1g/ 1,5 lít nước) - TOP-PHOSRETIC
(Giải độc gan) (1g/1 lít nước) - TOP-C 20% (1g/ 2 lít nước) - Vitamino (1ml/ 2 lít nước) - Paradol K + C (hạ sốt) (1g/ 2 lít nước) - SU 99 (1g/ 5 lít nước) - TOP-PHOSRETIC
(Giải độc gan) (1g/1 lít nước) - TOP-C 20% (1g/ 2 lít nước) - Vitamino (1ml/ 2 lít nước) - Paradol K + C (hạ sốt) (1g/ 2 lít nước) Liệu trình (ngày) 10 10
* Thành phần thuốc có trong các phác đồđiều trị như sau:
Trimethoprim 10g Tá dược vừa đủ 100g
- SU 99: Sulfamonomethoxine Sodium 99g Tá dược vừa đủ 100gam
- TOP-PHOSRETIC (Giải độc gan): Vitamin A (min) 500.000 UI Vitamin K3 (min) 500mg
- TOP-C 20%: Vitamin C (min) 200.000 mg Độ ẩm (max) 10%
Tá dược vừa đủ 1kg
- Vitamino: Vitamin E (min) 4.000 IU Methionine (min) 10.000 mg
- Paradol K + C (hạ sốt): Paracetamol 20g Vitamin C 10g
Tá dược vừa đủ 100g
* Phương pháp xác định hiệu lực và độ an toàn của phác đồ điều trị
Sử dụng 2 phác đồ điều trị cho những gà bị bệnh Leucocytozoon. Sau khi cho gà uống thuốc, hàng ngày lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp dàn tiêu bản máu, nhuộm Giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định hiệu quả của từng phác đồ điều trị. Tiếp tục theo dõi như vậy đến ngày thứ 10 sau dùng thuốc, nếu không tìm thấy đơn bào Leucocytozoon trong máu thì đánh giá thuốc có hiệu lực triệt để đối với Leucocytozoon, nếu vẫn tìm thấy Leucocytozoon trong máu nhưng với số lượng giảm rõ rệt thì đánh giá thuốc có hiệu lực với Leucocytozoon nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng Leucocytozoon trong máu không giảm hoặc giảm không đáng kể so với trước khi dùng thuốc thì đánh giá thuốc không có hiệu lực với
Leucocytozoon.
Theo dõi gà sau dùng thuốc về các chỉ tiêu: ăn uống, vận động, màu sắc mào yếm, và các phản ứng khác để xác định thuốc có an toàn hay không.