3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.3. Giải pháp về quản lý
Bình Định là một trong những tỉnh có diện tích đất vùng cát ven biển lớn, Các ban quản lý rừng phòng hộ chắn cát ven biển ở các huyện của tỉnh Bình Định, số lượng công nhân viên của các trạm rất ít nhưng số lượng công việc ở các trạm rất nhiều vì vậy việc theo dõi, quản lý trên một mô hình còn gặp nhiều khó khăn vậy nên cần bổ sung thêm lực lượng trong các trạm để thực hiện công việc không chồng chéo nhau, đem lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu ở trên đã rút ra được các kết luận sau:
Về điệu kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2.Bình Định nằm ở Trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Bình Định là một trong những tỉnh có sự phát triển toàn diện về cả kinh tế- xã hội. Là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, đất đai khí hậu, thủy văn. Nhưng Bình Định cũng là tỉnh có đường bờ biển khá dài thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển nhưng bên cạnh đó đã gây ra không ít khó khăn hàng năm Bình Định cũng chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai về bão, lũ lụt và hạn hán chính vì vậy công tác phòng hộ rất quan trọng đặc biệt là phòng hộ ven biển. Chính vì vậy tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này trên tỉnh Bình Định.
Về đánh giá hiện trạng về sinh trưởng, phân bố, quy mô của rừng phi lao ven biển tỉnh Bình Định trên vùng cát ven biển tỉnh Bình Định tồn tại ba trạng thái rừng Phi lao: Phi lao thân chính, Phi lao chồi đứng và Phi lao chồi ngang. Trong đó Phi lao thân chính thường phát triển trên các đụn cát di động và các cồn cát ven biển, các trạng thái Phi lao chồi thường phát triển trên các bãi cát cố định và những vùng khuất gió.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo đất như địa mạo, màu sắc, mức độ di động, loại đất... chúng ta có thể chia đất cát ven biển tỉnh Bình Định thành 4 dạng lập địa. Bãi, cồn cát vàng di động sát biển; Bãi, cồn cát trắng di động và bán di động; Bãi cát trắng xám cố định; Bãi cát xám trắng cố định gần dân. Trong đó, rừng Phi lao có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất trên dạng lập địa Bãi, cồn cát vàng di động sát biển (chiều cao trung bình đạt 10,23 m) và sinh trưởng thấp nhất ở dạng lập địa Bãi, cồn cát trắng di động và bán di động (chiều cao trung bình đạt 8,8m).
Về vai trò phòng hộ của phi lao rừng Phi lao có tác dụng giữ nước tốt thể hiện chênh lệch giữa độ ẩm đất trong và ngoài ở các tầng đất 0 – 30cm; 30 – 60cm và 60 – 100 cm từ 7,39-8,50%. Độ ẩm đất ở tầng mặt 0 – 30cm và 30 – 60 cm ngoài đất trống rất thấp chỉ đạt tương ứng 4,57-5,73% và 6,12-8,18% điều này một phần nói lên tính khắc nghiệt của điều kiện lập địa vùng cát ven biển tỉnh Bình Định.
Độ ẩm đã được cải thiện khi được trồng Phi lao đạt 14,52 – 16,54 % ở tầng 0 – 30 cm và 17,57 – 18,72% ở tầng 30 – 60 cm. Ở tầng 60-100 đạt 21,59-21,64%. Độ ẩm của đất đã thay đổi tăng dần theo chiều sâu của tầng đất cả khu vực có rừng và
không có rừng nguyên nhân xảy ra là do lượng nước bốc hơi bề mặt lớn, nguồn nước chủ yếu do nước ngầm cung cấp vì vậy mùa khô hạn lượng nước ở tầng đất mặt không đủ cung cấp cho cây trồng.
Phi lao cũng có khả năng cải thiện độ ẩm và hàm lượng mùn trong đất. Nhờ có lớp thảm mục và vật rơi rụng trên bề mặt đất rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ đất và nước đồng thời cung cấp trở lại cho đất các chất hữu cơ và chất khoáng. Nhờ có vật rơi rụng và thảm mục tạo được môi trường thuận lợi để hình thành nên quần xã vi sinh vật, tạo ra một mắt xích quan trọng tham gia vào quá trình hình thành nên quần xã vi sinh vật và là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chát vô cơ nuôi sống cây rừng.
Rừng Phi lao trả lại cho đất một lương lớn chất hữu cơ, chỉ tính trong năm tháng chất khoáng thông qua các vật rơi rụng với lượng chất khô từ 1,8 đến 2,17 tấn/ha. Lượng vật rơi rụng trong rừng đã tạo ra một lớp thảm khô dày 1,2 – 2,4cm trên mặt đất, lớp thảm này có tác dụng hút và giữ lại một lượng nước, giảm nhiệt độ và lượng bốc hơi mặt đất, do vậy độ ẩm tầng đất mặt trong rừng luôn cao hơn trên đất trống. Cùng với thời gian lớp thảm mục này sẽ phân hủy dần dần và làm tăng thêm chất hữu cơ cho đất, điều này đặc biệt quan trọng vì đất cát ngheo chất dinh dưỡng và rời rạc.
Phi lao là một trong những loài cây chủ yếu có khả năng phòng hộ chắn gió, cải thiện chế độ nhiệt, ẩm, cường độ bức xạ, lý và hóa tính của đất tốt. Rừng Phi lao đã làm giảm nhiệt độ không khí bình quân 3,50C và nhiệt độ đất bình quân giảm đi 80C vì vậy đã cải thiện được nhiệt độ vùng đất cát phù hợp với sinh thái của nhiều loài cây trồng mới, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao đời sống cho người dân vùng cát.
Về các giải pháp phát huy khả năng phòng hộ của rừng Phi lao: đề tài đã đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, chính sách và về công tác quản lý để tăng cường được diện tích rừng Phi lao trên đại bạn khu vực nghiên cứu đem lại được các hiệu quả về khả năng phòng hộ cũng như các hiệu quả kinh tế.
4.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đã xác định được vùng trồng Phi lao thích hợp trên đại bàn tỉnh Bình Định vậy để tăng độ che phủ của rừng và tăng khả năng phòng hộ tỉnh Bình Định cần có nhiều chương trình, dự án đầu tư với nguồn vốn, nhân lực và chi phí chăm sóc cao để tăng khả năng phòng hộ. Cụ thể là khi có những chương trình, dự án đầu tư với nguồn vốn lớn, chi phí chăm sóc cao nên trồng vào vùng mà sức sinh trưởng của Phi lao kém để có những chi phí chăm sóc hợp lý, ngược lại khi những đầu tư chăm sóc thấp nên trồng Phi lao ở những nơi phù hợp với sinh trưởng và phát triển của Phi lao nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của rừng Phi lao vẫn tốt trong khi đầu tư chăm sóc ít.
Trong thời gian tới cần có những nghiên cứu dài hạn để đánh giá được tác dụng phòng hộ của đai rừng theo sự biến đổi của khí hậu và thời tiết trong tỉnh Bình Định. Nghiên cứu về các mô hình dưới tán rừng Phi lao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng đồng thời làm tăng khả năng phòng hộ của rừng Phi lao của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định
2. Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2006). Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển.
3. Cục phát triển Lâm nghiệp (2002), Dự thảo chương trình quốc gia chống sa mạc hóa ở Việt Nam,Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội.
4. Đặng Thái Dương (2007). Bài giảng trồng rừng phòng hộ. 2007. Huế.
5. Đặng Văn Thuyết - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Xây dựng rừng phòng hộ trên đất cát ven biển, 2005
6. Lâm Công Định. Trồng rừng phi lao chống cát di động ven biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 1977.
7. Vũ Văn Mễ - Bộ lâm nghiệp, Viện KHLNVN.Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp KT xây dựng rừng giữ đất, giữ nước, cải thiện điều kiện đất đai và tiểu khí hậu trên một số vùng có điều kiện đặc biệt, 1990.
Tiếng anh
8. Bhatnagar, H.P.1978. Preliminary studies on nutritional requirements of Casuarina equisetifolia and Dipterocarpus macrocarpus seedlings . Indian J. For. 9. Ha Chu Chu and Le Dinh Kha (1996). Planting and uses of Casuarina
equisetifolia in Vietnam. In Recent Casuarina Research and Development. Eds. K. Pinyopusarerk, J.W. Turnbull and S.J. Midgley. CSIRO, Canberra.
10. Doran, J and N. Hall, 1983. Notes on Fifteen Australian Casuarina species. In: Casuarina Ecology, Management and Utilization. S.J. Midgley, J. Turnbull and R.D. Johnston. (Eds.), CSIRO, Australia.
11. Fromaget, J, (1972). Etudes géologiques sur le nord de l'Indochine centrale, Bull, Serv, Géol, l'Indochine.
12. NAS (National Academy of Science). 1984. Casuarinas: Nitrogen fixing trees for adverse sites. National Academy Press, Washington, D.C.
13. Ndiaye P. 1996. Growth and yield of Casuarina equisetifolia on the coastal sand dunes of Senegal as a function of microtopography. In Recent Casuarina Research and Development. Eds. K. Pinyopusarerk, J.W. Turnbull and S.J. Midgley. CSIRO, Canberra.
14. Nguyen Xuan Quat, 1996. Planting Casuarina equisetifolia in Vietnam, In Recent Casuarina Research and Development. Eds. K. Pinyopusarerk, J.W. Turnbull and S.J. Midgley. CSIRO, Canberra.
15. Turnbull, JW and Martensz, PN 1982. Aspects of seed collection, storage and germination in Casuarinaceae. Australian Forest Research.
16. Yang, J.C., T.Y. Chang, T.H. Chen, and Z.Z. Chen. 1995. Provenance trial of Casuarina equisetifolia in Taiwan. 1.Seed weight and seedling growth. Bull. Taiwan For. Res. Inst.
17. Zhong, C. 1990. Casuarina species and provenance trial on Hainan Island, China. In: Advances in Casuarina research and utilization. El - Lankany, M.H. J.W. Turnbull and J.L. Brewbaker, (Eds.), Cairo.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2: Rừng Phi lao chắn gió
Hình 3: Một góc rừng Phi lao tỉnh Bình Định
Hình 5: Đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng
Hình 7: Vật rơi rụng của Phi lao
Hình 9: Rừng Phi lao cố định cát chắn gió ven biển
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng 1. Phân tích phương sai chiều cao
Anova:Two-Factor Without Replication
SUMMARY Count Sum Average Variance
Row 1 3 27,4 9,1333 0,5233 Row 2 3 25,9 8,6333 0,8533 Row 3 3 26,8 8,9333 0,7233 Row 4 3 30,2 10,067 0,3633 Column 1 4 37,2 9,3 1,2 Column 2 4 37,8 9,45 0,6033 Column 3 4 35,3 8,825 0,7025 ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Rows 3,4425 3 1,1475 1,6896 0,2674 4,7571
Columns 0,8517 2 0,4258 0,627 0,5659 5,1433
Error 4,075 6 0,6792
Total 8,3692 11
t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances
Variable 1 Variable 2 Mean 10,067 9,1333 Variance 0,3633 0,5233 Observations 3 3 Pooled Variance 0,4433 Hypothesized Mean Difference 0 df 4 t Stat 1,7168 P(T<=t) one-tail 0,0806 t Critical one-tail 2,1318 P(T<=t) two-tail 0,1612 t Critical two-tail 2,7764
Bảng 2.Phân tích đường kính
Anova: Two-Factor Without Replication
SUMMARY Count Sum Average Variance
Row 1 3 28,5 9,5 0,04 Row 2 3 29,5 9,8333 0,6533 Row 3 3 28 9,3333 0,4233 Row 4 3 32,6 10,867 0,4633 Column 1 4 40,2 10,05 0,95 Column 2 4 38 9,5 0,3467 Column 3 4 40,4 10,1 0,88 ANOVA Source of Variation SS df MS F P- value F crit Rows 4,2567 3 1,4189 3,7449 0,0793 4,7571 Columns 0,8867 2 0,4433 1,1701 0,3723 5,1433 Error 2,2733 6 0,3789 Total 7,4167 11
Bảng 3.Phân tích đường kính tán
Anova: Two-Factor Without Replication
SUMMARY Count Sum Average Variance
Row 1 3 9,3 3,1 0,48 Row 2 3 9,2 3,0667 0,3033 Row 3 3 10,5 3,5 0,12 Row 4 3 8,2 2,7333 0,6033 Column 1 4 11,9 2,975 0,1825 Column 2 4 11,8 2,95 0,7567 Column 3 4 13,5 3,375 0,2092 ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Rows 0,8867 3 0,2956 0,6932 0,589 4,7571
Columns 0,455 2 0,2275 0,5336 0,612 5,1433
Error 2,5583 6 0,4264