3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc
Dân số tỉnh đang có xu hướng giảm cơ học, dân số tỉnh Bình Định có 1.485.943 người, trong thành thị chiếm 25%, nông thôn chiếm 75%, mật độ 247 người/km².
Dân tộc: Ngoài dân tộc Kinh, còn có gần 40.000 các dân tộc khác cùng chung sống, nhưng chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.
3.1.2.2. Kinh tế- xã hội
Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn.
Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định được xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
-Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên, môi trường
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2014 (giá so sánh 1994) ước đạt 6.188 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2013 (trong đó: Nông nghiệp 3.957 tỷ đồng, tăng 6,9%; lâm nghiệp 364 tỷ đồng, tăng 14,7%; thủy sản 1.867 tỷ đồng, tăng 5,7%).
Hình 3.2. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Bình Định, năm 2014
-Trồng trọt: Giá trị sản xuất ước đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2013. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 161.891 ha, tăng 0,9% so với năm 2013 (trong đó: Diện tích lúa cả 3 vụ ước đạt 106.294 ha, tăng 3,7% ha, năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha, là năng suất cao nhất từ trước đến nay, tăng 3,2% so với năm 2013). Diện tích cây trồng cạn năm nay giảm hơn so với năm 2013 (Cây ngô 8.337 ha,
Nông nghiệp Lâm Nghiệp Thủy sản
giảm 0,7%; cây sắn ước đạt 13.724 ha, giảm 0,8%; cây lạc 8.440 ha, giảm 17,5%; cây vừng 2.066 ha, giảm 22,1%; đậu các loại 1.724 ha, giảm 18,2%).
-Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ước đạt 1.708 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2013. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật tiếp tục được tăng cường, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Qua kết quả điều tra, tổng đàn bò, đàn heo tăng, đàn gia cầm giảm do giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá sản phẩm hạ (kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm ngày 01/10/2014, đàn trâu 21.447 con, tăng 2,2%; đàn bò 252.441 con, tăng 2,3%; đàn lợn 755.931 con (không tính lợn sữa), tăng 5,6%; đàn gia cầm 6,713 triệu con, tăng 1,8% so với thời điểm 01/10/2013).
-Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng mới ước đạt 8.500 ha, tăng 2,3% so với năm 2013; đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng 103.908 ha, tăng 2,2% so với cùng kỳ; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên 9.236 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tiếp tục tăng cường.
-Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 1.867 tỷ đồng, tăng 5,7%.Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 199.667 tấn, tăng 6,3% so với năm 2013, trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 190.605 tấn, tăng 6,4%. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đánh bắt trên các vùng biển xa nên bà con ngư dân yên tâm bám biển, bám ngư trường. Từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 5.998 hồ sơ, bao gồm 5.519 hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu, 275 hồ sơ hỗ trợ máy HF, 204 hồ sơ hỗ trợ bảo hiểm; đã thẩm định 4.263 hồ sơ đạt yêu cầu, đã phê duyệt 2.474 hồ sơ với số tiền hỗ trợ 159 tỷ đồng.
-Giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường biển khá thuận lợi. Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định dài 118 km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km, với tổng chiều dài 208 km, lưu lượng xe trung bình ngày đêm khoảng 2.500-2.700 xe. Quốc lộ 19 nối liền cảng biển quốc tế Quy Nhơn với các tỉnh thuộc khu vực vùng Bắc Tây Nguyên qua các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y và vùng 3 biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, là một trong những con đường có chất lượng tốt nhất trong hệ thống trục ngang ở miền Trung Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hợp tác phát triển với bên ngoài. Sân bay Phù Cát cách Tp. Quy Nhơn 30km về phía Tây Bắc, có đường băng rộng 45 mét dài 3.050 mét. Tuyến Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại mỗi tuần có 10 chuyến bay của Vietnam Airlines và 7 chuyến bay của Air Mekong; tuyến Quy Nhơn - Hà Nội và ngược lại mỗi tuần có 6 chuyến bay của Vietnam Airlines. Nhà ga hàng không có công suất 300 hành khách/giờ. Đường sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định dài 148km gồm 11 ga, trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt. Ngoài các chuyến tàu Bắc- Nam còn các chuyến tàu nhanh từ Quy Nhơn đi vào các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đến TP Hồ Chí Minh và đi ra đến Nghệ An.
Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn và cảng nội địa Thị Nại, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 2-3 vạn tấn, cách Phao số 0 khoảng 6 hải lý, cách hải phận quốc tế 150 hải lý. Hiện cảng có 6 bến với 840m cầu cảng, khoảng 17.680m2 kho, 12.000m3 bồn và trên 200.000m2 bãi. Lượng hàng qua cảng năm 2005 đạt 2,5 triệu TTQ. Lượng hàng qua cảng đạt từ 4-5 triệu tấn vào năm 2010.
Bình Định là tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển; với chiều dài bờ biển 134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan. Trong các cảng cá nêu trên có cảng cá Nhơn Châu là tốt nhất, có nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ đại dương, cá nục, cá trích, cá cơm, cá chuồn, tôm mực cùng các đặc sản quý hiếm (yến sào, cua huỳnh đế, hải sâm...), tổng số tàu, thuyền là gần 8.000 chiếc trong đó có hơn 2.500 chiếc đánh bắt xa bờ. Sản lượng hải sản khai thác hàng năm khoảng 25.000-33.000 tấn (chưa kể sản lượng khai thác xa bờ). Năm 2010 khả năng khai thác khoảng 110.000 tấn, giai đoạn 2011-2020 khai thác ổn định ở mức 100.000 tấn/năm.
-Giáo dục: Đã hoàn thành tổng kết năm học 2013-2014, tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ giáo dục phổ thông đạt 99,2%; đã phối hợp thực hiện tốt các điều kiện phục vụ cho công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2014 trên địa bàn tỉnh và tổ chức tốt khai giảng năm học mới (2014-2015). Hoàn thành
công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, các điều kiện dạy và học như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, sách giáo khoa được bổ sung đầy đủ, đội ngũ giáo viên được củng cố về số lượng và chất lượng. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi loại hình trường mầm non, THPT bán công, dân lập theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015, quản lý dạy thêm học thêm và thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020. Kiểm tra thẩm định trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Kết quả: có thêm 24 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó: Bậc học mầm non có thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 01 trường mức độ 2, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 21 trường, tỉ lệ đạt 10,8%; Cấp Tiểu học: có thêm 12 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 02 trường mức độ 2, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 164 trường, tỉ lệ 67,8%; Cấp THCS có thêm 10 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 99 trường, tỉ lệ 66,4%; Cấp THPT không có thêm trường chuẩn quốc gia, hiện vẫn là 6/52 trường, đạt 11,5%. Kiểm tra công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi các huyện: Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và thị xã An Nhơn. Qua kiểm tra, các huyện trên đều đủ tiêu chuẩn để đề nghị UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Đến nay, toàn tỉnh có 7/11 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ đơn vị cấp huyện đạt chuẩn đạt 63,6%. Dự kiến trong tháng 12/2014, tiếp tục kiểm tra và công nhận thêm 3 huyện: Phù Mỹ, Tuy Phước và An Lão. Như vậy, đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2014, toàn tỉnh sẽ có 10/11 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn về đạt chuẩn về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, nâng tỷ lệ đơn vị cấp huyện đạt chuẩn lên 90,9%.
-Y tế: Đã tích cực triển khai kịp thời và có hiệu quả công tác y tế dự phòng, các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm; chỉ đạo và giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt việc cách ly người mắc bệnh, khoanh vùng dịch; chủ động điều tra, giám sát dịch tễ các loại bệnh dịch, nhất là bệnh sốt xuất huyết, tích cực tuyên truyền vận động vệ sinh môi trường tại cộng đồng… Chuẩn bị sẵn sàng thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị y tế, nhân lực để chủ động trong công tác phòng chống dịch và khắc phục hậu quả thiên tai. Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ đối với bệnh nhân, gắn với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đến nay, toàn tỉnh đã có 155/159 trạm y tế có bác sỹ (133 xã có bác sỹ tại chỗ, 22 xã tăng cường), đạt tỷ lệ 97,48%, đạt kế hoạch đề ra; có 94/159 trạm y tế thực hiện đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia Y tế xã, đạt tỷ lệ 59,11%, đạt kế hoạch đề ra (KH đề ra năm 2015 đạt 60% trạm y tế). Được Bộ Y tế công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh đạt loại xuất sắc. Thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng mở rộng sởi - rubella đợt 1 với tỷ lệ tiêm đạt trên 98% và đảm bảo an toàn. Ngành y tế tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Triển khai thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ dự án phát triển bệnh viện tỉnh vùng giai đoạn II - hợp phần Bệnh viện đa khoa tỉnh sử dụng vốn JICA với tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng.
-Khoa học- công nghệ: Tổ chức triển khai thực hiện 9 đề tài, dự án thực hiện trong năm 2014. Thành lập Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu 10 đề tài, dự án thực hiện trong năm 2013 đã hoàn thành, Hội đồng nghiệm thu đánh giá 4 đề tài đạt loại khá và 6 đề tài đạt loại xuất sắc; kết quả các đề tài dự án được phổ biến, ứng dụng vào thực tiễn và là cơ sở để tỉnh đề ra các giải pháp nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo của tỉnh Bình Định,… Tổ chức 05 cuộc thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực kinh doanh: Xăng dầu; Khí dầu mỏ hóa lỏng; Sản phẩm, hàng hóa phục vụ tết Nguyên Đán và về đo lường, an toàn bức xạ tại 221 cơ sở. Chấn chỉnh quản lý và xử phạt 15 cơ sở vi phạm với số tiền 82,9 triệu đồng.
-Công nghiệp- xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước đạt 10.546 tỷ đồng, tăng 8,44% so cùng kỳ; trong đó, công nghiệp khai khoáng (giảm 32,8%), do sản lượng một số sản phẩm khai thác giảm như tinh quặng Titan (giảm 22,9%), quặng Titan (giảm 30,5%), đá granit (giảm 1,4%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,2%, với nhiều sản phẩm tăng khá do chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ ổn định như tôm đông lạnh (tăng 17,4%); thức ăn gia súc gia cầm (tăng 46,2%); bia đóng chai (tăng 19,7%); đá ốp lát (tăng 27,2%); đá lát đá khối (tăng 55,7%); Sản xuất bàn ghế gỗ mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu giảm nhu cầu nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá (ghế gỗ tăng 7%, bàn gỗ tăng 7,3%).
3.2. Đánh giá hiện trạng về sinh trưởng, phân bố, quy mô của rừng phi lao ven biển tỉnh Bình Định biển tỉnh Bình Định