3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra theo tuyến và điểm điển hình trên các đối tượng đất đai, lập địa, các trạng thái rừng.
- Trên cơ sở đó phân chia trạng thái rừng phi lao, đánh giá tình hình sinh trưởng, phân chia lập địa và xây dựng một cơ sở dữ liệu để quản lý hệ thống rừng Phi lao ven biển.
- Chọn các hệ thống đai rừng và nghiên cứu khả năng phòng hộ của chúng.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
Nội dung 1: Kế thừa số liệu thứ cấp ở địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan đồng thời thu thập một số dữ liệu bổ sung cần thiết
Nội dung 2: Phương pháp đánh giá tình hình sinh trưởng, phân bố, quy mô của rừng Phi lao ven biển tỉnh Bình Định
- Căn cứ vào các tiêu chí phân chia trạng thái rừng Phi lao của Đặng Văn Thuyết, kết hợp với các tuyến Điều tra, khảo sát theo tuyến dọc và tuyến ngang từ phía đường Quốc lộ 1A ra đến bờ biển để nắm tình hình chung và phân chia trạng thái rừng Phi lao, kết hợp bố trí nghiên cứu điểm trên các đối tượng điển hình để thu thập những số liệu chiều cao, đường kính... để đánh giá hiện trạng về sinh trưởng của Phi lao ở các dạng lập địa, ở các mật độ trồng và cây con đem trồng khác nhau trên vùng đất cát ven biển tỉnh Bình Định.
- Kế thừa các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất kết hợp với điều tra thực địa, tiến hành xác định phân bố, quy mô của rừng Phi lao ven biển tỉnh Bình Định.
Phân chia trạng thái rừng phi lao
Cơ sở dữ liệu để quản lý Điều tra, khảo sát theo
tuyến và điểm điển hình
Phân chia lập địa
Theo dõi, đánh giá khả năng phòng hộ của đai rừng
Đề xuất giải pháp lâm sinh Phát huy khả năng phòng hộ
của rừng Đánh giá tình hình sinh trưởng
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai để so sánh sinh trưởng của Phi lao ở các dạng lập địa, ở các mật độ trồng và cây con đem trồng khác nhau. Dùng tiêu chuẩn t (Student) để tìm công thức tốt nhất.
Nội dung 3: Phương pháp đánh giá tác dụng phòng hộ của các đai rừng
* Thu thập số liệu
Địa điểm thu thập số liệu: Rừng Phi lao ven biển tỉnh Bình Định. Mỗi chỉ tiêu, mỗi vị trí, mỗi thời điểm đo đếm tiến hành lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình.
+ Khả năng chắn gió
Đo gió phía trước đai rừng bằng máy đo gió cầm tay và địa bàn để xác định hướng gió, máy đặt ở hướng Tây - Đông, ở vị trí hướng gió vuông góc với hướng của đai rừng, cách đai rừng 12 H và ở độ cao 1m, 1,5m, 2m.
Sau đai đo ở các vị trí cách đai 1m với độ cao 1m, 1,5m, 2m và cách đai 50m, 100m, 150m và 200m với các độ cao 1,5m. Mỗi điểm đo lặp lại 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.
+ Nhiệt độ, ẩm độ
Nhiệt độ đất: Dùng 3 chiếc nhiệt kế gồm nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao và nhiệt kế tối thấp, tiến hành đo trong rừng và ngoài đất trống cách đai rừng 12H. Đo vào các ngày nắng. thời gian trong ngày được bố trí đo vào các thời điểm 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ.
Nhiệt độ không khí: Dùng nhiệt kế đồng hồ tiến hành đo ở hai vị trí trong rừng và ngoài đất trống, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất, thời điểm đo cũng được bố trí như đo nhiệt độ đất.
Ẩm độ đất: Lấy đất cho vào hộp nhôm, cân hộp nhôm và đất để thu thập trọng lượng đất còn ẩm sau khi lấy mẫu, sau đó mang về phòng thí nghiệm để sấy đất, lấy trọng lượng đất khô kiệt.
Ẩm độ không khí: Dùng ẩm kế tóc tiến hành đo ở hai vị trí trong và ngoài rừng, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
Bức xạ: Dùng lux kế tiến hành đo ở các vị trí trong và ngoài rừng thời điểm đo vào 10 giờ, 13 giờ và 16 giờ.
+ Khả năng cải tạo lý, hóa tính đất
Đào phẫu diện và lấy mẫu đất ở các độ sâu 0 – 30cm, 30 – 60cm, 60 – 90cm, trong OTC sơ cấp và ngoài đất trống, phân tích hàm lượng và thành phần lý hóa tính của đất, so
sánh giá trị của các chỉ tiêu lý hóa tính của đất trong và ngoài rừng. Tiến hành phân tích mẫu đất theo phương pháp thông dụng hiện nay:
+ pHKCL: Đo trên máy pH mét. + Mùn (%): Phương pháp Tiurin.
+ Đạm (%): Phương pháp Kjendhal (Theo Bremner).
+ K2O dể tiêu (mg/100g): Phương pháp Oniani lên màu bằng hỗn hợp axit Ascorbic antimoantartrat.
+ Chua trao đổi: Theo ISRie.
+ Chua thủy phân: Theo phương pháp Kappen.
+ Ca++, Mg++,(lđl/100g): Phương pháp chuẩn độ bằng Trilon B, rút tinh bằng NaCL 1N.
+ Thành phần cơ giới(% cấp hạt): Theo phương pháp USDA.
+ Vật rơi rụng:
Lập OTC có diện tích 1m2
ở rừng Phi lao ven biển tỉnh Bình Định. OTC lập theo tuyến song song cách đều. Làm sạch vật rơi rụng trong ô 1m2, trong OTC được lót nilông và ngăn cấm tác động của con người trong 3 tháng. Cách 1 tháng thu vật rơi rụng một lần, lấy toàn bộ vật rơi rụng trong các OTC và cân trọng lượng tươi vật rơi rụng của Phi lao sau đó sấy khô cân lại ta được trọng lượng khô. Tính lượng rơi rụng trong 3 tháng/ha của rừng Phi lao ven biển tỉnh Bình Định.
* Xử lý số liệu:
- Đánh giá khả năng phòng hộ chắn gió của đai rừng
+ Hiệu năng phòng hộ (%): Là tốc độ gió giảm tính theo phần trăm.
E= 0 0 V V V .100
Trong đó: E: Hiệu năng phòng hộ(%); V0 : Tốc độ gió trung bình điểm lấy ở vị trí cách 12H trước đai; V: Tốc độ gió trung bình lấy ở các vị trí khác sau đai.
+ Hệ số lọt gió: Là tỉ số giữa tố độ gió trung bình ở các độ cao khác nhau phía sau đai với tốc độ gió trung bình ở các độ cao tương ứng phía trước đai.
K= n n U U U U U U ... ' ... ' ' 2 1 2 1
Trong đó: k: Hệ số lọt gió; U’n: Tốc độ gió đo ở sau đai cách đai rừng 1m ở các độ cao n, Un: Tốc độ gió đo ở trước đai 12H tại độ cao tương ứng với n.
+ Tốc độ gió còn lại sau đai:
F= 0
V
V 100
Trong đó: F là tốc độ gió còn lại sau đai (%); V0 : Tốc độ gió trung bình nhiều điểm trước đai, V: Tốc độ gió trung bình nhiều điểm sau đai.
Nội dung 4: Phương pháp đánh giá, đề xuất mật độ trồng, lập địa trồng Phi lao thích hợp trên vùng đất cát ven biển tỉnh Bình Định
Từ kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phân chia lập địa và khả năng phòng hộ của phi lao trên vùng đất cát ven biển tỉnh Bình Định ở trên, kết hợp với những tài liệu nghiên cứu trước đây, đề tài tổng hợp phân tích, đánh giá lựa chọn lập địa trồng rừng phi lao thích hợp, mật độ trồng thích hợp và cây con trồng thích hợp, phục vụ công tác trồng Phi lao ở tỉnh Bình Định.
Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm Excel, SPSS và các phần mềm chuyên dụng khác.
- So sánh các mẫu về lượng: Sử dụng phương pháp phân tích phương sai để đánh giá mức độ biến động giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng tiêu chuẩn t (Student) để chọn ra công thức tốt nhất.
Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố với 3 lần lặp để xác định tiêu chuẩn F (Fisher) là tiêu chuẩn nói lên mức độ biến động về sinh trưởng của các loài cây:
N A t V V a a n F 1
Trong đó : n: là dung lượng quan sát a: là số công thức điều tra VA: Biến động của nhân tố A
a i A i A S C m V 1 ) ( 2 1 n S C 2
S: Tổng giá trị quan sát của toàn thí nghiệm VN: Biến động ngẫu nhiên
VT: Biến động chung V x C a i n j ij T i 1 1 2
Việc tìm công thức trội nhất dựa vào việc so sánh 2 giá trị trung bình lớn nhất thứ nhất và lớn nhất thứ hai thông qua tiêu chuẩn t (Student):
Công thức 1 n n SN tính X X t 2 1 2 1 1 1 Trong đó: 1
X và X2 là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong các giá trị bình quân khi phân cấp nhân tố A.
n1 và n2 là dung lượng quan sát tương ứng với X1 và X2
SN là sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên
a n VN N S So sánh |t| với t05 (k=n-a):
Nếu |t| ≤ t05: Như vậy 2 công thức điều tra i và j đều có hiệu quả như nhau. Việc lựa chọn công thức nào hiệu quả nhất dựa vào ý nghĩa kinh tế.
Nếu |t| > t05: Công thức hiệu quả nhất là công thức có giá trị trung bình lớn hơn. - So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ2 để so sánh đánh giá và chọn ra loài/dòng tốt nhất.
Để đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ sống và ra rễ ta dùng tiêu chuẩn khi bình phương t2.
Giả thuyết H0: Các mẫu về chất thuần nhất.
Giả thuyết H0 được kiểm tra bằng tiêu chuẩn phù hợp
* 1 2 2 j i ij t TS Ta Tb f
f ij2là giá trị bình phương của các số hạng từ cấp i đến j fij=
TS
T Tai bj
Nếu t2 2 05
tra bảng với k= (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết H0 được tạm
thời chập nhận.
Ngược lại nếu t2 2 05
tra bảng với k = (a-1) (b-1) bậc tự do thì giả thuyết H0
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN