Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và khả năng phòng hộ của rừng phi lao (casuarina equisetifolia) ở vùng đất cát ven biển tỉnh bình định (Trang 34 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2

.

Bình Định nằm ở Trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Các đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

Điểm cực Bắc với tọa độ: 14o42' Bắc, 108o56' Đông. Điểm cực Tây với tọa độ: 14o27' Bắc, 108o27' Đông. Điểm cực Nam với tọa độ: 13o31' Bắc, 108o57' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km.

Có điểm cực Đông ở xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13o36' Bắc, 109o21' Đông.

Địa giới:

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có chung đường biên giới 63km từ đèo Bình Đê. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, có chung đường biên giới 59km, điểm cực Nam với tọa độ: 13o31' Bắc, 108o57' Đông.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định 3.1.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m). Các dạng địa hình phổ biến là:

Vùng núi, đồi và cao nguyên: Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500 - 1.000m, đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.

Vùng đồi: Tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 10° – 15°.

Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi.

Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất (364 ha) cách TP. Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân. Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên, Bình Định có khá nhiều sông. Các sông ngòi không lớn, độ dốc

cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại Giang, Kôn, La Tinh và Hà Thanh. Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội. Đầm còn được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa và với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.

3.1.1.3. Khí hậu

Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa… Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư… nhiều tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ 20,1 - 26,1oC, cực đại trung bình 25,0 - 31,7oC và cực tiểu 16,5 - 22,7oC. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0oC, nhiệt độ cực đại 39,9oC và cực tiểu 15,8oC. Tổng nhiệt độ năm trong tỉnh (tại Quy Nhơn) đạt 9.636oC vượt tiêu chuẩn 9.500oC của khí hậu xích đạo.

- Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối từ 79 - 92% tại khu vực miền núi; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9mb, cực đại 32,7mb và cực tiểu 20,0mb. Độ ẩm tương đối trung bình là 79% và cực tiểu là 31%.

- Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.400mm. Riêng thung lũng sông Kôn từ 1.600 - 2.000mm. Vùng có tổng lượng mưa trung bình năm lớn nhất là huyện An Lão (2.400 - 3.200mm). Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm và cực tiểu là 1.131mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải. Riêng ở phía Bắc tỉnh có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 - 11.

Nhìn chung, vị trí địa lý và hoàn cảnh khí hậu trên đây của tỉnh đã chi phối đến các đặc trưng điều kiện tự nhiên khác cũng như chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động

phát triển kinh tế của tỉnh. Để khai thác các mặt thuận lợi và phòng chống các mặt bất lợi cần thiết phải có sự nghiên cứu hệ thống và hiểu biết đầy đủ các quy luật khí hậu để có các giải pháp phù hợp và kịp thời.

3.1.1.4. Thủy văn

Các quá trình thủy văn khu vực biển sát bờ rất phức tạp. Nó phụ thuộc vào các quá trình khí quyển và hải dương với đặc tính biến đổi theo không gian và thời gian khá lớn.

- Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa, ảnh hưởng của nó đến nhiệt độ có thể đạt đến độ sâu 200 m. Nhiệt độ tầng mặt trong mùa nắng là 26oC, mùa mưa là 29oC. Nhiệt độ tầng đáy ở mùa nắng 20,4oC, mùa mưa 29,6oC.

- Độ mặn của nước ven bờ phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô khá rõ rệt. Vào mùa mưa, độ mặn trung bình khoảng 23%o và tương đối ổn định, chỉ biến động trong khoảng nhỏ (23 - 24%o ). Độ mặn ở khu vực cửa sông có thể giảm xuống 2 - 3o và xuất hiện sự phân tầng khá rõ rệt. Vào mùa khô, độ mặn tăng dần từ tháng 5- 8. Trong thời kỳ này độ mặn đạt giá trị trong khoảng 32,5 - 33,5%o và khá ổn định.

- Về thủy triều: Khu vực ven bờ chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, hàng tháng số ngày nhật triều chiếm từ 18 - 22 ngày. Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường vào đầu tháng và giữa tháng âm lịch. Vào thời kỳ này biên độ thủy triều đạt từ 1 - 2 m. Trong thời kỳ nước kém biên độ thủy triều khá nhỏ khoảng 0,3 - 0,5 m. Thời gian triều dâng dài hơn thời gian triều rút. Nói chung tính chất trên đã ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành và phát triển hệ sinh thái vùng triều và các khu hệ sinh vật ven bờ.

- Dòng chảy khu vực ven bờ chịu sự chi phối của hệ thống dòng chảy biển Đông hình thành trong trường gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam áp sát bờ. Do tác dụng của gió mùa Đông Bắc dòng toàn phần của hải lưu gió hướng thẳng vào bờ gây nên hiện tượng nước dâng dọc bờ. Theo tính chất của môi trường liên tục hình thành các khu vực nước chìm (nước ở tầng mặt chuyển động xuống tầng sâu). Việc xuất hiện các vùng nước chìm gây nên sự nghèo nàn về thức ăn và sinh vật ít phát triển trong thời kỳ nói trên. Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, dòng toàn phần hải lưu gió đi từ bờ ra khơi. Kết quả trong thời kỳ này ở dải ven bờ hay xuất hiện các vùng nước trồi đưa nước và các vật chất lơ lửng từ tầng đáy lên tầng mặt, tạo thành các vùng giàu thức ăn, các loại sinh vật phát triển và cá thường tập trung tại các khu vực nói trên.

3.1.1.5. Thổ nhưỡng, đất đai

Đất đai của tỉnh Bình Định được phân ra thành 9 nhóm đất chính (theo phương pháp phân loại của FAO), gồm:

Nhóm đất cát (C)- arenosols (ar): Diện tích 13.570 ha, phân bố ở tất cả các huyện, tập trung nhiều ở Phù Mỹ, Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát. Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn thịt pha cát ở độ sâu ít nhất 0-100cm, có ít hơn 35% các mảnh vỡ của đá ở tất cả các tầng đất 0-100cm, không mang tính chất phù sa hay đá bọt và không có tầng chẩn đoán nào khác ngoài tầng A sáng màu và tầng tại chỗ E. Nhóm đất cát trong tỉnh được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường Sơn Nam với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển.

Nhóm đất mặn (m) - Salic Fluvisols (fls): Diện tích: 6.365 ha, trong đó : huyện Hoài Nhơn 754 ha, Phù Mỹ 2382 ha, Quy Nhơn 785 ha, Phù Cát 1444 ha, Tuy Phước: 1000 ha.

Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển.

- Đất mặn sú vẹt đước (Mm) Gleyi Salic Fluvisols (FLsg); - Đất mặn nhiều (Mn) Hapli Salic Fluvisols (FLs-h);

- Đất mặn trung bình và ít (M) Molli Salic Fluvisols (FLs-m).

Nhóm đất phèn (S) Thionic Fluvisols (flt): Diện tích 899 ha, trong đó Hoài Nhơn 138 ha, Quy Nhơn 171 ha, Phù Cát 123 ha, Tuy Phước 467 ha.

Đất phèn được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác thực vật chứa lưu hùynh), phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, khó thoát nước. Đất phèn được xác định do sự có mặt trong phẫu diện đất 2 loại tầng chẩn đoán chính là tầng sinh phèn và tầng phèn.

Nhóm đất phù sa (P)-Fluvisols (FL): Diện tích 45.634 ha, phân bố rất rộng trong tỉnh: An Nhơn 7.641 ha, Tây Sơn 6.799 ha, Hoài Ân: 6680 ha, Phù Mỹ: 5.499 ha, Hoài Nhơn: 5129 ha, Tuy Phước 5.030 ha. Phù Cát: 2720 ha, Vân Canh: 2367 ha, Quy Nhơn 681 ha...

Nhóm đất phù sa mang đặc tính xếp lớp (Fluvic properties). Theo quan điểm của FAO đất phù sa không có tầng chẩn đoán nào khác ngoài các tầng A sáng màu (Ochric), tơi mềm (Mollic), tối màu (Umbric) hay tầng H tích hữu cơ (Histic).

Đất phù sa ở Bình Định hình thành do sự bồi đắp của các sông chính. Nhóm đất này phân hoá theo mẫu chất, điều kiện hình thành và hệ thống sử dụng.

Đất gờ lây (GL) Gleysols (GL): Diện tích 15.968 ha, trong đó Phù Cát 4.734 ha, An Nhơn 3.044 ha, Tuy Phước 3.060 ha, Hoài Nhơn 2.052 ha, Hoài Ân 1.328 ha, Tây Sơn 538 ha, Phù Mỹ 495 ha, Quy Nhơn 35 ha, An Lão 206 ha, Vĩnh Thạnh 160 ha.

Đất gờ lây hình thành từ các vật liệu không gắn kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có các đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính gờ lây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất hình thành ở những nơi thấp trũng ứ đọng nước và nơi có mực nước ngầm gần mặt đất.

Đất than bùn (T) Histosols (HS): Đất than bùn phèn tiềm tàng chiếm diện tích nhỏ 120 ha, tập trung ở huyện Phù Mỹ. Đất than bùn phèn tiềm tàng hình thành ở địa hình thấp trũng do thực vật phát triển mạnh, sau khi chết chúng tích lũy thành các lớp xác thực vật dày > 50cm.

Nhóm đất xám (X)-Acrisols (AC): Diện tích: 425.835 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên tỉnh Bình Định, phân bố ở An Nhơn7.231 ha, Hoài Nhơn 22.528 ha, Tây Sơn 43.278 ha, Phù Mỹ 35.997 ha, Quy Nhơn 10.638 ha, An Lão 57.978 ha, Vĩnh Thạnh 51.844 ha, Hoài Ân 61.904 ha, Vân Canh 77.436 ha, Phù Cát 46.741 ha, Tuy Phước 10.260 ha.

Đất có tầng B tích sét với khả năng trao đổi cation dưới 24 me/100g sét và có độ no bazơ dưới 50%, tối thiểu là ở một phần của tầng B của lớp đất 0 - 125cm, không có tầng E nằm đột ngột ngay ở trên một tầng có tính thấm chậm.

Hầu hết đất xám bạc màu, phần lớn đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ khác nhau và một phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn của đất chua, độ no bazơ thấp, hoạt tính thấp (Acrisols) đều nằm vào nhóm đất này.

Nhóm đất đỏ (f) Farralsols (FR): Diện tích 21313 ha, phân bố tập trung ở An Lão, Vĩnh Thạnh, có ít diện tích ở Hoài Nhơn, Hoài Ân.

Nhóm đất này chiếm 3,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đỏ ở Bình Định ở địa hình cao, chia cắt, dốc nhiều, chủ yếu phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ bazan với đặc trưng chung như sau:

Đất có thành phần cơ giới nặng

Dung tích hấp thu (CEC) bằng hoặc nhỏ hơn 16 me/100 g/sét. Có dưới 10% sét phân tán trong nước

Tầng B Feralit có tỷ lệ limon/sét bằng hoặc nhỏ hơn 0,2 Có dưới 5% đá chưa phong hóa.

Đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP): Diện tích : 22.229 ha. Phân bố rộng khắp vùng đồi núi của tỉnh Bình Định, tập trung nhất ở huyện Tây Sơn. Đất tầng mỏng hình thành ở vùng trung du, miền núi Bình Định trên sản phẩm phong hóa của đá granit ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, nơi có lượng mưa lớn > 2000 mm/ năm. Quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh, tuy nhiên khác với nhóm đấy này ở các vùng khác là nhìn chung thảm thực vật rừng ở đây còn khá. Đất tầng mỏng có 1 đơn vị đất là: đất tầng mỏng chua (Ec) dystric leptosols (LPd).

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện có trên 207.370 ha. Trong đó rừng tự nhiên là 154.390 ha, rừng trồng là 52.980 ha (rừng sản xuất là 34.624 ha); những năm gần đây đã khai thác khoảng từ 6.000- 8.000m3

gỗ (góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong tỉnh khoảng 200.000m3). Ngoài ra, dưới tán rừng còn có song mây, lá nón, bời lời, các loại lâm sản khác... là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... đất đồi núi chưa sử dụng trên 205.200ha, có thể phát triển trồng rừng nguyên liệu hoặc trồng cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.

Tài nguyên rừng có vai trò rất đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khả năng rừng hiện có và khả năng phát triển rừng khá lớn. Có thể thấy rõ vai trò của rừng qua diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng và các chủng loại rừng. Diện tích đất lâm nghiệp không còn rừng là khả năng to lớn để phát triển vốn rừng.

a. Khả năng phát triển rừng

Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh hiện có 404.507 ha, chiếm 67,52% diện tích tự nhiên tỉnh, trong đó có rừng là 184.940 ha, chiếm 30,8% diện tích tự nhiên tỉnh. Độ che phủ rừng Bình Định năm 1995 là 45,5%. Diện tích đất lâm nghiệp không còn rừng là 219.567 ha, có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp 217.007 ha, không có khả năng sản xuất là 2.560 ha.

b. Rừng tự nhiên

Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại rừng ở tỉnh Bình Định

STT Loại rừng Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Trữ lượng gỗ (m3) Tổng 483.683 1 Rừng tự nhiên sản xuất 142.860 29,5 9.749.446 1.1 Rừng giàu 3.944 2,78 712. 895 1.2 Rừng trung bình 21.341 14,94 2.557.044 1.3 Rừng nghèo 31.294 21,91 2.429.864 1.4 Rừng phục hồi 86.281 60,4 4.049.801 2 Rừng trồng 41.035 13,7 3.000.000 3 Rừng phòng hộ 299.788 62 3.1 Rừng đầu nguồn có rừng 109.419 36,5 5.641.594

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và khả năng phòng hộ của rừng phi lao (casuarina equisetifolia) ở vùng đất cát ven biển tỉnh bình định (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)