Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

* Phát hiện lợn nái động dục với các biểu hiện sau

- Lợn nái đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. - Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy, đỏ, sau đó chuyển sang trạng thái thâm, nhăn.

- Dịch nhờn chảy ra từ âm hộ trong, loãng, không dính, sau đó chuyển sang trạng thái đặc và dính.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

- Bước 1: Phối sau khi phát hiện động dục, để nái động dục nghỉ ngơi 1 - 2

giờ rồi phối.

- Bước 2: Dùng đực giống để kích thích nái trong lúc phối.

- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi phối, lau âm hộ bằng khăn

để loại bỏ bụi bẩn, sau đó dùng khăn giấy lau lại 1 lượt.

- Bước 4: Sử dụng ống tinh đã được bôi trơn luồn vào âm hộ chếch 45

độ dọc theo sống lưng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Khi có cảm giác kịch thì dừng lại (ngồi lên lưng nái). Xoay túi tinh bằng tay, mở liều tinh ra, nối với ống thụ tinh.

- Bước 5: Khi tinh dịch đã đi vào trong âm đạo, rút nhẹ ống dẫn tinh

xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

* Tiêm chế phẩm Fe-Dextran và nhỏ cầu trùng:

Khi lợn con 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe-Dextran với liều lượng 1 ml/con và được nhỏ thuốc phòng cầu trùng (Diacoxin 5%).

* Bấm tai, thiến:

Khi lợn con được 1 ngày tuổi thì tiến hành bấm tai đối với lợn cái làm giống và 5 - 6 ngày thiến đối với lợn đực.

- Bấm tai: lợn con được bấm tai theo quy định riêng của trại.

- Thiến lợn đực:

+ Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, pank kẹp, bông, xi-lanh tiêm và thuốc kháng sinh, ghế ngồi.

+ Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy pank kẹp và xoắn đứt dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến.

* Mài nanh, cắt đuôi

- Chuẩn bị: Máy mài nanh, kìm cắt đuôi, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh. - Lợn con sau khi đẻ khoảng 12 giờ thì được mài nanh, bấm đuôi.

- Thao tác mài nanh: Bắt lợn con kẹp vào đùi, mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh xong túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi, bấm 2/3 đuôi phía ngoài. Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn.

*Phòng bệnh cầu trùng:

Nhỏ cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 5.

* Xuất bán lợn con:

Thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối xuất vào giờ mát mẻ. Sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất, ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các công tác khác

Loại

lợn Tên công việc

Số con (con) Số lợn được thực hiện (con) Tỷ lệ đạt (%) Tỷ lệ an toàn sau thực hiện (%) Lợn con

Mài nanh, bấm đuôi 1291 615 47,64 100

Nhỏ Baytril 0,5% (uống) 1291 615 47,64 100 Tiêm chế phẩm Fe - Dextran 1291 615 47,64 100 Nhỏ Diacoxin 5% (uống) 1291 615 47,64 100 Thiến lợn đực 650 482 65,85 100 Bấm tai 312 212 67,95 100 Lợn nái

Thụ tinh nhân tạo 93 84 90,32 100

Đỡ đẻ cho lợn 93 62 66,67 100

Qua bảng 4.8 có thể thấy trong 1291 lợn theo dõi, tôi đã được thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi 615 con đạt tỷ lệ đạt 47,64%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là nửa ngày hoặc một ngày sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau. Khi lợn 3 ngày tuổi tiêm chế phẩm Fe - Dextran phòng bệnh thiếu máu lợn, sau đó cho uống Diacoxin 5% phòng bệnh cầu trùng với số lượng là 615 con chiếm tỷ lệ 47,64%. Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến cho lợn con, số lợn con được trực tiếp thiến là 482 con. Trong thời gian thực tập tại trại, tôi đã thực hiện thành công 84 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục, kết quả là số lợn đậu thai 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: “Thực hiện quy

trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Bích Cường, Xã Nghĩa Đạo, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh” tôi có một số kết luận sau:

* Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn:

- Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng 58 lợn hậu bị, 750 nái chửa, 105 lợn nái đẻ và 1291 lợn con theo mẹ.

- Lợn nái của trại đẻ bình thường chiếm tỷ lệ là 94,29%; đẻ khó can thiệp chiếm tỷ lệ thấp 5,21%.

- Ngoài ra tôi còn tham gia vào một số công việc khác như: Thực hiện thụ tinh nhân tạo cho 84 lợn nái; đỡ đẻ 62 lợn nái; tiêm Fe - dextran 615 con; mài nanh, cắt đuôi 615 con; thiến lợn 650 con; nhỏ Baytril 0,5 là 615 con.

* Về công tác phòng bệnh:

- Thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng chuồng trại hàng tuần theo quy định.

- Hỗ trợ tiêm vắc - xin phòng bệnh dịch tả, LMLM, khô thai cho 105 lợn nái đều đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

- Tiêm vắc - xin phòng bệnh suyễn lần 1 cho 1291 con, hội chứng còi cọc 1291 con, suyễn lần 2 cho 1291 con, tỷ lệ an toàn đều đạt khoảng 99%.

* Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:

- Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 9/9 con; viêm vú khỏi 5/5 con và viêm khớp khỏi 6/7 con.

- Lợn con theo mẹ: Điều trị bệnh đường hô hấp 185/190 con khỏi, hội chứng tiêu chảy 220/226 con khỏi, bệnh viêm khớp 66/68 con khỏi.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá bằng những hiểu biết của mình, tôi có một số ý kiến đề nghị nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Trại cần tiếp tục phát triển đàn lợn giống để trong thời gian tới có thể cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm cho thị trường.

- Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.

- Cần có cán bộ kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con kịp thời nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thú y, Tập XXIII (số 5), Tr. 51 - 56

2. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp TpHCM.

3. Cù Xuân Dần (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản

gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp.

8. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

9. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình

công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

10.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm

11.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

12.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Trang 44 - 52.

13. Trương Lăng, Xuân Giao (2002), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Lao động - Xã hội, trang 80 - 82.

14.Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh

lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

16.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

17.Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016), Giáo

trình chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

19.Nguyễn Ngọc Phụng (2006), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

20.Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vaccine E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, Tr 324 - 325.

22.Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT thú y tập 17.

23.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh

thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi lợn mô hình gia trại, Nhà xuất

bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

24.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, (2006), “Giáo Trình Sinh Lý Học Vật Nuôi”, NXB Nông Nghiệp.

25.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT

Thú y, tập 17

26.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo

trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

27.Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice (2003) 25: 466-473 doi:10.1136/inpract.25.8.466.

28.Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), pp. 491.

29.Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactation problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40- 57.

30.Taylor D.J. (1995), Pig diseases, 6th edition, Glasgow university.

31.White B. R., Mc Laren D. G., Dzink P. J., Wheeler M. B. (2013), “Attain ment of puberty and the mechanism of large litter size in Chinese Meishan females versus Yorkshire females, Biology of Reproduction, 44 (Suppl. 1), 160.

III. Tài liệu internet

32. www.opac.hc.edu.vn

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. Hình ảnh về các công việc tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)