Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 48)

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn nước uống, vật nuôi,

dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được chú trọng và thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được vệ sinh sạch sẽ qua nhiều lần sát trùng bằng xút (NaOH) và vôi, để chuồng nghỉ ngơi tối thiểu 5 ngày trước khi đưa lợn chờ đẻ vào. Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh trại nhổ cỏ, rắc vôi, diệt chuột.

Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, tôi đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại trong thời gian thực tập, cụ thể như sau:

- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua hố sát trùng.

- Gọi lợn mẹ dậy ỉa, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. - Rắc vôi, quét dọn lối đi.

- Lau bầu vú cho nái nuôi con, lau mông, lau sàn bằng nước sát trùng. - Vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

- Xịt gầm, xả rãnh ngày 1 lần.

- Phun sát trùng, quét mạng nhện và rắc vôi bột ở lối đi lại ngày 1 lần. Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã được chuyển tiến hành tháo dỡ các tấm đan, đem ngâm ở bể sát trùng 1 ngày, sau đó xịt sạch. Ô chuồng, khung chuồng cũng được xịt sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Các công nhân trong trại và khách tới thăm đều phải qua sát trùng, thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dụng trước khi vào chuồng.

Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.

Bảng 4.3. Kết quả vệ sinh phòng bệnh Công việc Số lượng được giao (lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (lần) Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 185 185 100

Phun sát trùng 75 75 100

Quét và rắc vôi đường đi 85 85 100

Qua quá trình làm việc tôi đã thực hiện được quy trình vệ sinh trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, liều lượng phù hợp.

Vệ sinh tổng chuồng được em thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: Quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, lau máng, lau sàn lợn con. Khi rửa máng thì tránh phun nước vào tai của lợn nái.

Kế hoạch rắc vôi đường đi là 75 lần, em đã thực hiện 75 lần đạt 100%. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hướng gió lên tránh lợn con bị sặc, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Xả vôi xút gầm bằng cách cho vôi vào xô sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó xả xuống gầm. Mỗi tuần tại cơ sở thực hiện xả vôi xút gầm 1 lần.

Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)