Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

Để nâng cao năng suất và chất lượng lợn nái giai đoạn sinh sản thì ta cần phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn con. Muốn cai sữa sớm cho lợn con đạt được những kết quả tốt nhất thì ta phải thực hiện quy trình tập ăn sớm cho lợn con. Vấn đề này đang được nhiều tác giả nghiên cứu:

Theo Cù Xuân Dần (1996) [3], cần cho lợn ăn sớm vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl và enzym, vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa.

Theo Đào Trọng Đạt và cs. (2000) [7], bệnh phân trắng lợn con do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do vi trùng, nền chuồng ẩm ướt, gia súc lạnh bụng do nằm trên nền chuồng xi măng, do thời tiết khí hậu thay đổi, cơ thể thiếu sắt. Đây là bệnh xuất hiện với số lượng cao, nhưng là bệnh dễ điều trị nên tỷ lệ chết không đáng kể.

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh, Trần Ngọc Bích và cs (2016) [1] đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỉ lệ 74,13%.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [23], bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh trưởng hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu kỷ (2003) [4], cho biết trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Lợn tác giả Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [6], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [12] thì bệnh viêm tử cung do vi khuẩn StreptococcusColibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)