Thử nghiệm sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai sind nuôi ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 55)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3.2. Thử nghiệm sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò la

lai Sind nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm:

- 12 con bò đực lai Sind được chọn tương đối đồng đều về độ tuổi, khối lượng và bò khỏe mạnh. Bò được tẩy sán lá gan bằng thuốc Faisolid (tiêm dưới da liều lượng: 10 mg/1kgP hay 0,4 ml/10kgP), tẩy ký sinh trùng bằng Levamysol 7,5% tiêm bắp liều lượng 1 ml/15kgP). Sau mỗi lần tiêm sán lá gan, ký sinh trùng đường máu thì ngày hôm sau tiêm Vitamin AD3E với liều lượng 1ml/20kg thể trọng.

- Bò được chia ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 4 con theo nguyên tắc ngẫu nhiên tương đối đồng đều về tuổi và khối lượng. Tất cả bò thí nghiệm được nuôi nhốt riêng biệt từng cá thể (kích thước của mỗi ô chuồng dài 2m x rộng 1,3m x

cao1,1m).

- Khẩu phần ăn của bò gồm bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ, thức ăn công nghiệp và cỏ voi. + Cỏ voi : Chủ hộ tự trồng, thu cắt khoảng 40-50 ngày tuổi, cỏ được cắt vào lúc 8 giờ sáng hay 15 giờ chiều. Cỏ được cắt ngắn và đánh giập bằng máy cắt đập trước khi cho bò ăn.

+ Bã sắn: Được mua từ Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phong Điền và được ủ chua theo công thức: bã sắn tươi 100kg, muối ăn 0,5kg, rỉ mật 2kg, men vi sinh 150g. Bã sắn được trải đều trên nền, muối và rỉ mật được hòa tan vào 10-15 lít nước rồi tưới lên bã sắn, trộn thật đều. Sau đó hỗn hợp này được cho vào túi ni long lớn, nén chặt, buộc chặt bao túi lại. Thời gian ủ chua bã sắn là 21 ngày thì mới lấy ra cho bò ăn.

+ Ngọn lá sắn : Được thu gom trên địa bàn huyện Phong Điền, sau đó được phơi nhẹ trong bóng râm (cứ 2 giờ cần đảo 1 lần để lá héo đều). Dùng máy cắt cỏ cắt ngọn lá sắn thành đoạn dài 10 – 15cm. Ủ chua ngọn lá sắn theo công thức: ngọn lá sắn tươi 100kg, bột sắn 10kg, muối ăn 0,5kg, rỉ mật 2kg, men vi sinh 150g, Ngọn lá sắn được trải đều trên nền, trộn đều bột sắn cùng men vi sinh rồi rải lên ngọn lá sắn, muối và rỉ mật được hòa tan vào 10-15 lít nước rồi tưới lên ngọn lá sắn, trộn thật đều. Sau khi trộn xong, toàn bộ hỗn hợp đó cho vào túi nilong lớn, nén chặt từng lớp và buộc thật chặt túi. Thời gian ủ chua ngọn lá sắn là 21 ngày thì mới lấy ra cho bò ăn.

+ Thức ăn công nghiệp vỗ béo bò là loại HI-GRO 559 do công ty CP sản xuất, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng: Độ ẩm (max) 14%, Protein (min) 14%, Xơ (max) 15%, Can xi tối thiểu (0,6 - 1,4%), ME (min) 2.900 Kcal/kg, Photpho tổng số tối thiểu – tối đa (0,6 – 1,2%), Lysine tổng số tối thiểu – tối đa 0,2%, Methionine + Cystine tối thiểu 0,2%.

+ Bò được phun ve, mòng, ruồi, muỗi một tháng một lần bằng thuốc Permethrin 50 Ec - Xuất phát từ kết quả điều tra và trên cơ sở thực nghiệm, tỷ lệ phối trộn từng loại thức ăn trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo được xây dựng thành 3 nghiệm thức:

+ Nghiệm thức 1 (đối chứng) sử dụng (0,5% thức ăn công nghiệp HI-GRO 559 + cỏ voi ăn thỏa mãn).

+ Nghiệm thức 2, sử dụng (0,5% thức ăn công nghiệp HI-GRO 559 + 0,5% bã sắn ủ + 0,5 % ngọn lá sắn ủ + cỏ voi ăn thỏa mãn).

+ Nghiệm thức 3, sử dụng (1% thức ăn công nghiệp HI-GRO 559 + 0,5 bã sắn ủ + cỏ voi ăn thỏa mãn).

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

TT Nguyên liệu Đơn vị tính Nghiệm thức 1 (ĐC) Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 1 Số lượng bò con 4 4 4 2 Số ô chuồng cái 4 4 4

3 Số bò/ô chuồng con 1 1 1

4

Độ tuổi của bò khi bắt đầu làm thí nghiệm

tháng 24-30 24-30 24-30

5

Khối lượng trung bình bò khi bắt đầu thí nghiệm (n = 4) Kg/con 292,25±43,48 288,50± 30,92 289,50±45,05 6 Thức ăn công nghiệp HI-GRO 559 (% khối lượng cơ thể tính theo VCK) % 0,5 0,5 1 7 Bã sắn ủ (% khối lượng cơ thể tính theo VCK) % - 0,5 0,5 8 Ngọn lá sắn ủ (%

khối lượng cơ thể tính theo VCK)

% - 0,5 -

9 Cỏ voi Thỏa mãn Thỏa mãn Thỏa mãn

10 Đá khoáng, nước

2.3.2.2. Thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn được phân tích tại phòng thí nghiệm của Khoa Chăn Nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn

TT Loại thức ăn DM % CP % OM % CF % ASH % 1 Bã sắn 25,36 2,36 21,77 21,18 3,59 2 Ngọn sắn ủ 28,50 15,86 20,22 18,27 8,27 3 Ngọn sắn ủ ăn dư 21,10 9,27 13,09 33,05 8,00 4 Cỏ voi 19,04 5,37 14,33 39,06 4,71 5 Cỏ voi dư 22,45 3,75 18,26 41,69 4,19 2.3.2.3. Cách thức cho ăn:

Trước khi đưa vào thí nghiệm 7 ngày, bò được làm quen với khẩu phần ăn và phương thức nuôi dưỡng mới. Trong quá trình thí nghiệm các loại thức ăn trong từng khẩu phần được cân chính xác trước khi cho ăn. Khối lượng của mỗi loại thức ăn cho các cá thể trong từng nghiệm thức được xác định theo phần trăm khối lượng của từng cá thể bò, sau 15 ngày nuôi thí nghiệm xác định lại khối lượng từng cả thể bò, từ đó điều chỉnh khối lượng của mỗi loại thức ăn cho phù hợp với tỷ lệ phần trăm theo khối lượng từng cá thể bò. Bò được cho ăn từng loại thức ăn riêng biệt, trước khi cho bò ăn mỗi một loại thức ăn được cân xác định lượng cho ăn và sau một thời gian cho ăn, thu gom lượng thức ăn dư tiến hành cân xác định lượng dư. Riêng lượng cỏ thừa được cân vào sáng sớm hôm sau. Các số liệu về từng loại thức ăn trong khẩu phần của mỗi nghiệm thức (khối lượng cho ăn, khối lượng dư) được ghi chép đầy đủ hàng ngày. Trong thời gian thí nghiệm, bò được cung cấp đầy đủ nước uống sạch, đã liếm.

Bảng 2.3. Cách cho bò ăn từng loại thức ăn trong khẩu phần của mỗi nghiệm thức

Thời gian

Nghiệm thức 1

(đối chứng) Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

7h- 8h TACN HI-GRO 559 Bã sắn ủ Bã sắn ủ

9h Cỏ voi Lá sắn ủ TACN HI-GRO 559

10h Cỏ voi TACN HI-GRO 559 Bã sắn ủ

11h Cỏ voi Cỏ voi Cỏ voi

13h-14h TACN HI-GRO 559 + Cỏ voi Bã sắn ủ Bã sắn ủ 15h TACN HI-GRO 559 + Cỏ voi Lá sắn ủ TACN HI-GRO 559 16h TACN HI-GRO 559 + Cỏ voi TACN HI-GRO 559 Bã sắn ủ + TACN HI-GRO 559 17h TACN HI-GRO 559 + Cỏ voi Bã sắn ủ + Lá sắn ủ TACN HI-GRO 559 + cỏ voi

18h Cỏ voi ăn theo nhu cầu Cỏ voi theo nhu cầu Cỏ voi ăn theo nhu cầu

2.3.2.4. Phương pháp cân bò

Khối lượng bò được xác định bằng cân điện tử chuyên dùng cho đại gia súc của hãng Ruddweight Ply.Ltd.(Úc), sai số 0,5kg. Bò được cân lúc bắt đầu thí nghiệm, sau 30 và 60 ngày.

2.3.2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định:

- Khối lượng của bò qua các giai đoạn:

Khối lượng bình quân của bò (kg) = (X1 + X2 + X3 + X4) 4

-Khối lượng tăng lên bình quân của bò (kg/con/ngày):

KLtăng lên BQ của bò = (kg/con/ngày)

P2 – P1 T

Trong đó: P2 là khối lượng bò ở thời điểm sau; P1 là khối lượng của bò ở thời điểm trước; T là thời gian nuôi tương ứng.

- Lượng thức thu nhận

+ Lượng vật chất khô ăn vào (kg VCK/con/ngày) = ∑XiDi/T

Trong đó, Xi là lượng TA thu nhận của loại thức ăn thứ i và Di là (%VCK) của loại thức ăn thứ i; T là thời gian nuôi tương ứng (tháng thứ nhất, tháng thứ 2 và cả đợt)

+ Lượng Protein thu nhận (kg/con/ngày) =∑(XtiPti – XsiPsi)/T

Trong đó, Xti là lượng TA cân khi ăn của loại thức ăn thứ i và Pi là % protein trước khi ăn của loại thức ăn thứ i; Xsi là lượng thức ăn thừa của loại TA thứ i và Psi là %protein TA thừa thứ i; T là thời gian nuôi tương ứng (tháng thứ nhất, tháng thứ 2 và cả đợt)

+ NLTĐ thu nhận (MJ/con/ngày) = ∑XtiQti- XsiQsi/T

Trong đó, Xti là lượng TA thu nhận của loại thức ăn thứ i và Qti là giá trị NLTĐ (MJ) của loại thức ăn thứ i; Xsi là lượng ăn thừa của loại TA thứ i và Qsi là giá trị NLTĐ (MJ) TA thừa thứ i; T là thời gian nuôi tương ứng (tháng thứ nhất, tháng thứ 2 và cả đợt)

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng tăng lên

Lượng kg TAVCK/kg KL tăng lên = Lượng TA thu nhận BQ theo giai đoạn Khối lượng tăng lên BQ theo giai đoạn

Lượng kg Pr/kg KL tăng lên=

Lượng Protein thu nhận BQ theo giai đoạn Khối lượng tăng lên BQ theo giai đoạn

- Chi phí thức ăn (CPTA): được tính theo tháng 1, tháng 2 và cả giai đoạn

+ CPTA tổng số (1000đ/kg) = CPTA Bình quân/ Thời gian nuôi + CPTA bình quân (1000 đ/kg) = ∑XiGi/(P2-P0)

Trong đó, Xi là tổng lượng TA thu nhận của loại thức ăn thứ i và Gi là giá thành (1000 đ/kg) của loại thức ăn thứ i; P2 là khối lượng của bò sau 60 ngày thí nghiệm, Po là khối lượng của bò lúc bắt đầu thí nghiệm.

- Hiệu quả kinh tế

HQKT (1000 đ/con) = ∑(Tiền bán bò) – (CPTA + tiền mua bò giống) HQKT (1000 đ/kg) = HQKT (con)/KL tăng lên bình quân

2.3.2.6. Xử lý số liệu:

Số liệu thu thập được tập hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2007. Sự sai khác về các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các lô trong thí nghiệm được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tuyến tính (GLM) trên phần mềm SPSS version 15.0 for windows.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai sind nuôi ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)