Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai sind nuôi ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 66)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến

đến khả năng tăng khối lượng của bò lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo

Kết quả nghiên cứu về khối lượng bò lai Sind nuôi vỗ béo bằng khẩu phần ăn có bổ sung bã sắn, ngọn lá sắn và thức ăn công nghiệp được trình bày ở Bảng 3.6.

Kết quả cho thấy, lúc bắt đầu thí nghiệm, khối lượng cơ thể của bò lai Sind ở lô NT1(ĐC), NT2, và NT3 lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau. Chỉ tiêu này ở lô ĐC và lô NT2, NT3 tương ứng là 292,25 ± 43,48kg/con và 288,50 ± 30,92kg/con, 289,50 ± 45,05kg/con. Sau 1 tháng nuôi vỗ béo khối lượng của bò tương đương nhau, trong đó bò ở lô ĐC có cao hơn chút ít nhưng không sai khác thống kê (P>0,05). Xét về tăng trọng ( khối lượng tăng lên tuyệt đối) của bò tháng thứ 1 là tương đương nhau giữa các lô thí nghiệm dao động từ 0,40 ± 0,21 - 0,43 ± 0,07kg/con/ngày.

Bảng 3.6. Diễn biến về khối lượng tích lũy và khối lượng tăng lên của bò thí nghiệm

Chỉ tiêu NT1 (ĐC) NT2 NT3 X Sx X Sx X Sx KL bò bắt đầu thí nghiệm (kg/con) 292,25 43,48 288,50 30,92 289,50 45,05 KL bò thí nghiệm tháng 1 (kg/con) 305,00 43,50 301,25 27,75 301,50 45,02 KL tăng lên ở tháng thí nghiệm thứ 1 (kg/con/ngày) 0,43 0,07 0,43 0,12 0,40 0,21 KL bò thí nghiệm tháng 2 (kg/con) 326,75 47,49 326,25 24,40 332,75 47,39 KL tăng ở tháng thí nghiệm thứ 2 (kg/con/ngày) 0,78a 0,18 0,89ab 0,15 1,12b 0,09 KL tăng bình quân 2 tháng thí nghiệm (kg/con/ngày) 0,59 0,09 0,65 0,13 0,75 0,12

Đến tháng nuôi thứ 2, khối lượng bò lai Sind tăng nhanh hơn so với chỉ tiêu này của bò tháng thứ nhất và có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm. Cụ thể bò ở NT3 là 332,75 ± 47,39 kg/con cao hơn so với lô ở ĐC là 326,75 ± 47,49kg/con và NT2 là 326 ± 24,40 kg/con.

Khối lượng tăng lên ở tháng thứ 2 của bò ở các lô thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Cụ thể, khối lượng tăng lên bình quân (kg/con/ngày) ở tháng thứ 2 của bò nuôi ở lô NT3 là 1,12 ± 0,09 kg/con/ngày; của bò nuôi ở NT1 (ĐC) là 0,78 ± 0,18kg/con/ngày, thấp hơn hẳn (P<0,05) so với chỉ tiêu này của bò nuôi ở NT3. Tuy nhiên, khối lượng tăng lên của bò nuôi ở NT2 không sai khác so với chỉ tiêu này của bò nuôi ở NT1 (ĐC) hay ở NT3. Nói cách khác, khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở NT2 không tốt bằng khẩu phần ăn của bò nuôi ở NT3.

Đánh giá KL tăng lên bình quân (kg/con/ngày) cả giai đoạn nuôi thí nghiêm (60 ngày), kết quả cho thấy chỉ tiêu này có tăng dần từ bò nuôi ở NT1 (ĐC) đến bò nuôi ở NT3. Cụ thể KL tăng bình quân của bò nuôi ở NT1, NT2 và NT3 tương ứng là 0,59 ± 0,09; 0,65 ± 0,13 và 0,75 ± 0,12 (kg/con/ngày), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khi đối chiếu với các nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs (2009) nuôi vỗ béo bò Lai Sind bằng thân lá lạc ủ chua cho kết quả tăng trọng đạt 0,49 - 0,58 kg/con/ngày. Lê Viết Ly và cs (1995), Vũ Văn Nội và cs (1999) cho rằng vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng trọng 518 - 580 g/con/ngày. Vũ Chí Cương và cs (2005) nuôi vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp cho kết quả tăng trọng 530 - 700 g/con/ngày, Trương La và cs (2011) đã tiến hành vỗ béo bò Lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho kết quả tăng trọng 553 g/con/ngày, Trịnh Văn Trung và cs. (2005) bổ sung bột lá sắn cho trâu tơ cho kết quả tăng trọng 319,4 - 629,9 g/con/ngày. Kết quả này tương đương kết quả của Vũ Chí Cương và cs (2008): khi vỗ béo bò lai Brahman bằng phụ phẩm nông nghiệp đạt tăng trọng 732 - 845 g/con/ngày. Kết quả thu được thấp hơn kết quả của Nguyễn Quốc Đạt và cs (2008) vỗ béo bò Lai Sind, Brahman và Drought Master cho tăng trọng 952 - 1552 g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Preston (2001) sử dụng thân, lá sắn bổ sung rỉ mật và urê để vỗ béo bò thịt đạt tăng trọng 800 g/ngày.

Sau 60 ngày nuôi vỗ béo bò Lai Sind bằng khẩu phần có bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ, thức ăn công nghiệp ở các mức khác nhau, kết quả thu được ở 2 lô thí nghiệm 0,5% ăn bã sắn ủ, 1% thức ăn công nghiệp và lô NT 0,5% ăn bã sắn ủ , 0,5 % ngọn lá

sắn ủ, 0,5% thức ăn công nghiệp có tăng trọng hàng ngày cao hơn so với bò lai Sind ở lô ăn khẩu phần không có bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như vậy, tăng trọng của bò lai Sind trong thí nghiệm của tôi có sự chênh lệch so với một số thí nghiệm khác có thể là do sự khác nhau về thức ăn thí nghiệm, khác nhau một số điều kiện tiểu khí hậu, về giống làm khả năng tăng trọng của bò thí nghiệm là khác nhau, điều này cho thấy kết quả của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đưa đến cho chúng ta triển vọng đưa ra được giải pháp kỹ thuật cải thiện khẩu phần thức ăn cho bò ở những hộ chăn nuôi bò.

3.2.2.Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến lượng thức ăn ăn vào và lượng protein ăn vào của bò Lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo

Kết quả nghiên cứu về lượng thức ăn ăn vào (TAAV) tính theo vật chất khô (VCK) và lượng protein ăn vào (PrAV) của bò lai Sind nuôi vỗ béo ở lô thí nghiệm được bình bày ở Bảng 3.7.

Lượng TAAV của bò vỗ béo ở tháng thứ 1 còn thấp, dao động từ 4,08 - 5,52kgVCK/con/ngày. So sánh chỉ số này giữa các lô thí nghiệm: lô ĐC thấp nhất 4,08 ± 0,58kgVCK/con/ngày, tăng lên ở lô NT3 5,15 ± 0,37 kgVCK/con/ngày và tăng tiếp lên NT2 5,52 ± 0,37kgVCK/con/ngày. Ở lô NT bò ăn khẩu phần có bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ có lượng ăn vào cao hơn, hàm lượng protein trong loại thức ăn này cao đã tác động tới hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động mạnh hơn làm cho khả năng ăn vào cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn

Lượng TAAV tháng 2 tương đương nhau giữa các lô thí nghiệm, dao động từ 7,24 - 7,27kgVCK/con/ngày. Lượng TAAV bình quân cho cả giai của bò nuôi vỗ béo dao động từ 6,02 - 6,38kgVCK/con/ngày. So sánh chỉ số này giữa các lô thí nghiệm: Lô ĐC thấp nhất 6,02 ± 0,68kgVCK/con/ngày, tăng lên ở lô NT3 6,21 ± 0,63 kgVCK/con/ngày và tăng tiếp lên NT2 6,38 ± 0,34 kgVCK/con/ngày. Theo Kearl (1982) bò có khối lượng 250 kg, tăng trọng 0,75 - 1 kg/con/ngày cần thu nhận lượng thức ăn 5,3 - 7,4 kg/con/ngày. Theo Vũ Duy Giảng và cs (2008) tuỳ theo chất lượng thức ăn, lượng chất khô thu nhận biến động từ 2 - 3% khối lượng cơ thể. Trong thí nghiệm này có thể do khẩu phần ăn bố trí hợp lý, độ ngon miệng khá cao, bò thí nghiệm ăn vào một lượng chất khô cần thiết để đạt tăng trọng trên 0,75 kg/con/ngày.

Bảng 3.7. Lượng thức ăn ăn vào của bò thí nghiệm ở các giai đoạn Chỉ tiêu NT1 (ĐC) NT2 NT3 X Sx X Sx X Sx Lượng TAAV tháng 1 (VCK kg/con/ngày) 4,80 0,58 5,52 0,37 5,15 0,60 Lượng TAAV tháng 2 (VCK kg/con/ngày) 7,24 0,82 7,24 0,33 7,27 0,72 Lượng TAAV bình quân 2 tháng (VCK kg/con/ngày) 6,02 0,68 6,38 0,34 6,21 0,63

Lượng Protein ăn vào bình quân 2 tháng (kg/con/ngày)

0,52a 0,04 0,64b 0,02 0,55a 0,08

Ghi chú: Các số trong cùng hàng có ký hiệu a,b,c khác nhau thì sai số có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Lượng protein ăn vào bình quân 2 tháng thí nghiệm của bò lai Sind ở NT2 cao hơn NT1 và NT3 (P<0,05), cụ thể đối với lô NT2 lượng protein ăn vào bình quân của bò thí nghiệm là 0,64 ± 0,02kg/con/ngày, còn NT1 (đối chứng) chỉ đạt 0,52 ± 0,04kg/con/ngày, và NT3 lượng protein ăn vào đạt 0,55 ± 0,08kg/con/ngày. Có thể thấy khẩu phần có sử dụng lá sắn ủ đã tăng tín ngon miệng cho bò vì vậy lượng VCK và hàm lượng protein ăn vào bình quân ở lô này cao hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bả và cs (2010) cho thấy lượng protein thô ăn vào của bò thí nghiệm dao động 0,42 - 0,72kg/con/ngày. Điều này cho thấy khẩu phần giàu hàm lượng proten thì hiệu quả sử dụng thức ăn của con vật cao hơn.

3.2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến hệ số chuyển hóa thức ăn của bò lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo nghiệp đến hệ số chuyển hóa thức ăn của bò lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của bò lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo được trình ở Bảng 3.8.

Kết quả Bảng 3.8 đã cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của bò nuôi vỗ béo có sự khác nhau giữa các nghiệm thức và thời gian nuôi. Cụ thể, hệ số FCR (kgVCK/kgP) ở tháng 1 của bò nuôi ở lô NT3 là cao nhất (15,98 ± 8,18 kgVCK/kgP); tiếp đến là bò nuôi ở NT2 (13,83 ± 4,40 kgVCK/kgP), thấp nhất là bò nuôi ở NT1 (11,47 ± 1,75 kgVCK/kgP). Tuy nhiên, sự sai khác về hệ FCR ở tháng nuôi thứ nhất không có ý nghĩa thống kê. Đến tháng 2, hệ số FCR của bò ở các nghiệm thức đều giảm so với chỉ số này ở tháng thứ nhất. Bởi vì theo quy luật sinh trưởng theo giai đoạn tháng thứ nhất trọng lượng của cơ thể bò nuôi vỗ béo thấp lượng TAA vào ít trong khi FCR cao bò tăng trọng nhanh. Đến tháng thứ 2 khối lượng cơ thể bò nuôi vỗ béo tăng nên lượng TAA vào nhiều để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể bò trong khi hệ FCR thấp lúc này con vật sinh trưởng chậm lại.

Bảng 3.8. Hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm qua các giai đoạn (FCR) Chỉ tiêu NT1 (ĐC) NT2 NT3 X Sx X Sx X Sx FCR tháng 1 (kgVCK/kgP) 11,47 1,75 13,83 4,40 15,98 8,18 FCR tháng 2 (kgVCK/kgP) 9,52a 1,26 8,34ab 1,84 6,51b 0,22 FCR BQ 2 tháng(kgVCK/kgP) 10,20 0,88 10,18 2,57 8,43 0,92

Ghi chú: Các số trong cùng hàng có a,b,c khác nhau thì sai số có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

So sánh hệ số FCR của bò ở tháng thứ 2, số liệu ở bảng 3.8 cho thấy có sự khác nhau về chỉ số này của bò nuôi ở các nghiệm thức khác nhau, trong đó có sự khác nhau đáng kể (P<0,05) về hệ số FCR của bò nuôi ở NT1 và NT3, bò nuôi vỗ béo ở NT2 có hệ số FCR là 8,34 ± 1,84 kgVCK/kgP, không sai khác so với chỉ số này của bò ở cả 2 NT kia; tuy số liệu có thiên nhiều về FCR của bò nuôi ở NT1. Cụ thể, hệ số FCR (kgVCK/kgP) của bò nuôi ở NT1 là 9,52 ± 1,26, cao hơn hẳn (P<0,05) so với chỉ số này của bò nuôi ở NT3 (6,51 ± 0,22 kgVCK/kgP). Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác này có thể do thức ăn. Như vậy thấy được chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần NT3 đảm bão sự cân bằng về giá trị dinh dưỡng nên khả năng tiêu hóa các chất hữu cơ tốt hơn so với hai khẩu phần còn lại mặc dù lượng TAAV tương đương nhau.

Kết thúc thí nghiệm, hệ số FCR bình quân (kgVCK/kgP) của bò nuôi ở các nghiệm thức có khác nhau. Cụ thể, chỉ số này của bò nuôi ở NT1 (ĐC) và NT2 khá cao, dao động từ 10,18 ± 2,57 đến 10,20 ± 0,88 kgVCK/kgP ; trong khi đó hệ số FCR của bò nuôi ở NT3 là 8,43 ± 0,92 kgVCK/kgP; tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai sind nuôi ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)