Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai sind nuôi ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 66)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.3. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công

nghiệp trong khẩu phần ăn của bò Lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo

Hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò Lai Sind bằng việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp được tính toán trên cơ sở số tiền chi phí thức ăn, tiền lãi thu được từ bán bò, thu nhập, lợi nhuận thuần không tính đến công lao động, khấu hao chuồng trại, chi phí mua vật liệu rẻ tiền mau hỏng, điện nước. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Chi phí thức ăn và thu nhập từ nuôi bò của đàn bò thí nghiệm

Chỉ tiêu NT1 (ĐC) NT2 NT3 X Sx X Sx X Sx Tiền chi phí TA (đ/con) 2.085.505a 224.354 1.757.314b 648.65 1.996.652ab 222.254 Tiền lãi thu được từ bán bò (đ/con) 2.587.500 413.068 2.831.250 575.679 3.243.750 524.553 Thu nhập BQ (đ/con) 501.995a 242.963 1.073.936ab 627.222 1.247.098b 416.204 Lợi nhuận (đ/kgP) 14.019a 55.99 26.684ab 11.826 28.304b 56.48

Ghi chú: Các số trong cùng hàng có ký hiệu a,b,c khác nhau thì sai số có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Chi phí TA có sự sai khác nhau giữa các nghiệm thức trong thời gian nuôi vỗ béo cụ thể chi phí TA ở lô ĐC cao nhất 2.085.505 ± 224.354 đ/con, tiếp đến lô NT3 1.996.652 ± 22.254đ/con và thấp nhất là lô NT2 1.757.314 ± 648.65đ/con.

Tiền lãi thu được từ bán bò (giá bò khi bán – giá bò khi mua) biến động 2.587.500 - 3.243.750 đ/con không sai khác thống kê (P>0,065), cụ thể ở lô NT3 là 3.243.750 ± 524.553đ/con cao nhất tiếp đến lô NT2 2.831.250 ± 575.679đ/con và thấp nhất ở lô ĐC 2.587.500 ± 413.068đ/con .

Thu nhập BQ (đ/con) trong giai đoạn thí nghiệm, có sai khác thống kê, cụ thể lô NT3 là 1.247.098 ± 416.204đ/con cao hơn so với lô NT2 là 1.073.936 ± 627.222đ/con, lô ĐC 501.995 ± 242.963đ/con.

Lợi nhuận cho mỗi kg khối lượng tăng lên (đ/kgP): Bò nuôi vỗ béo ở lô NT3 28.304 ± 56.48đ/kgP cao hơn so với bò nuôi vỗ béo ở lô ĐC, sai số thống kê (P<0,05). Lợi nhuận từ bò nuôi vỗ béo ở lô NT2 cao nhưng không sai khác nhiều so với bò NT1, lô NT2 26.684 ± 11.826đ/kgP tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

4.1.1.Về hiện trạng chăn nuôi bò ở một số xã của tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Trình độ văn hóa của các chủ hộ nuôi bò trên địa bàn xã Quảng Ngạn huyện Quảng Điền và xã Điền Lộc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là rất thấp. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học là 30%; tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS là 38%, tỷ lệ số người chưa biết chữ (trình độ dưới tiểu học) còn cao, chiếm 32%.

+ Bình quân nhân khẩu nhóm hộ khá có 4,72 ± 0,35 nhân khẩu, lao động chính 2,94 ± 0,28 người, nhóm hộ trung bình có 5,19 ± 0,32 nhân khẩu, lao động chính 2,90 ± 0,26 người còn nhóm hộ nghèo và cận nghèo cao nhất 5,55 ± 0,45 nhân khẩu, trong đó có 3,00 ± 0,36 lao động chính.

+ Quy mô chăn nuôi bò trung bình ở nhóm hộ là khá 7,06 ± 0,62con/hộ, của nhóm hộ trung bình là 6,33 ± 0,57 con/hộ, của nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 5,27 ± 0,79con/hộ, trong đó nhóm hộ khá trung bình có số bò vàng 6,72 ± 0,53 con/hộ, bò lai Sind 1,75 ± 0,58 con/hộ, nhóm hộ trung bình có số bò vàng 5,75 ± 0,50 con /hộ, bò lai Sind 3,00 ± 0,47 con/hộ, nhóm hộ nghèo, cận nghèo trung bình có số bò vàng 4,64 ± 0,68 con/hộ, bò lai Sind 1,17 ± 0,47 con/hộ.

+ Thu nhập từ chăn nuôi bò năm 2016 ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo trung bình là 14,08 ± 3,95 triệu đồng/hộ/năm, của nhóm hộ trung bình là 16,98 ± 2,86 triệu đồng/hộ/năm và của nhóm hộ khá là 12,39 ± 3,09 triệu đồng/hộ/năm.

+ Thu nhập từ việc chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh là 18,57 ± 3,14 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn so với nuôi bò theo phương thức chăn dắt (12,69 ± 2,25 triệu đồng/hộ/năm).

4.1.2.Sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Việc thay đổi tỷ lệ thành phần nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần thức ăn vỗ béo bò đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Bò lai Sind nuôi bằng khẩu phần ăn ở NT3 chứa gồm 1% thức ăn công nghiệp HI-GR559, 0,5 % bã sắn ủ và ăn cỏ tự do đã cho kết quả bò tăng trọng bình quân cao hơn so với bò nuôi bằng khẩu phần thức ăn lô ĐC chứa gồm 0,5% thức ăn công nghiệp HI-GR559 và ăn cỏ tự do và khẩu phần thức ăn lô NT2 chứa gồm 0,5% thức ăn công

nghiệp HI-GR559, 0,5% bã sắn ủ, 0,5% ngọn lá sắn ủ và ăn cỏ tự do là (0,75 ± 0,12; 0,65 ± 0,13; 0,59 ± 0,09kg/con/ngày);

+ Lượng TAAV bình quân 2 tháng nuôi thí nghiệm bò lai Sind ở lô NT2 là (6,38 ± 0,34 VCK kg/con/ngày) cao hơn so với lô ĐC (6,02 ± 0,68 VCK kg/con/ngày) và bò nuôi ở lô NT3 (6,21 ± 0,63 VCK kg/con/ngày). Lượng Protein ăn vào bình quân ăn 2 tháng nuôi vỗ béo bò lai Sind ở lô NT2 là (0,64 ± 0,02 kg/con/ngày) cao hơn so với lô NT3 (0,55 ± 0,08kg/con/ngày ) và lô ĐC (0,52 ± 0,04 kg/con/ngày) .

+ Hệ số FCR bình quân (kgVCK/kgP) của bò nuôi ở các nghiệm thức có khác nhau, chỉ số này của bò nuôi ở NT1 (ĐC) và NT2 khá cao, dao động từ 10,18 ± 2,57 đến 10,20 ± 0,88 kgVCK/kgP; trong khi đó hệ số FCR của bò nuôi ở NT3 là 8,43 ± 0,92 kgVCK/kgP;

+ Sau 2 tháng nuôi vỗ béo, thu nhập từ nuôi bò lai Sind bằng khẩu phần chứa gồm 1% thức ăn công nghiệp HI-GRO559, 0,5% bã sắn ủ và cỏ ăn tự do ở lô (NT3) là cao hơn (1.247,089 ± 416.204 đồng/con) so với bò nuôi bằng khẩu phần chứa gồm 0,5% thức ăn công nghiệp HI-GRO559, 0,5% bã sắn ủ, 0,5% ngọn lá sắn ủ và ăn cỏ tự do ở NT2 là (1.073.936 ± 627.222 đồng/con) và thấp nhất là bò nuôi bằng khẩu phần chứa gồm 0,5% thức ăn công nghiệp HI-GRO559 và ăn cỏ tự do ở lô ĐC là (501.995 ± 242.963 đồng/con).

+ Lợi nhuận cho mỗi kg KL tăng lên bò lai Sind nuôi vỗ béo ở lô NT3 là cao nhất (28.304 ± 5,64đ/kgP) đến là bò lai Sind nuôi vỗ béo ở lô NT2 (26.684 ± 11.826đ/kgP), thấp nhất bò lai Sind nuôi vỗ béo ở lô ĐC là (14.019 ± 55,99đ/kgP).

4.2. KIẾN NGHỊ

- Người dân nên bổ sung 0,5% bã sắn ủ và 1% thức ăn công nghiệp vào trong KP ăn khi nuôi bò vỗ béo, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Các hộ nuôi bò cỏ thể phối hợp KP theo tỷ lệ thức ăn ở NT2 nhằm sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ủ chua để vỗ béo bò trong mùa thức ăn khan hiếm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đức Ngoan, CM Leddin và P.T. Doyle (2007), “Kết quả nghiên cứu sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò thịt ở miền trung Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (4), tr. 15-18.

2. Nguyễn Xuân Bả, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Ngoan và Vũ Chí Cương (2010), “Ảnh hưởng của lượng thức ăn tinh đến năng suất và chất lượng thịt của bò Vàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, (27), tr. 37-44.

3. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Hữu Văn và Tạ Nhân Ái (2010), “Kết quả khảo nghiệm khả năng sản xuất chất xanh một số giống cỏ ở các vùng sinh thái tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, (22), tr. 52-59.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Xây dựng trang trại chăn nuôi thân thiện với môi trường: Phần I. Xu hướng tất yếu của phát triển chăn nuôi trang trại bền vững với môi trường, Hà Nội.

5. Đinh Văn Cải (2006), Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng

sản xuất bò thịt ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, chương trình giống cây trồng vật

nuôi giai đoạn 2002-2005.

6. Đinh Văn Cải (2007), Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam, Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền nam, 4/6/2013.

7. Đinh Văn Cải và Phạm Văn Quyết (2007). Hiệu quả vỗ béo của nhóm bò lai F1 giống thịt. tạp chí khao học kỹ thuật chăn nuôi, số 5-2007, tr. 9 - 12

8. Cục Chăn nuôi (2007), Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2007 – 2020, Hà Nội.

8. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Trung và Mc Crabb. G. (2000), “Nghiên cứu sử dụng hàm lượng rỉ mật cao để vỗ béo bò”, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi, Hà Nội.

9. Vũ Chí Cương (2007), “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên”, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ

thuật đề tài, Hà Nội.

10. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung và Phạm Thế Huệ (2008), “Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò lai Brahman tại Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Công

11. Dương Duy Cường, Dương Nguyên Khang và Chu Mạnh Thắng (2015) “Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh trong khẩu phần đến tăng khối lượng và sinh khí mê tan trên bò lai Sind giai đoạn tăng trưởng”Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, (68), tr 36.

12. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001) “Kết quả nghiên cứu chế biến nâng cao gia trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam cho trâu bò”, Hội thảo về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại, Hội chăn nuôi Việt Nam, Chương trình Link (Bc) và Viện chăn nuôi, Hà Nội ngày 09 - 10/01/2001, tr.31 - 36.

13. Đinh Văn Dũng và cs ( 2009), “Ảnh hưởng của nguồn protein thô trong thức ăn tinh lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, và tăng trọng ở bò thịt trong giai đoạn nuôi vỗ béo bò Vàng” Tạp chí khoa học Đại học Huế, (52), tr

14. Văn Tiến Dũng, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Tấn Vui (2011), “So sánh khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi vỗ béo giữa bò lai Sind và lai ½ Red Angus x lai Sind nuôi tại Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi,

(31), tr .35-45.

15. Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Bả và Nguyễn Hữu Văn (2015) “Ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn tinh đến phát thải khí mê tan ở bò vàng Việt Nam nuôi vỗ béo” Tạp chí chí Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn, (19), tr .94-100.

16. Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng , Văn Tiến Dủng , Lê Đức Ngoan (2016) “Hiện trạng và môt số kịch bãn giảm khí phát thải mê tan từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở Tây nguyên; Nghiên cứu trường hợp tại huyện EAKAR, tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2), tr. 79-86.

17. Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng , Lê Đức Ngoan, Timothy D.Searchinger (2016) “Hiện trạng và kịch bãn giảm phát thải khí mê tan từ hệ thống nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ nuôi ở Quảng Ngãi” Tạp chí khoa học và phát triển, (2), tr.79 - 86.

18. Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Hải Quân, Lê Đức Ngoan, Trương Thanh Cảnh, Hoàng Thị Phi Phượng và Chu Mạnh Thắng (2017), “Ảnh hưởng của việc sử dụng khô dầu dừa và cỏ voi ủ chua trong khẩu phần đến khả năng sản xuất, phát thải khí mê tan từ dạ cỏ ở bò thịt.” Tạp chí khoa học công nghệ số, (72) tr. 38 -48.

19. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình và Đinh Văn Tuyền (2008), “Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò lai Sind, Brahman và Droughtmaster nuôi vỗ béo tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, (15), tr. 1 - 8.

20. Nguyễn Kim Đường (2013), Chăn nuôi ở khu vực miền Trung, NXB Đại học Huế.

21. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008), Dinh dưỡng và thức ăn cho bò, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Tấn Hùng, Đặng Vũ Bình (2004), “Sử dụng thân lá áo ngô sau thu hoạch làm thức ăn vỗ béo bò lai Sind trong mùa khô”. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông

nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ( 5); tr.349-352.

23. Đậu Văn Hải và Nguyễn Thanh Vân (2015), “Ảnh hưởng tỷ lệ thức ăn thô tinh trong khẩu phần đến khả năng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, tăng trọng và lượng khí mê tan thải ra trên bò Brahman nuôi tại phân viện chăn nuôi Nam Bộ”. Tạp chí khoa học

công nghệ chăn nuôi, (64), tr. 272-278.

24. Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hạnh, Trần Quang Hân (2012), “Ảnh hưởng của các mức ngọn lá sắn ủ chua trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, khả năng sinh trưởng của bò Lai Sind nuôi vỗ béo tại tỉnh Đăk Lăk”. Tạp chí Khoa học và Phát

triển 2012, ( 6), tr. 902-906.

25. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê.

26. Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Nguyễn Văn Niêm (1995), Tổng hợp kết quả nghiên cứu bò lai hướng thịt, Tuyển

tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969-1995), NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

27. Trương La, Vũ Văn Nội và Trịnh Xuân Cư (2010), “Sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch để nuôi vỗ béo bò lai Sind tại Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Công nghệ

Chăn nuôi, (20), tr. 29-33.

28. Viện chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

29. Phùng Quốc Quảng, “Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam”, Trung tâm khuyến nông quốc gia, 4/2/2014.

30. Chu Mạnh Thắng, Nguyễn Đình Tường và Trần Hiệp (2016) “Ảnh hưởng của việc bổ sung Tanin từ bột cè xanh ( Camellia Sinensis) đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và mức độ phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của thịt bò”. Tạp chí khoa học

công nghệ chăn nuôi, ( 63), tr.56-67.

31. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại, NXB

33. Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc (2008), “Ảnh hưởng của độ tuổi và mức thức ăn tinh đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò địa phương tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, (4), tr. 343-347.

34. Hoàng Xuân Trường, Đỗ Văn Trường, Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Đào Thế Anh và Đinh Hoàng Nam Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, (2016) “ Thành phần loài thực vật và thành phần dinh dưỡng của nhóm cây bãn địa làm thức ăn thô xanh cho Bò H'mông vụ Đông - Xuân ở xã Hà Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” (64) tháng 6/2016.

35. Trần Sáng Tạo, Hồ Lê Phi Khánh và Trần Bảo Hưng (2013), “Hiệu quả sử dụng bột sắn, bột ngô dùng vỗ béo bò sinh sản loại thải nuôi trong nông hộ miền núi tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Chăn nuôi (Hội chăn nuôi), (6), tr 5-11

36. Bùi Quang Tuấn (2005), “Nghiên cứu ủ chua bã sắn làm thức ăn dự trữ cho trâu bò”. Tạp chí chăn nuôi, (9).

37. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doản Hối, Vũ Văn Nội (1985), “Kết quả nghiên cứu dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi lai cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam”, Tuyển tập

các công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969-1984), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 78.

38 .Nguyễn Văn Thưởng (1993), Thức ăn cho gia súc, gia cầm- Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

39. Phạm Sỹ Tiệp (1999), “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số giống sắn ở trung du và miền núi phía Bắc, ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai sind nuôi ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)