Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

* Nguyễn Văn Long (2015), Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Luận án thạc sĩ Quản lý đất

đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Cao Việt Hà:

Luận án nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đồng thời tìm ra những tồn tại trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm và hiệu quả trong quá trình thực thi quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội [25].

* Hồ Quang Huy (2015), Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án

tiến sĩ cấp Học viên, Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị:

Luận án đã đóng góp về sự nhìn nhận, phân tích khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dưới góc độ quyền dân sự; luận giải tổng thể vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, luận án đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn thực hiện pháp luật về đăng ký trên cơ sở lý luận chung về thực hiện pháp luật. Từ đó, đề ra một số định hướng, giải pháp trong thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Việt Nam [20].

* Phạm Hương Thảo (2015), Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – ĐH Quốc gia, Hà Nội, dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS. Đồng Ngọc Ba:

Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quyền của người sử dụng đất bao gồm các vấn đề lý luận về sở hữu đất đai, chế độ sở hữu đối với đất đai và quyền của người sử dụng đất; Quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền cho người sử dụng đất; Thực trạng pháp luật về quyền của người sử dụng đất là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam. Từ đó chỉ ra những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền của người sử dụng đất [44].

* Lê Tuấn Lợi (2013), Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm,

Huế, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Kiệt:

Luận văn nhằm đánh giá việc thực hiện các QSDĐ tại thành phố Đồng Hới. Đồng thời tìm ra những tồn tại chính trong việc thực hiện các QSDĐ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các QSDĐ tại thành phố Đồng Hới.

Về mặt ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm rõ các quy định hiện hành trong việc thực hiện các QSDĐ, trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các QSDĐ; Giúp cơ quan quản lý nắm chắc, quản chặt các giao dịch thực hiện QSDĐ; Công khai, minh bạch việc thực hiện các QSDĐ, đem lại lòng tin cho người dân đối với cơ quan thực thi pháp luật. Giảm thiểu các khiếu kiện về đất đai, các giao dịch không chính thống trong việc thực hiện QSDĐ góp phần tăng thu nhân sách Nhà nước [26].

* Trần Thị Hòa (2013), Thực trạng và giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất

trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Địa chính, ĐH Khoa học

Tự nhiên, Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Đình Bồng:

Luận văn đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thúc đẩy, đảm bảo việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở huyện Kỳ Sơn được hiệu quả [18].

* Nhận xét chung:

Hiện nay, việc thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tuy nhiên những quy định về điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, việc xác định nguồn gốc và thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đăng ký gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù đất đai mang tính lịch sử.

- Các chính sách về giá đất được xác định một cách chủ quan, không phù hợp với quy luật của thị trường. Công tác thu hồi đất đai và các chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân tái định cư dựa vào khung giá đất do Nhà nước quy định đã phát sinh nhiều bất cập trong quá trình áp dụng tại các địa phương.

- Chính sách dồn điền đổi thửa đã phần nào giải quyết được vấn đề manh mún về đất đai. Tuy nhiên, những quy định về đối tượng sử dụng đất và hạn mức giao đất nông nghiệp đã tỏ ra thiếu hiệu quả trước yêu cầu tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tượng chuyển dịch quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp diễn ra tự phát và rất sôi động ở nhiều địa phương. Do thị trường tự phát, thiếu thông tin, không có sự kiểm soát của Nhà nước nên còn nhiều bất cập cần giải quyết.

- Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra trên thị trường ngầm với tỷ lệ cao do các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai tại cơ quan có thẩm quyền còn rườm rà, gây bất tiện cho người sử dụng đất. Mặt khác, do sự thiếu hiểu biết của người dân về luật đất đai dẫn đến tình trạng né tránh việc đăng ký khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất.

Qua nội dung các công trình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề quyền của người sử dụng đất đã được nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ và ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, một số vấn đề lý luận về quyền của người sử dụng đất vẫn còn một số quan điểm khác nhau, thực tiễn quy định về quyền của người sử dụng đất vẫn còn một số bất cập do vậy vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” để thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai.

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; Hiện trạng sử dụng đất và tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Quảng Ninh; Thực trạng việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Quảng Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất, về đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ cán bộ, giải pháp về chính sách để nâng cao việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)