Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của

đất của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của huyện Quảng Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lí từ 17004/ đến 17026/ vĩ độ Bắc và từ 106017/ đến 1060

48/ độ kinh Đông, là nơi hẹp nhất nước Việt Nam với chiều dài theo đường chim bay khoảng 50 km, có ranh giới:

- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; - Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào;

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Quảng Ninh

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)

Huyện Quảng Ninh là cửa ngõ phía Nam thành phố Đồng Hới có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đường bộ, đường sắt đi qua nên huyện Quảng Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.

Với vị trí địa lí thuận tiện như vậy, tạo cho huyện có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, hòa nhập xu thế chung của cả tỉnh.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Huyện Quảng Ninh nằm trong vùng có khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh Bắc Trung bộ, nhiệt độ bình quân 24,5-250C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100- 2.200ml, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo.

Sông ngòi chính chảy qua huyện chủ yếu là sông Long Đại, một chi lưu của sông Nhật Lệ (nhánh kia là sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy).

Trên địa bàn huyện có 13 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ, với tổng dung tích 128,3 triệu m3. Năm 2007 hồ Rào Đá được đầu tư xây dựng, hoàn thành cuối năm 2009, công suất 82 triệu m3

nước đảm bảo nước sản xuất 2.500 ha và nước sinh hoạt cho vùng phía Nam của huyện. Hiện nay hồ Tróoc Trâu cũng đang trong quá trình xây dựng, dự kiến khi hoàn thành sẽ có công suất 10 triệu m3

nước đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt cho vùng các xã phía bắc.

3.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Huyện Quảng Ninh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông. Toàn huyện có thể phân chia thành bốn dạng địa hình chính:

- Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình có đặc điểm là núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xen một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 1.000 m như đỉnh U Bò - Ba Rền.

- Địa hình vùng gò đồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam, gồm các quả đồi hình bát úp liên tục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50 – 100 m, độ dốc từ 5 - 25o, sườn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.

- Địa hình vùng đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5 – 5 m, tương đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

- Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có chiều dài 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Do trong vùng cát có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.

3.1.1.4. Tài nguyên đất đai

Toàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm:

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Nhóm đất này phát triển trên các loại đá Macmasilic, đá phiến sa, đá phiến sét. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt.

- Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng đan xen. Nhóm đất này có 2 loại: Đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa được bồi đắp. Là nơi trồng cây công nghiệp dài, ngắn ngày, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi chính của huyện.

- Nhóm đất mặn, đất phèn và glây (lầy thụt) chiếm 3,8% diện tích tự nhiên phân bố ở vùng đồng bằng ven sông Long Đại và Kiến Giang; hàng năm được phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, nhưng do nước mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn. Hiện nay nhờ được đầu tư các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nước cho sản xuất hai vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao nhất của huyện và tỉnh Quảng Bình.

- Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên. Do cát có lượng SiO2

chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dưỡng và liên kết yếu, do đó thường xuyên di động, tạo ra hiện tượng cát bay, cát nhảy vào mùa gió Tây - Nam.

- Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%. Đây là loại đất bạc màu bị rửa trôi nên không phù hợp với trồng cây các loại.

* Nhận xét:

Huyện Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, phía Tây huyện có núi đá vôi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng; có silicat ở các xã ven biển là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp thủy tinh. Bờ biển dài 25 km có một số bãi tắm biển sạch, đẹp, có núi thần Đinh, có thể hình thành các khu du lịch - dịch vụ. Diện tích đất phù sa lớn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng bền vững. Diện tích đất lâm nghiệp có 97.699.04 ha, chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản xuất nông lâm nghiệp; là nguồn cung cấp phục vụ cho ngành trang trí mỹ nghệ, cung cấp năng lượng, nguyên

liệu, vật liệu xây dựng. Đây là thế mạnh của huyện Quảng Ninh trong việc phát triển ngành lâm nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà tự nhiên mang lại, huyện Quảng Ninh cũng gặp phải những bất lợi về điều kiện tự nhiên như khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng hạn, gió Tây Nam vào mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất. Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của huyện Quảng Ninh đã có bước phát triển khá, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện. Năm 2016, giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng 0,45% (NQ tăng 3,0-4,0%), giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 4,01% (NQ tăng 8,0-9,0%), giá trị các ngành dịch vụ tăng 9,2% (NQ tăng 13,0-14,0%). Thu nhập bình quân đầu người 30 triệu đồng/người/năm (NQ 29-30 triệu đồng/người/năm).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (% )

Tổng GDP 2.201.650 100 2.226.169 100 2.813.864 100

Ngành NLTS 860.302 39,07 865.324 38,87 869.218 30,89 Ngành CN-XD 840.125 38,16 850.741 38,21 894.646 31,79 Ngành TM-DV 501.223 22,77 510.104 22,92 1.050.000 37,31

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2014, 2016)

Qua bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Ninh đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng phát triển ngành dịch vụ. Năm 2014 tổng sản phẩm của nhóm ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản có tỷ trọng là 39,07%, công nghiệp – xây dựng là 38,16%, dịch vụ là 22,77%. Đến năm 2016 tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản giảm

xuống còn 30,89%, ngành công nghiệp – xây dựng giảm xuống còn 31,79%, ngành dịch vụ tăng lên 37,31%.

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Ninh năm 2016

* Ngành nông nghiệp:

Trong những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên sản lượng nông nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm đạt 11.419 ha, diện tích cây lúa 8.798 ha (đạt 107,29% kế hoạch), năng suất đạt 55,06 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 49.234 tấn (lúa 48.440 tấn, ngô 794 tấn), đạt 100,5% kế hoạch. Các loại cây trồng khác cơ bản đạt kế hoạch như cây lấy củ, rau đậu các loại. Tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang các loại cây trồng khác như: ngô, dưa hấu, mướp đắng, đậu xanh…với diện tích 100,24 ha.

Chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò, đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng về số lượng và chất lượng. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển trên địa bàn nên chăn nuôi có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất tập trung và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đến cuối năm 2016, tổng đàn trâu: 4.414 con, tổng đàn bò: 7.630 con, tổng đàn lợn: 28.884 con, tổng đàn gia cầm: 390.016 con.

Công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng được tăng cường, thiết kế trồng rừng theo chương trình bảo vệ và phát triển bền vững năm 2015 với diện tích 445 ha. Khoanh nuôi tái sinh 2.536 ha, rừng được chăm sóc 3.109 ha, diện tích rừng giao khoán bảo vệ 14.675 ha. Diện tích thu hoạch từ rừng trồng đạt 178,58 ha, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 15.095,8 m3. Hoàn thành công tác kiểm kê rừng năm 2016, độ che phủ rừng trên địa bàn đạt 71%.

Nuôi trồng thuỷ sản được xác định là một trong những hướng phát triển kinh tế chủ yếu của huyện. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản đã có sự tăng trưởng khá về diện tích và sản lượng. Năm 2016, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 3.081 tấn, bằng 77,6% cùng kỳ. Trong đó: Về sản lượng nuôi trồng đạt 1.361 tấn, bằng 82,14% so với cùng kỳ (cá 835 tấn, bằng 99,05%; tôm các loại 519 tấn, bằng 64,31%; cua 7 tấn); Về khai thác: Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 chiếc tàu công suất 370CV đang hoạt động đánh bắt xa bờ, số tàu thuyền còn lại ngừng hoạt động do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển. Sản lượng khai thác ước đạt 1.720 tấn, bằng 74,36% so với cùng kỳ; trong đó: khai thác biển 1.162 tấn (bằng 64,41), khai thác sông, hồ, đầm 558 tấn, tăng 9,6%.

* Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì và có bước phát triển. Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 894,646 tỷ đồng, tăng 0,17% so cùng kỳ. Trong đó: Công ty cổ phần ước đạt 700,177 tỷ đồng (giảm 3,06%); Công ty TNHH 73,294 tỷ đồng, tăng 23,12%; HTX 11,922 tỷ đồng, tăng 18,27%; cá thể 109,253 tỷ đồng, tăng 7,91%. Nhà máy may S&D đang thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất, dự kiến giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 670 công nhân; sản xuất áo quần gia công ước đạt 2.102 ngàn sản phẩm, tăng 26,22%; Nhà máy xi măng Áng Sơn II hoạt động cho ra sản phẩm Clinker tiêu thụ đạt khá, sản xuất xi măng đạt 290.974 tấn (tăng 2,83%), xi măng gia công 188.844 tấn (tăng 5,7%), clinker 536.563 tấn (tăng 6,23%); Nhà máy Tuynel Vĩnh Ninh đi vào sản xuất ổn định, sản phẩm bán ra thị trường đạt chất lượng yêu cầu với 5.845 ngàn viên, tăng 203%; Nhà máy tinh bột sắn Long Giang Thịnh sản lượng đạt 5.375 tấn (tăng 5,33%).

Tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề nông thôn tiếp tục duy trì với các sản phẩm chủ yếu như nước mắm, khoai deo Hải Ninh, rượu Võ Xá, mộc dân dụng, các cơ sở sản xuất gạch Blốc... . Một số cơ sở sản xuất ở khu làng nghề thị trấn Quán Hàu hoạt động khá như: HTX mộc mỹ nghệ Phú Quý - gia công chế biến gỗ.

Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, lãi suất tín dụng và giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; năng lực của các cơ sở sản xuất còn hạn chế; quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Ngành nghề nông thôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, sản phẩm nổi bật còn ít, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu.

* Ngành Tài chính – Tín dụng:

- Thu, chi ngân sách: Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định. Năm 2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 116,33 tỷ đồng, đạt 180,4% dự toán huyện giao, tăng 49,7% so với cùng kỳ; một số khoản thu đạt khá như: Thuế thu nhập doanh nghiệp 133,3% dự toán; thuế tài nguyên đạt 203,8% dự toán; thu phí, lệ phí trong cân đối 250,3% dự toán, thu tiền sử dụng đất 350,5%, tiền thuê mặt đất, mặt nước 200%. Việc

quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đáp ứng mặt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện công khai tài chính và ngân sách ở các cấp, các ngành; hoàn thành quyết toán ngân sách năm 2015 ở các cơ quan, đơn vị, xã thị trấn. Tổng chi ngân sách địa phương 517,48 tỷ đồng, đạt 154,9% dự toán; trong đó: ngân sách cấp huyện 391,38 tỷ đồng đạt 150,7% dự toán, ngân sách cấp xã 126,09 tỷ đồng đạt 169,6% dự toán; Chi xây dựng cơ bản 76,4 tỷ đồng đạt 259,7% dự toán, chi thường xuyên 354,06 tỷ đồng đạt 123,3% dự toán; chi mục tiêu 84,02 tỷ đồng.

- Tín dụng ngân hàng: Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện nhiều chương trình, giải pháp cụ thể để khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đưa vốn tín dụng ngân hàng tới các lĩnh vực được ưu tiên nhằm thúc đẩy sản xuất, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của huyện. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động 1175,63 tỷ đồng; Doanh số cho vay đạt 1.445,44 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 1.377,32 tỷ đồng (nợ xấu 8,33 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,605%).

Tuy vậy, năm 2016 thu ngân sách vẫn gặp nhiều khó khăn; một số khoản thu đạt thấp như: thuế GTGT 69,8%, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 44%, thu khác ngân sách huyện hưởng 70,9% dự toán; công tác phân loại, quản lý, cưỡng chế nợ thuế và thu hồi nợ đọng tuy đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng còn dàn trãi, chưa thực hiện hết các biện pháp thu nợ, cưỡng chế nợ nên kết quả thu được vẫn chưa cao, còn thất thu ở một số lĩnh vực như XDCB tư nhân và dịch vụ ăn uống; công tác giải ngân vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)