4.1.2.1. Xã Cần Nông
Cần Nông là xã biên giới, khu vực III, là khu vực khó khăn nhất, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Thông Nông, có diện tích tự nhiên 2.673,21 ha. Xã có vị trí: phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với chiều dài biên giới hơn 6 km; phía đông giáp xã Lũng Nặm (huyện Hà Quảng); phía nam giáp xã Lương Thông; phía tây giáp xã Xuân Trường của huyện Bảo Lạc. Xã Cần Nông có 12 xóm: Bó Thẩu, Khau Dựa-Lũng Rì, Nà Ca, Nà Én, Nà Cuổn-Nà Rài, Nà Rào, Lũng Suốn, Nặm Đông-Nặm Dựa, Ngườm Quốc, Phia Rạc, Phiêng Phán, Thua Bó. Trong đó có 9/12 xóm ĐBKK.
Cần Nông có 399 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu, gồm các dân tộc Tày, Mông, Dao, Kinh,... Cần Nông được nhắc đến là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, khí hậu khắc nghiệt, đời sống của các hộ dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông,
lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 70%; 5 xóm sát biên giới, gồm: Nà Tềnh, Khau Dựa, Phiêng Pán, Lũng Vai, Ngườm Quốc chưa có đường và điện lưới quốc gia.Đến năm 2019, Cần Nông là xã được huyện đánh giá dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 863,9 tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm 17.775 con, tăng 6,6% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân đạt 9 triệu đồng/người/năm; đạt 10/19 tiêu chí NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 197/399 hộ. Ngành nghề chủ yếu của xã là sản xuất trồng trọt với cây trồng chủ lực là ngô, đậu tương, thuốc lá, rau,… và chăn nuôi đại gia súc (bò, trâu, ngựa,…) và gia cầm (gà, vịt,…) với quy mô nhỏ lẻ năng suất chưa cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, cơ cấu các ngành kinh tế chưa đa dạng, tập quán sản xuất còn nhiều lạc hậu, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hầu như không có, lao động trong xã chủ yếu là lao động phổ thông.
4.1.2.2. Xã Cần Yên
Cần Yên là xã biên giới, khu vực III, là khu vực khó khăn nhất, có vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp với huyện Nà Po (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc); phía đông giáp xã Vị Quang; phía tây giáp xã Cần Nông; phía nam giáp xã Lương Thông. Tổng diện tích tự nhiên của xã Cần Yên là 2.226,46 ha; Diện tích đất nông nghiệp là 2.029,78 ha; Diện tích đất rừng sản xuất là 283,36 ha; Diện tích đất rừng phòng hộ là 1.340,48 ha; Diện tích phi nông nghiệp: 109,56 ha; Độ che phủ rừng 28,7%.
Xã Cần Yên có 17 xóm, tổng số hộ 449 hộ gia đình với 1.898 nhân khẩu, có 5 dân tộc là Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh. Trong đócó 14/17 xóm ĐBKK. Phân bố dân cư không tập trung, các gia đình sống rải rác theo các sườn núi, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%, trình độ văn hóa của người dân chưa đồng đều.
Ngành nghề chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ năng suất chưa cao. Cây trồng chủ yếu là ngô, lạc, đậu tương, thuốc lá, nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, cơ cấu các ngành kinh tế chưa
đa dạng, tập quán sản xuất còn nhiều lạc hậu, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hầu như không có, lao động trong xã chủ yếu là lao động phổ thông.
4.1.2.3. Xã Lương Thông
Lương Thông là một xã khu vực III, là khu vực khó khăn nhất, nằm ở phía Bắc huyện Thông Nông, cách huyện Thông Nông 12 km và có đường 204 chạy qua. Lương Thông có diện tích tự nhiên là 7.220 ha. Vị trí tiếp giáp: Phía bắc giáp với xã Cần Yên và xã Vị Quang; Phía nam giáp với xã Đa Thông và Ngọc Động; Phía tây giáp với xã Hồng An của huyện Bảo Lạc; Phía đông giáp với xã Quý Quân và xã Sóc Hà (huyện Hà Quảng). Lương Thông là một xã miền núi nên có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng tương đối ít, phần lớn diện tích là đồi núi dốc và núi đá chiếm 89%. Toàn xã có 21/21 xóm ĐBKK với hơn 450 hộ gia đình và hơn 2.500 nhân khẩu, dân tộc chủ yếu gồm Tày, Dao, Mông, Kinh,...
Cây trồng chính trên địa bàn xã là cây lúa, ngô, thuốc lá, lạc; Vật nuôi chủ yếu là bò, trâu, ngựa,... Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp là chính, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều còn cao. Ngành nghề chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ năng suất chưa cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, cơ cấu các ngành kinh tế chưa đa dạng, tập quán sản xuất còn nhiều lạc hậu, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hầu như không có, lao động trong xã chủ yếu là lao động phổ thông.
4.1.2.4. Xã Vị Quang
Vị Quang là một xã biên giới, khu vực III, là khu vực khó khăn nhất của huyện Thông Nông, có vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp với huyện Nà Po (Trung Quốc) với chiều dài đường biên giới gần 6 km; phía đông giáp với xã Sóc Hà (Hà Quảng); phía nam giáp với xã Lương Thông; phía tây giáp với xã Cần Yên.
Xã Vị Quang có tổng số diện tích 24,84 km², trong đó có 2.286 ha đất nông nghiệp, hơn 1.900 ha rừng và đất rừng, 50 ha đất phi nông nghiệp, 30 ha
đất chưa sử dụng. Tổng số dân là 1.203 người, hơn 400 hộ gia đình các dân tộc Tày, Dao, Mông, Kinh. Mật độ dân cư đạt 44,4 người/km².
Xã Vị Quang hiện nay có 11 xóm: Cốc Lại, Bản Chang, Khuổi Rẹp, Lũng Chi, Lũng Gà, Lũng Vài, Nà Lìn, Nà So, Phia Bủng, Xam Kha và Bản Đâư. Trong đó có 8/11 xóm ĐBKK. Trên địa bàn xã Vị Quang có các ngọn núi: Lũng Vai, Phia Nọi, Phia Bủng, Lũng Chi, Thiêng Nưa cùng dãy núi Lũng Nhằm, dãy núi Pò Mình và thung lũng Mười.
Ngành nghề chủ yếu của xã Vị Quang là sản xuất trồng trọt với các cây trồng chủ lực là ngô, lạc, thuốc lá, lúa nước và chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa), gia cầm (gà, vịt) với quy mô nhỏ lẻ năng suất chưa cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, cơ cấu các ngành kinh tế chưa đa dạng, tập quán sản xuất còn nhiều lạc hậu, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hầu như không có, lao động trong xã chủ yếu là lao động phổ thông.
Tóm lại:Bốn xã Cần Nông, Cần Yên, Lương Thông và Vị Quang là
các xã khu vực III, khu vực khó khăn nhất, xã ĐBKK thuộc huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Các xã này có vị trí chiến lược rất quan trọng, đồng thời đây là khu vực nhạy cảm, dân cư phân bố phân tán, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu và không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, và được đánh giá là vùng thấp trũng nhất hiện nay về xây dựng NTM.