Một số giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu đầu tư xây dựng NTM tại các xã biên giới, đặc biệt khó khăn huyện thông nông, tỉnh cao bằng, giai đoạn 2020 2025 (Trang 49)

mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội xã biên giới, đặc biệt khó khăn huyện Thông Nông

4.3.2.1. Thông tin, tuyên truyền

- Tiếp tục nâng cao một bước tiến rõ rệt về chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ huyện đến xã, xóm

nhằm nâng cao nhận thức; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM. Tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”, với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định để triển khai thực hiện chương trình. Chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí - xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin điện tử; tuyên truyền chính xác, kịp thời về chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, các sự kiện kinh tế, chính trị, các ngày Lễ lớn của cả nước và địa phương, chương trình công tác của Trung ương tại tỉnh, công tác triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về ưu tiên tăng nguồn lực hỗ trợ các thôn, bản về xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để góp phần đạt mục tiêu của Chương trình đến năm 2025; phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động vươn lên của người dân và cộng đồng.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao nhận thức cộng đồng tại các thôn về xây dựng NTM gắn với chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các cách làm hay, các mô hình hiệu quả; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo đài,

các trang thông tin điện tử ở các cấp để tuyên truyền về kết quả, tình hình triển khai Đề án.

- Đẩy mạnh những giải pháp khích lệ cán bộ, người dân tự giác tham gia, tạo động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng thôn đạt chuẩn NTM thông qua các hình thức thi đua, khen thưởng.

4.3.2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch

- Tiến hành lập các thủ tục, hồ sơ triển khai lập quy hoạch thôn, bản và xã trên cơ sở sáp nhập, đổi tên xóm theo Nghị quyết 27/NQ-HĐND ngày 9/9/2019 của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng để quy hoạch thôn bản, xã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Luật Quy hoạch, phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện, của tỉnh và cả nước.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn của xóm trong đồ án quy hoạch xã NTM, đảm bảo hài hòa giữa phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn với phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc dân tộc, miền núi, góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Các mô hình về phát triển du lịch văn hóa nông thôn đã và đang từng bước phát triển mạnh tại các địa phương, góp phần hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; quy hoạch sắp xếp dân cư; quy hoạch NTM cấp xã đã có; bổ sung quy hoạch còn thiếu trên cơ sở phát huy lợi thế các sản phẩm của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.

- Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, xã và xóm, góp phần phát triển sản xuất

hàng hóa, nâng cao một bước tiến rõ rệt về thu nhập cho cộng đồng dân cư trên địa bàn vùng Đề án.

- Quy hoạch chỉnh trang tạo diện mạo NTM đảm bảo hợp lý, hài hòa; quy hoạch khu dân cư kiểu mẫu, góp phần phát triển du lịch văn hóa nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số, biên cương.

4.3.2.3. Cơ chế, chính sách

- Đề nghị Chính phủ, BCĐ Trung ương, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ- TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các tỉnh miền núi biên giới có điều kiện KT-XH còn khó khăn như tỉnh Cao Bằng.

- Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực, đa dạng hóa nguồn lực, cơ chế hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, trong đó ưu tiên cho các xóm ĐBKK, vùng xa.

- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chương trình xây dựng NTM của Trung ương, tỉnh đã ban hành.

- Tỉnh ủy Cao Bằng có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng NTM cho vùng Đề án gồm 546 xóm thuộc 46 xã ở 9 huyện biên giới.

- HĐND tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết tăng mức hỗ trợ cho các xã biên giới đối với việc hỗ trợ tiền nhân công xây dựng giao thông, nhà văn hóa thôn, bản; tăng mức hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; chính sách phát triển trồng rừng biên giới, chăn nuôi đại gia súc, phát triển kinh tế,... - Tiếp tục tăng cường, luân chuyển cán bộ thuộc biên chế của cấp huyện, của lực lượng vũ trang (Bộ đội biên phòng tỉnh) về làm cán bộ chủ chốt các xã biên giới trọng điểm hoặc các xã còn yếu về công tác cán bộ.

- Ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm đồng thời hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn góp phần tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, đẩy mạnh thực hiện chính sách của tỉnh về khuyến khích liên kết sản xuất vào tiêu thụ sản phẩm.

- Có cơ chế, chính sách cho các địa phương có đường biên giới giáp với Trung Quốc trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa; liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; tổ chức ký các hiệp định khung giữa tỉnh Cao Bằng với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để thực hiện thí điểm xuất khẩu lao động theo mùa vụ; có cơ chế cho các xã có cửa khẩu, lối mở thành lập các tổ, đội bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương.

- Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, xóm; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng NTM theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Đề án.

4.3.2.4. Tổ chức sản xuất

- Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo.

- Xác định và tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã, xóm NTM trên địa bàn, đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của vùng Đề án để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn vùng Đề án.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ưu tiên hỗ trợ các hộ có điều kiện, có năng lực phát triển sản xuất như: lãi suất vốn vay, mua vật tư, tập huấn, đào tạo nghề,... để phát triển sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, làm cơ sở nhân rộng. Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh với một số HTX/DN có điều kiện và đủ năng lực tổ chức theo hình thức: Quy hoạch và triển khai vùng nuôi/trồng tập trung, mở rộng quy mô nhà xưởng, trang thiết bị, nghiên cứu phát triển và đưa vào sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở khai thác tối đa điều kiện đất đai, cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị), nhân lực,... theo nhu cầu thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo (kiến thức, kỹ năng, tay nghề), phát triển sản phẩm, chế biến, thị trường nông sản,... Đẩy mạnh các loại hình đào tạo, tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương trong vùng Đề án và ngoài vùng Đề án.

- Thúc đẩy phát triển các mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế vùng, miền.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, phát triển các loại hình tổ chức sản xuất như Hợp tác xã, tổ hợp tác, thực hiện liên kết sản xuất. Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhóm, hộ gia đình. Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có, bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo nguyên tắc tổ chức sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu các tổ chức theo hướng có sự tham gia lớn hơn của cộng đồng, như

thêm số thành viên/cổ đông, chuyển đổi loại hình (thành HTX, công ty cổ phần).

- Có chính sách hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch và các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình OCOP.

- Thống nhất quy chế phối hợp với Trung Quốc trong việc giao lưu kết nghĩa các xã vùng biên, đồng thời hợp thức hóa cho lao động các địa phương đi làm thuê tại Trung Quốc để quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động. Thực hiện liên kết sản xuất hàng hóa bền vững với các địa phương và doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

4.3.2.5. Nguồn lực

- Nâng cao năng lực và hướng dẫn các Trưởng thôn, thành viên Ban Phát triển thôn, người có uy tín trong cộng đồng để có thể triển khai các nội dung xây dựng NTM, phát triển năng lực tự quản, năng phát triển cộng đồng; gắn các hoạt động, đào tạo, tập huấn với thăm quan mô hình.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, chú trọng phát huy những nghề truyền thống của các thôn; Rà soát số nhân lực đã được đào tạo, để huy động nguồn lực cho sản xuất. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tập trung đào tạo cho khoảng trên 10 nghìn lao động.Ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp; đào tạo các nghề phi nông nghiệp, dịch vụ cho các xã có cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cửa khẩu, lối mở; Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu, nâng cáo một bước tiến rõ rệt về đào tạo nghề nông thôn. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nguồn nhân lực nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH vùng Đề án.

- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và các Chương trình, Đề án, Dự án đang triển khai trên địa bàn.

- Tiếp tục đẩy mạnh quan tâm đào tạo, tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, nhất là ở cấp xã, thôn để nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất, triển khai các hoạt động sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong vùng Đề án.

- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ cho Đề án từ Trung ương cho Chương trình xây dựng NTM; huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã, cộng đồng dân cư).

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp: Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; Doanh nghiệp được vay vốn tín đụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Huy động hỗ trợ đầu tư từ các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn xã.

- Huy động đóng góp của dân: Đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do HĐND xã thông qua. Hình thức đóng góp của người dân bằng ngày công lao động, hiến đất giải phóng mặt bằng phục vụ cho các công trình đầu tư,...

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

-Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước để kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông, xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn. Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Vốn tín dụng được

huy động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân.

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Đề án của Trung ương.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách và tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư trong vùng Đề án; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư để giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của vùng Đề án nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.

- Triển khai các chính sách hỗ trợ việc làm tại chỗ thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách việc làm công, dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.

- Nghiên cứu, xem xét và sử dụng đội ngũ sinh viên tốt nghiệp các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu đầu tư xây dựng NTM tại các xã biên giới, đặc biệt khó khăn huyện thông nông, tỉnh cao bằng, giai đoạn 2020 2025 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)