XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố nha trang trường hợp nghiên cứu tại phường phước hòa (Trang 64)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3. XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

3.3.1. Giải pháp về chính sách

Xây dựng cơ chế chính sách về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn tỉnh Khánh Hòa.

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy về khai thác thông tin đất đai cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

Xây dựng quy chế chia sẻ thông tin đất đai cho các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh như Thuế, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công thương…

Xây dựng Sổ tay hướng dẫn cung cấp dịch vụ công về đất đai tại các Văn phòng Đăng ký đất đai.

3.3.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư

Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực về quản lý đất đai có chất lượng cao. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để có cơ sở thu phí khai thác thông tin một cách hiệu quả.

3.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ

Đầu tư trang thiết bị máy móc về phần cứng và phần mềm để xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai. các cấp

Thường xuyên cập nhật công nghệ mới về quản lý cơ sở dữ liệu đất đai.

3.3.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai tập trung như sau: + Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải thực hiện theo từng đơn vị hành chính cấp huyện và ưu tiên thực hiện trước các khu vực đô thị, ven đô thị và các địa bàn có mức độ giao dịch đất đai lớn.

+ Cơ sở dữ liệu đất đai được lưu trữ, quản lý thống nhất tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai truy cập vào cơ sở dữ liệu đất đai thông qua mạng (LAN,WAN) để khai thác, cập nhật thông tin đối với tổ chức và hộ gia đình cá nhân.

+ Cán bộ địa chính xã thì truy cập vào cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh để xem thông tin đất đai tại địa phương quản lý.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các loại hình dịch vụ đăng ký, cấp giấy chúng nhận và cung cấp thông tin đất đai, quy trình thực hiện và cơ chế thu phí dịch vụ tại các Văn phòng Đăng ký đất đai theo quy định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại thành phố Nha Trang đã tích cực phát triển và có nhiều thành tựu, hiệu quả cao. Đã có Dự án thực hiện việc xây dựng CSDL địa chính. Tuy nhiên, hệ thống thông tin đất đai hiện tại vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập cần phải điều chỉnh và sửa đổi như: Công tác tổ chức, thủ tục pháp lý, hệ thống phần mềm quản lý và sử dụng, cập nhật và đồng bộ hóa dữ liệu.

Việc xây dựng CSDL đất đai cho phường Phước Hòa (bằng phần mềm Arcgis) trong quản lý đất đai tác giả đã rút ra được những kết luận như sau:

- Quá trình thu thập các thông tin dữ liệu về địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giá đất của địa bàn nghiên cứu theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

- Thực trạng sử dụng, quản lý đất đai ở phường Phước Hòa có nhiều phức tạp và khó khăn cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- Đã xây dựng được hệ thống thông tin đất bằng phần mềm Arcgis để quản lý đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại phường Phước Hòa. Quá trình sử dụng phần mềm Arcgis để xây dựng cơ sở dữ liệu có nhiều thuận lợi và tiện ích:

+ Ứng dụng phần mềm Arcgis sẽ sử dụng được nhiều công cụ cùng một lúc trong việc khai thác thông tin cũng như chuyển đổi dữ liệu giữa Microstation SE với các phần mềm khác về dữ liệu không gian cũng như thuộc tính.

+ Phần mềm Arcgis có tính bảo mật cao nên thích ứng với môi trường mạng, như Webgis.

2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực thiện đề tài ở địa bàn phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang thì việc xây dựng CSDL đất đai ở đây hầu như chưa thực hiện. Tác giả xin có một số kiến nghị:

- Tỉnh Khánh Hòa nên đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn tỉnh nhằm chuẩn hóa môi trường công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai và đầu tư trang thiết bị, máy móc cũng như đào tạo nguồn nhân lực con người nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.

- Trong quá trình làm việc cần phải thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý, vận hành hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ có năng lực tiếp tục nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học.

- Hệ thống thông tin đất đai phải ứng dụng công nghệ hiện đại, đủ mạnh để thực hiện việc lưu trữ thông tin với dung lượng lớn. Khả năng quản lý, phân tích lọc dữ liệu, tìm kiếm, xuất và nhập dữ liệu dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và sử dụng.

- Đây là đề tài còn rất mới ở khu vực nghiên cứu và có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và sử dụng sản phẩm CSDL đòi hỏi nhà quản lý phải thường xuyên được cập nhật số liệu thuộc tính, quá trình thành lập, chuẩn hóa và biên tập bản đồ phải chính xác nhằm giảm sự biến dạng và sai số của dữ liệu.

- Bước đầu nên xây dựng thêm một chương trình liên kết ứng dụng CSDL đất đai và website nhằm liên kết CSDL lên trên mạng Internet để các ngành khai thác thông tin được dễ dàng như hòa mạng chung về chuẩn CSDL của toàn quốc.

- Do điều kiện về thời gian nên việc thực hiện đề tài chỉ được thực hiện trên phạm vi nhỏ (tại phường Phước Hòa), vì vậy số liệu chưa phản ánh hết thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của các đối tượng sử dụng. Do vậy, trong thời gian tới cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để đánh giá thông tin tốt hơn, sử dụng hết khả năng của phần mềm vào công tác quản lý đất đai.

- Từ cơ sở dữ liệu đã xây dựng này tiến hành đưa lên ArcGIS Online thông qua mạng internet với mục đích chia sẻ dữ liệu cho cộng đồng người sử dụng ArcGIS từ đó giúp mọi người nắm bắt được tình hình đất đai hiện nay trên địa bàn phường.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai cần cập nhật thường xuyên và cung cấp thông tin kịp thời trên các trang web của ngành, góp phần làm cho thông tin về đất đai trên thị trường được công khai, minh bạch, giúp các bên tham gia giao dịch nắm đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ phát triển thị trường bất động sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013, Quy định xây dưng cơ sở dữ liệu đất đai;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014, Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014, Quy định điều tra, đánh giá đất đai.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014, Quy đinh chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, Quy định về hồ sơ địa chính.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

9. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.

10. Chính phủ (2008),Nghị định số 102/2008/NĐ-CP, Thu thập, quản lý, khai thác dữ liệu Tài nguyên và Môi trường.

11. Bùi Văn Dũng (2012), Luận văn Thạc sỹ, Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ.

12. Đỗ Đức Đôi (2013), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu – Thực trạng và giải pháp, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Thông tin đất đai – Tổng cục Quản lý đất đai.

13. Nguyễn Thị Vi Huế (2013), Bài giảng công tác thu thập, cập nhật, quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Trung tâm Công nghệ thông tin-Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai.

14. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Khóa luận tốt nghiệp, Ứng dụng GIS trong thành lập bản đồ phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Hương Trà – tỉnh Thừa thiên Huế.

15. Trần Thị Diệu Linh (2015), Luận văn thạc sỹ, Đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

16. Lê Hồng Quân (2013), Luận văn thạc sỹ, Sử dụng Mapinfo để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin đất đai của các tổ chức tại phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới.

17. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Thị Băng Tâm (2007), Bài giảng Giới thiệu về Arcgis I, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19. Phạm Ngọc Thạch (2002), Hệ thống thông tin địa lý GIS, Bộ môn Địa lý – Đại học khoa học Huế.

20. Đoàn Trung Thành (2012), Luận văn thạc sỹ, Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác định giá đất ở tại thành phố Đồng Hới.

21. Hồ Thị Lam Trà và Phạm Văn Vân (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 36, 25 -27.

22. Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Văn Quân (2006), Giáo trình Định giá đất, NX Nông nghiệp.

23. Lê Quang Trí (2005), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Đại học Cần Thơ. 24. Trần Trung (2013), Luận văn thạc sỹ, Nghiên cứu khả năng ứng dụng của phần

mềm CESDATA để xây dựng hệ thống thông tin địa chính tại phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

25. Hoàng Thị Hồng Vân (2015), Luận văn Thạc sỹ, Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

26. UBND tỉnh Khánh Hòa (2014), Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014. Ban hành Quy định giá các loại đất năm 2015 ổn định 5 năm 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

27. UBND tỉnh Khánh Hòa (2014), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của phường Phước Hòa. 28. UBND tỉnh Khánh Hòa (2013), Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4

năm 2013, Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của phường Phước Hòa Phước Tân, thành phố Nha Trang.

29. UBND tỉnh Khánh Hòa (2015), Quyết định số 3936/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015, Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Nha Trang.

30. UBND tỉnh Bình Dương (2009), Quyết định số 5578/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2009, phê duyệt Dự án Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý Tài nguyên và Môi trường.

31. UBND tỉnh Hải Dương (2013), Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2013, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Hải Dương.

PHỤ LỤC

Phụ lục 3.1. Bảng giá đất ở của các tuyến đường trên địa bàn phường Phước Hòa.

STT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Loại

đường Hệ số

Giá đất theo hệ số đường

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5

1 Cao Bá Quát Nguyễn Trãi Lê Hồng Phong 3 0,90 7.830.000 4.320.000 3.600.000 1.800.000 900.000

2 Chương Dương Hồ Xuân Hương Cửu Long 6 1,00 2.500.000 1.500.000 1.250.000 700.000 600.000

3 Chí Linh Hẻm 29 Lê Hồng Phong Cuối đường 5 0,80 3.200.000 1.920.000 1.600.000 800.000 560.000

4 Đô Lương

Trần Bình Trọng Ngô Gia Tự 6 0,80 2.000.000 1.200.000 1.000.000 560.000 480.000

Ngô Gia Tự Nhà số 72-nhà Bà

Thanh 5 0,90 3.600.000 2.160.000 1.800.000 900.000

630.000

5 Hát Giang Hồ Xuân Hương Vân Đồn 5 1,00 4.000.000 2.400.000 2.000.000 1.000.000 700.000

6 Hiền Lương Hồng Lĩnh Cửu Long 5 1,00 4.000.000 2.400.000 2.000.000 1.000.000 700.000

7 Hồ Xuân Hương Lê Hồng Phong Trần Nhật Duật 5 1,00 4.000.000 2.400.000 2.000.000 1.000.000 700.000

8 Hồng Lĩnh Trần Nhật Duật Lê Hồng Phong 3 0,80 6.960.000 3.840.000 3.200.000 1.600.000 800.000

9 Hoàn Kiếm Cửu Long Hồ Xuân Hương 5 0,90 3.600.000 2.160.000 1.800.000 900.000 630.000

10 Hương Giang Trần Nhật Duật Nhà số 09-nhà ông

Phùng 6 1,00 2.500.000 1.500.000 1.250.000 700.000 600.000

STT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Loại

đường Hệ số

Giá đất theo hệ số đường

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5

11 Hương Sơn Vân Đồn Trần Thị Tính 5 1,00 4.000.000 2.400.000 2.000.000 1.000.000 700.000

12 Kiến Thiết Trần Nhật Duật Định Cư 5 0,90 3.600.000 2.160.000 1.800.000 900.000 630.000

13 Lam Sơn Trần Nhật Duật Lê Hồng Phong 3 0,80 6.960.000 3.840.000 3.200.000 1.600.000 800.000

14 Lê Hồng Phong

Đường 23/10 Phong Châu-Nhị Hà 3 1,00 8.700.000 4.800.000 4.000.000 2.000.000 1.000.000

Phong Châu-Nhị Hà Phước Long 4 1,00 6.000.000 3.600.000 3.000.000 1.500.000 800.000

15 Nguyễn Thị Minh Khai Hồng Bàng Vân Đồn 2 0,80 8.700.000 5.376.000 4.480.000 2.000.000 1.000.000

16 Nhật Lệ Trần Nhật Duật Hương Sơn 6 1,00 2.500.000 1.500.000 1.250.000 700.000 600.000

17 Nhị Hà Trần Nhật Duật Lê Hồng Phong 4 0,90 5.400.000 3.240.000 2.700.000 1.350.000 720.000

18 Phùng Khắc Khoan Tản Viên Lê Hồng Phong 4 0,90 5.400.000 3.240.000 2.700.000 1.350.000 720.000

19 Tản Viên Cửu Long Vân Đồn 5 1,00 4.000.000 2.400.000 2.000.000 1.000.000 700.000

20 Thi Sách Trần Nhật Duật Sân vận động Phước

Hòa 4 0,70 4.200.000 2.520.000 2.100.000 1.050.000 560.000

21 Trần Nguyên Hãn Lê Quý Đôn Trần Nhật Duật 3 0,80 6.960.000 3.840.000 3.200.000 1.600.000 800.000

22 Trần Nhật Duật Nguyễn Thị Minh Khai Nguyễn Trãi 3 0,90 7.830.000 4.320.000 3.600.000 1.800.000 900.000

23 Trần Thị Tính Trần Nhật Duật Hoàn Kiếm 5 0,90 3.600.000 2.160.000 1.800.000 900.000 630.000

STT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Loại

đường Hệ số

Giá đất theo hệ số đường

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5

24 Trương Định Trần Bình Trọng Ngô Đức Kế 4 0,90 5.400.000 3.240.000 2.700.000 1.350.000 720.000

25 Yên Thế Trần Thị Tính Cửu Long 5 0,90 3.600.000 2.160.000 1.800.000 900.000 630.000

(Nguồn: Quy định về Bảng giá đất phi Nông nghiệp các phường thuộc thành phố Nha Trang năm 2014) [27 ]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố nha trang trường hợp nghiên cứu tại phường phước hòa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)