3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra, thu thập số liệu thông tin cần thiết trong điều kiện trong phòng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
Thu thập các tài liệu, số liệu về thống kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đăng ký cấp chứng nhận quyền sử dụng đất của phường.
Trên cơ sở tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, kế thừa tài liệu được xây dựng phù hợp với nội dung nghiên cứu:
Thông tin về hồ sơ địa chính;
Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tin về giá đất.
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phương pháp điều tra, khảo sát tại địa phương:
Thực hiện điều tra thực tế thu thập các tư liệu, tài liệu số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở đánh giá thực trạng nguồn tư liệu, dữ liệu đất đai của địa phương. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu đầy đủ các loại tư liệu, dữ liệu đặc trưng, giá trị sử dụng và hiện trạng sử dụng, lưu trữ của các tư liệu, dữ liệu; nghiên cứu, xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hình thành các nguồn tư liệu.
Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa tại một số địa điểm trong vùng nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học có liên quan. Sử dụng phương pháp này để xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chuẩn hóa tư liệu, dữ liệu đất đai.
Đây là phương pháp được dùng để điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về đất đai.