PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố nha trang trường hợp nghiên cứu tại phường phước hòa (Trang 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp tiếp cận theo hệ thống

Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều góc độ lịch sử, pháp lý, hành chính; từ cơ sở lý luận tới thực tiễn. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập số liệu thông tin cần thiết trong điều kiện trong phòng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

Thu thập các tài liệu, số liệu về thống kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đăng ký cấp chứng nhận quyền sử dụng đất của phường.

Trên cơ sở tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, kế thừa tài liệu được xây dựng phù hợp với nội dung nghiên cứu:

Thông tin về hồ sơ địa chính;

Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tin về giá đất.

2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra, khảo sát tại địa phương:

Thực hiện điều tra thực tế thu thập các tư liệu, tài liệu số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở đánh giá thực trạng nguồn tư liệu, dữ liệu đất đai của địa phương. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu đầy đủ các loại tư liệu, dữ liệu đặc trưng, giá trị sử dụng và hiện trạng sử dụng, lưu trữ của các tư liệu, dữ liệu; nghiên cứu, xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hình thành các nguồn tư liệu.

Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa tại một số địa điểm trong vùng nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học có liên quan. Sử dụng phương pháp này để xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chuẩn hóa tư liệu, dữ liệu đất đai.

Đây là phương pháp được dùng để điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về đất đai.

2.3.3 Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý số liệu tổng hợp

Dựa trên các số liệu thu thập được xử lý được để tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích, đánh giá và nhận xét.

- Phân loại các số liệu, tài liệu theo từng nội dung.

Việc tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu được cụ thể hóa bằng các bảng biểu hợp lý phù hợp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân danh mục, thống kê loại dữ liệu để đưa vào quản lý và cung cấp.

2.3.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học, công nghệ GIS

Ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng Microsoft Excel, để tính toán, phần mềm MicroStation SE, Microsoft Access xây dựng bảng dữ liệu thuộc tính, phần mềm ArcGis để biên tập bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG PHƯỜNG PHƯỚC HÒA. TRƯỜNG PHƯỜNG PHƯỚC HÒA.

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý của phường Phước Hòa.

Theo Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ), ranh giới phường tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: Giáp phường Phước Tân và Phước Tiến. - Phía Nam: Giáp phường Vĩnh Nguyên và Phước Long. - Phía Đông: Giáp phường Lộc Thọ và Tân Lập.

- Phía Tây: Giáp phường Phước Hải.

Với vị trí như trên, Phước Hòa là phường trung tâm thành phố và nằm trên các tuyến đường chính như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại-dịch vụ, thu hút nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đến đầu tư, để góp phần trong công cuộc phát triển ngành du lịch, dịch vụ của toàn thành phố Nha Trang.

3.1.1.2. Địa hình

Phường Phước Hòa có địa hình bằng phẳng, không bị chia cắt, thuận lợi cho xây dựng nhà ở, các công trình công cộng phục vụ dân sinh và khai thác sản xuất thương mại, dịch vụ.

3.1.1.3. Khí hậu

a. Đặc điểm khí hậu:

Phước Hòa thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa (tiểu vùng khí hậu Diên Khánh – Nha Trang). Đây là tiểu vùng khí hậu có chế độ thời tiết ôn hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh Khánh Hòa. Phước Hòa chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu Đại dương.

Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250 C - 260 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000 C), mưa phân mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão, có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C:

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8. + Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 37,40C.

+ Nhiệt độ tối thấp vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,8oC). + Tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000C và ít biển đổi.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ, trung bình một tháng có 214 giờ nắng. Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung bình từ 220 – 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7 – 9 giờ nắng. Vào mùa mưa, hàng tháng trung bình có từ 150 – 210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5 – 7 giờ nắng.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.

- Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

b. Xu thế biến đổi khí hậu

- Xu thế và chu kỳ mưa năm: Theo tài liệu Khí hậu & Thủy văn tỉnh Khánh Hòa, qua số liệu phân tích biến động mưa hàng năm cho thấy khoảng 13-15 năm lại xuất hiện 3-4 năm mưa lớn và 3-4 năm mưa nhỏ, chênh lệch năm mưa lớn nhất và mưa nhỏ nhất là 1.874mm (gấp 3,8 lần).

- Xu thế biến đổi nhiệt độ không khí: Theo số liệu thống kê cho thấy nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng (0,20C trong 30 năm) và có xu hướng tăng mạnh trong hai thập niên gần đây. Nhiệt độ trung bình tối thấp cũng có dấu hiệu tăng mạnh hơn nhiệt độ trung bình (0,70C trong 30 năm).

Số liệu thống kê cũng cho thấy, cứ 10-11 năm lại xuất hiện một số năm nóng, vài năm lạnh và 1-2 năm trung bình, trong đó những năm nóng chiếm đa số với 47%.

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chu kỳ nhiều năm chủ yếu do hoạt động của mặt trời, nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những biến động có tính chất hành tinh. Đối với khí hậu nhiệt đới, điều quan trọng nhất là sự biến đổi của gió và dòng hải lưu làm biến đổi nhiệt độ nước biển ở vùng giữa và Tây Thái Bình Dương tạo ra chu kỳ nhiễu động Nam (ENSO).

c. Khả năng biến đổi khí hậu

- Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ cứ tăng như trong những thập kỷ qua thì trong 10 năm tới thì nhiệt độ trung bình tăng lên khoảng 0,10C và nhiệt độ trung bình tối thấp tăng lên khoảng 0,2-0,30C, nhiệt độ trung bình tối cao giảm xuống khoảng 0,2-0,30C trong thời kỳ gió mùa mùa Đông.

Từ đó có thể suy luận rằng biên độ nhiệt độ năm giảm xuống khoảng 0,20C trong 10 năm, tương ứng 0,50C cho biên độ ngày đêm. Ban đêm nhiệt độ có xu hướng tăng lên, ban ngày nhiệt độ có xu hướng giảm đi. Khả năng bốc thoát hơi nước và hạn hạn có chiều hướng gia tăng.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm ít biến động (xấp xỉ 1.300mm), nhưng những trận mưa lớn có nguy cơ gây lũ có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo, trong giai đoạn 2011 - 2020, khu vực phường không bị ảnh hưởng nhiều do tác động của mực nước biển dâng.

3.1.1.4. Thuỷ văn

* Biển và thuỷ triều

- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m.

- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%. - Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1. Tài nguyên đất 3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra, chỉnh lý bổ sung phân loại đất tỉnh Khánh Hòa năm 2005 trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000, do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung xây dựng, phường Phước Hòa 100% tài nguyên đất là đất cát (C)

Tài nguyên đất của phường không còn khả năng sản xuất nông nghiệp, chủ yếu thích hợp cho phát triển dân cư, xây dựng hạ tầng thương mại, dịch vụ.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Trên địa bàn phường không có hồ chứa nước và sông, suối chảy qua. Vì vậy nguồn nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu là nước máy cung cấp từ nhà máy nước của Tỉnh.

3.1.3. Thực trạng môi trường

- Nhìn chung chất lượng môi trường tự nhiên, cả về môi trường đô thị phường vẫn nằm trong tình trạng tốt. Các chỉ tiêu hàm lượng bụi CO2, SO2, NO2, Pb... đều thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và các hoạt động đô thị đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường của phường, đặc biệt các hoạt động sản xuất kinh doanh gây tiếng ồntại khu vực đường Lê Hồng Phong.

- Hiện trạng quản lý chất thải rắn: Báo cáo của Công ty Môi trường Đô thị thành phố Nha Trang cho thấy trên những đường phố có thể sử dụng ô tô để thu gom rác tỷ lệ thu gom đạt 100%. Tuy nhiên về hệ thống cống thoát nước trên địa bàn phường vào mùa mưa là vấn đề phải quan tâm. Hệ thống cống chỉ tập trung vào một số đường lớn và do đường xá xuống cấp nên mùa mưa nước đọng lại trên đường có phần lầy lội.

3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Là phường nội thị nên nguồn thu chủ yếu trên địa bàn phường là từ kinh doanh, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Theo số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong những năm qua của phường Phước Hòa luôn đạt ở mức trên 10%.

Trong 5 năm qua 2006-2010, tuy có ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới và tình hình khó khăn trong nước nhưng kinh tế của địa phương tương đối ổn định, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá, các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển chủ yếu là kinh tế tư nhân của các doanh nghiệp và các hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ-du lịch, phần lớn còn lại là hưu trí, nhân dân lao động buôn bán nhỏ và lẻ, công nhân, cán bộ và và viên chức nhà nước.

Cơ cấu kinh tế của phường tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng. Hiện nay, thương mại - dịch vụ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất của phường.

3.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Thương mại - Dịch vụ là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế cho địa phương. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông được tập trung đầu tư xây dựng và không ngừng phát triển.

Số lượng nhà hàng lớn, nhỏ trên địa bàn phường đến nay tăng lên khoảng 10 doanh nghiệp, phát triển cả về quy mô và số lượng, góp phần quan trọng trong việc phát triển đô thị phường nói riêng và thành phố Nha Trang.

Trên địa bàn phường có 547 hộ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 298 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ nhỏ lẻ. Các nghề chủ yếu như gò hàn, cơ khí, sửa chữa xe máy …giải quyết tương đối việc làm cho lượng lao động tại chỗ vàgóp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.

3.1.4.3. Dân số, lao động , việc làm và thu nhập

- Theo niên giám thống kê, đến hết năm 2010 dân số của phường Phước Hòa có 11.888 người/2869 hộ; chiếm 3,01% dân số toàn thành phố Nha Trang. Tập trung hết ở phía Bắc và Đông Bắc của phường, phần diện tích còn lại là khu vực đất không quân chiếm khoảng 56% diện tích toàn phường.

- Mật độ dân số trung bình toàn phường đến năm 2010là 12.580 người/km2; - Lao động: Năm 2010, tổng số lao động có 7727 người, chiếm 65% dânsố toàn phường. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động có 7.489 người chiếm tỷ lệ 63% tổng dân số. Chủ yếu là lao động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và còn lại là các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ thấp.

- Bằng nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn để giải quyết việc làm từ các ngân hàng như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp, quỹ cho vay xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... đã thu được những kết quả khả quan; theo số liệu thống kê tổng số hộ nghèo năm 2010 của phường là 77 hộ/2869 hộ, chiếm tỷ lệ 2,68% tổng số hộ.

3.1.4.4. Thực trạng phát triển đô thị

Dân cư đô thị phường Phước Hòa được phân bổ thành 16 tổ và được đặt tên theo các tuyến đường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng. Đã tập trung nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước và rác thải, hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông và công viên cây xanh. Hạ tầng xã hội được từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thúc đẩy văn hóa, du lịch, dịch vụ phát triển. Đặc biệt trên các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Vân Đồn, đường đường Cửu Long, đường Lam Sơn ... tốc độ phát triển rất nhanh về nhà ở và nhà hàng, cà phê giải khát, chất lượng, điều kiện nơi ở của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt được những bước tiến bộ, Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự đô thị được thiết lập, trật tự và nếp sống văn minh đô thị ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.

3.1.4.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn phường Phước Hòa là mạng ô cờ lý tưởng, hầu hết là đường bê tông nhựa hoặc đường cấp phốinhưng đã xuống cấp.Thời gian qua, tỉnh,thành phố đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt phường theo hướng văn minh hiện đại, có tác động tích cực đến phát triển phường.

Trên địa bàn phường hiện tại có các tuyến đường chính sau:

- Đường Lê Hồng Phong, đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng của thành phố Nha Trang qua phường Phước Hòa, có chiều dài khoảng 680m, lộ giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố nha trang trường hợp nghiên cứu tại phường phước hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)