Kết quả điều trị bệnh cho lợn thịt tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Trong thời gian thực tập ở trại em đã được trực tiếp điều trị cho số lợn mắc bệnh theo phác đồ điều trị của kĩ sư xây dựng.

Bệnh viêm khớp:

 Dùng hitamox la + nova – anazine 20% liều tiêm 1ml/10kg thể trọng  Thuốc hitamox la

Thành phần thuốc: amoxycillin trihydrate

Công dụng: Trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu-sinh dục ở heo, trâu, bò, cừu.

+ Thuốc nova – anazine 20% Thành phần: Dipyrone

Công dụng: Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, an thần trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

 Đường đưa thuốc: tiêm dưới da

Bệnh tiêu chảy:

+ Dùng norflox 100 tiêm 1ml/10kg thể trọng. Đường đưa thuốc: tiêm dưới da

Thành phần: Trong 1 ml có chứa: norflox 100 mg, dung môi vừa đủ 1 ml.

Công dụng: Trị các bệnh do vi khuẩn Gram dương, Gram âm, tụ huyết trùng, thương hàn.

+ Dùng Doxi Trộn với thức ăn. Đường đưa thuốc: đường tiêu hóa Thành phần: Florfenicol, Doxycycline.

Công dụng: Trị thương hàn, viêm phổi, viêm ruột, viêm tử cung, viêm vú, THT, viêm khớp, sưng phù đầu trên trâu, bò, heo, dê, cừu.

Bệnh viêm phổi

+ Dùng tylosine 20% + nova – anazine 20% tiêm 1ml/15kg thể trọng. Thành phần: Tylosin base 200 mg.

Công dụng: Trị bệnh đường hô hấp, CRD gia cầm, viêm mũi, suyễn heo, khẹc vịt.

+ Đường đưa thuốc: tiêm dưới da

+ Dùng chlortetracycline feed grade (CTC.F.G) 15% powder. Trộn 3,33 kg/ tấn thức ăn. Đường đưa thuốc: trộn thức ăn cho ăn

Bệnh viêm da tiết dịch

+ Dùng hitamox la + nova – anazine 20% tiêm 1ml/10kg thể trọng.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh tại trại

STT Tên bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Số lợn điều trị không khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Bệnh viêm khớp 5 5 0 100 2 Bệnh tiêu chảy 50 45 5 90,00 3 Bệnh viêm phổi 70 63 6 90,00 4 Bệnh viêm da tiết dịch 24 24 0 100

- Hội chứng hô hấp:

Qua theo dõi chúng em đã phát hiện 70 lợn mắc bệnh, chúng em đã cách ly lợn và điều trị.

Kết quả là 70 lợn được điều trị bằng tylosine 20% + nova – anazine hoặc chlortetracycline feed grade (CTC.F.G) 15% powder 20% thì có 63 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 90%.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: lợn khoẻ mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ho, tần số hô hấp và nhịp thở trở lại bình thường.

Về tiêu chảy:

Sử dụng phác đồ điều trị dùng thuốc norflox 100 phối hợp với thuốc trợ lực điện giải điều trị cho 50 con mắc bệnh, có 45 con khỏi bệnh chiếm 90%.

- Về bệnh viêm khớp:

Qua theo dõi chúng em đã phát hiện 5 lợn mắc bệnh, chúng em đã cách ly lợn và điều trị.

Kết quả là 5 lợn được điều trị bằng hitamox la + nova – anazine thì có 5 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: lợn khoẻ mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường.

- Về bệnh viêm da tiết dịch:

Qua theo dõi chúng em đã phát hiện 24 lợn mắc bệnh, chúng em đã cách ly lợn và điều trị.

Kết quả là 24 lợn được điều trị bằng hitamox la + nova – anazine thì có 5 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: lợn khoẻ mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường.

Như vậy, sử dụng các phác đồ điều trị như trên cho lợn tại trại khi mắc hội chứng hô hấp, tiêu chảy và viêm khớp,đều cho tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, từ đó có thể đưa ra khuyến cáo trại nên sử dụng các loại kháng sinh trên để điều trị cho lợn khi mắc bệnh.

4.5. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc

Trong thời gian thực tập ở trại em đã được trực tiếp tham gia xuất lợn cùng công nhân tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện xuất lợn trại tại Đợt xuất Số lợn xuất

(con)

Khối lượng trung bình/ con lợn xuất bán (kg) 1 130 120 2 150 135 3 140 125 4 255 136 5 350 126 6 120 130 Tổng 1145 128.67

Nhìn vào bảng 4.11 cho thấy em đã trực tiếp tham gia 6 lần xuất lợn với tổng số con là 1145 con, khối lượng trung bình là 128,67 kg.

Thời gian xuất lợn chủ yếu vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn. Lúc này nhiệt độ chuồng, nhiệt độ ngoài trời chênh lệch không đáng kể nên không gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho lợn, thời gian này nhiệt độ vừa phải cũng thuận tiện cho việc đuổi lợn ra cầu cân và vận chuyển đi tiêu thụ.

Đợt 5 là xuất nhiều nhất với 350 con. Đợt 6 là đợt xuất được ít nhất với 120 con. Việc xuất được số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng khách hàng đăng kí mua lợn tại trại. Những ngày mát số lượng lợn xuất được sẽ nhiều hơn như đợt xuất 4 và đợt xuất 5.

Việc xuất lợn trong thời gian ngắn giúp giảm chi phí cho người chăn nuôi do quá tuổi phát triển lợn chỉ phát triển chậm nhưng lượng thức ăn tiêu thụ vẫn rất lớn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại lợn của trại chăn nuôi Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam. Từ các kết quả thu được, chúng em rút ra được một số kết luận như sau:

- Công tác vệ sinh, sát trùng: em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

- Được tham gia tiêm phòng vắc xin cho lợn nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc.

- Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt kết quả từ 96,88 - 100% với khối lượng công việc được giao.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 70 lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị Tylosine 20%, chlortetracycline feed grade (ctc.f.g) 15% powder. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với 90%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 50 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị Norflox 100. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với 90%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 5 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị hitamox la + nova – anazine 20%. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 100%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 24 con lợn có biểu hiện và sử dụng phác đồ điều trị hitamox la + nova – anazine 20%. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 100%.

- Đã trực tiếp tham gia 8 đợt nhập lợn với tổng là 1200 con.

- Đã trực tiếp tham gia 6 lần xuất lợn với tổng số 1145 con với trọng lượng trung bình của lợn xuất là 128,6 kg.

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị giúp trại nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt được tốt hơn, hạn chế hơn nữa tỷ lệ lợn nhiễm bệnh viêm phổi,bệnh tiêu chảy, bệnh viêm khớp trên lợn thịt, thể như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Về chuồng trại: thay và sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng trong chuồng nuôi như: vòi uống tự động, cửa kính, ổ điện, bóng điện để đảm bảo lợn được sống trong môi trường chuồng nuôi tốt nhất

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn

Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học kĩ thuật và thú y, tập XVI số 2, Hội thú y Việt Nam.

2. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

4. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19 (7), tr.71 - 76.

7. Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biên pháp phòng trị”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

8. Nguyễn Bá Hiên (2001), “Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.

9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Nhân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh Phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc (Giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp), Tr.48 - 127.

12. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Phan Lục, Phạm Văn Khuê (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Khương Thị Bích Ngọc (1996), “Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung và biện pháp phòng trị”, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Ngữ (2005), “Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli và Samonella, biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sỹ Nông, Hà Nội.

17. Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp I (1991 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.48.

18. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng stress trong bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 12, Hà Nội, Tr.495 - 496.

19. Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên, (1993) “Một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh ho thở truyền nhiễm ở lợn”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1990 - 1991, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Tr.11 - 58.

21. Cù Hữu Phú (1998), “Kết quả phân lập và xác định một số tính chất vi khuẩn học của Streptococcus sp, gây bệnh ở lợn một số tỉnh phía Bắc”, Báo cáo khoa học Viện Thú y, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, tập XIV, (số 2/2006).

23. Bạch Quốc Thắng (2011), “Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm

Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ”, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Thú Y Quốc Gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

25. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Vũ Đình Tôn, Trần Thi Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Dùng trong các trường THCN, Nxb Nông nghiệp, tr.18 - 19 - 151 - 154.

27. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringers trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị”, luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 28. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học

và phát triển, tập 11, số 3: 318 - 327.

29. Herenda D., Chambers P.G., Ettriqui., Soneviratna., Daislva I.J.P. (1994), bệnh viêm phổi, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, thư viện của mạng lưới Đại học ASEAN tr. 175 - 177.

II. Tiếng Anh

30. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swineherds by means by means of antibody assay on colotrum from sows. Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.

31. Sokol A., Mikula I., Sova C. (1981), Neonatal coli - infecielaboratoriana diagnostina a prevencia UOLV - Kosice.

32. Tajima M., Yagihashi T. (1982), “Interaction of Mycoplasma Hyopneumoniae with the porcine respiratory epithelium as observed by electron microscopy”. Infect. Immun, 37: 1162 - 1169.

III. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET

33. Ngô Văn Hưởng (2015), “tình hình mắc hội chứng hô hấp ở đàn lợn thịt và công tác phòng, trị bệnh tại xã Minh Lập, tỉnh Thái Nguyên”, https://123doc.net/document/3596326-tinh-hinh-mac-hoi-chung-ho- hap-o-dan-lon-thit-va-cong-tac-phong-tri-benh-tai-trai-tran-duc-hung- xa-minh-lap-tinh-thai-nguyen.htm [Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020]. 34. Nguyễn Văn Minh (2018), “nhận biết và điều trị bệnh viêm da tiết dịch”,

http://nhachannuoi.vn/nhan-biet-va-dieu-tri-benh-viem-da-tiet-dich/ [Ngày truy cập 1 tháng 7 năm 2020].

35. Trương Thuận (2018), “phòng trị bệnh viêm da tiết dịch ở lợn”, http://www.tapchigiacam.vn/phong-tri-benh-viem-da-tiet-dich-o-lợn- nd3382.html [Ngày truy cập 3 tháng 7 năm 2020].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)