2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [9] bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…
Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1] nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.
Theo Trương Quang Hải và cs. (2012) [6] khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.
Theo Ngô Văn Hưởng (2015) [33] bệnh viêm phối do Pasteurella multocida (P.multocida) gây ra. Vi khuẩn Pasteurella multocida được biết đên là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm, trong đó có lợn. Tuy nhiên Pasteurella multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm phối lợn. Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới nhưng bệnh xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước có khí hậu nhiệt đợt và cận nhiệt đới như Ân Độ, Iran, Pakistan, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam,... Vi khuẩn thường cư trú ở
đượng hô hấp ở lợn do vậy thường rất khó để tiêu diệt. Vi khuẩn Pasteurella multocida thường kêt hợp với những tác nhân như vi khuấn Mycoplasma hyopneumoiae làm cho quá trình viêm phối càng thêm phức tạp.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn
Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.
Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [27] lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa Xuân và thấp nhất vào mùa Thu.
Nguyễn Chí Dũng (2013) [3] đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% - 38,18%).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [8] nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E. coli, Salmonella và Clostridium.
Theo Trần Đức Hạnh (2013) [7] lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).
Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [4] đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,8%, ở gan 75,0%, ở lách 83,3% và ở ruột là 100%.
Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [28] đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E. coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2] cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và Streptococus
tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.
Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [8] đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.
Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.
*Bệnh viêm khớp
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1993) [19] về vi khuẩn đường hô hấp của 162 lợn bị bệnh khó thở truyền nhiễm cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn S. suis là 74%. Từ các kết quả nghiên cứu về bệnh cầu khuẩn ở lợn. Theo nghiên cứu của Khương Thị Bích Ngọc (1996) [15] đã chế tạo vắc xin cầu khuẩn chết có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt hiệu quả bảo hộ cao. Cù Hữu Phú (1998) [21] đã phân lập được vi khuẩn S. suis từ bệnh phẩm của lợn ốm chết nghi do vi khuẩn S.
suis gây ra ở cả 2 phương thức chăn nuôi là rất cao, trong đó chăn nuôi tập trung chiếm 93,9%, chăn nuôi hộ gia đình chiếm 95,3%.
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Katri Levolen (2000) [30] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12).
Theo Herenda và cs. (1994) [29], viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hoá học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
Sokol và cs. (1981) [31], cho rằng, vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Lợn thịt nuôi tại trang trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 18/05/2019 đến ngày 18/11/2019
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc.
- Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. - Biện pháp phòng trị bệnh cho lợn.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc trong 3 năm (2017 - 2019).
- Cơ cấu của đàn lợn thịt tại trại
- Một số chỉ tiêu về số lượng của đàn lợn.
- Khẩu phần thức ăn và dinh dưỡng thức ăn cho lợn. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn của trại
3.4.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện. Lợn sau khi được nhập vào chuồng nuôi được tiến hành chăm sóc theo 2 giai đoạn là úm và sau khi úm
+ Giai đoạn úm (từ 35-70 ngày):
Lợn được cho ăn cám cháo để lợn làm quen dần với thức ăn dạng viên. Lợn được ăn làm 4 bữa để dễ tiêu hóa và hấp thu được triệt để chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cho lợn ăn bằng máng tập ăn. Trong khi lợn ăn theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn của từng con trong chuồng.
Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi nhập lợn vào chuồng chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn các con có cùng khối lượng, cùng giới tính vì lợn đực và lợn cái có mức tăng trọng và khẩu phần ăn khác nhau.
Vệ sinh, phòng và điều trị bệnh: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho lợn nhất là vào buổi trưa và buôi tối, kiểm tra độ thông thoáng trong chuồng nuôi để tạo cho lợn có môi trường tốt nhất để phát triển. Nền chuồng luôn giữ ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ tránh để trơn trượt.
Tiến hành vệ sinh máng ăn, rửa chuồng, quét mạng nhện, vệ sinh kho thức ăn 1 lần/tuần.
Phun sát trùng, rắc vôi đường đi, quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng 2 lần/tuần.
Sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh dịch tả cổ điển, lở mồm long móng,...cho lợn trong trại.
Khi lợn trong trại có biểu hiện mắc bệnh và đã mắc bệnh được tiến hành cách li và điều trị một số loại thuốc như amox, doxy, paracetamol.
+ Giai đoạn sau úm ( 70 – 170 ngày):
Lợn được tiến hành cho ăn 2 bữa vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều và cho ăn tự do.
Vệ sinh, phòng và điều trị bệnh: Công tác vệ sinh phòng bệnh giống ở giai đoạn úm. Những con có biểu hiện bệnh, đã mắc bệnh được điều trị bằng một số loại thuốc như hitamox la, nova – anazine 20%, noflox 100, tylosine 20%.
- Phương pháp xây dựng khẩu phần ăn cho đàn lợn nuôi tại trại: thực hiện các khẩu phần ăn mà trại đang áp dụng cho lợn tại trại.
+ Trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc nằm trong hệ thống trang trại chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Phú Thọ nên trại sử dụng cám do công ty cổ phần chăn nuôi CP. Các loại cám dành cho lợn thịt của công ty gồm có: 550PF, 550F, 551F,551GPF, 552SF, 552F, 553F sử dụng cho từng tuần tuổi khác nhau của lợn.
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn
(Con/Kg/tuần) Tuần tuổi
Tiêu chuẩn ăn (Con/Kg/tuần) 5 3,08 13 10,80 6 4,13 14 12,11 7 5,39 15 12,11 8 5,67 16 12,60 9 6,93 17 12,60 10 8,05 18 12,95 11 9,38 19 13,40 12 9,80 20 14,35
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn ở trại Thành phần 550 PF 550F 551F 551GPF 552SF 552F 553F Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14 14 14 Protein thô (%) 22 20 18 16 14 12 12 Xơ thô (%) 3 3,5 5 5 6 8 8 Ca (%) 0,7 – 2.0 0,6 – 1,2 0,6 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 - 1,2 0,5 - 1,2 P tổng số (%) 0,6 – 1,4 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,5 – 1,0 0,5-1,0 0,5-1,0 Lysine tổng số (%) 1,6 1,3 1,2 1,1 1,0 0,7 Methionine + cystine (%) 0,9 0,7 0,6 0,6 0,4
Năng lượng trao đổi
(kcal/kg thức ăn) 3500 3300 3300 3300 3150 3000
Tilmicosin tối thiểu (mg/kg thức ăn)
100 – 400
100 –
400 100 – 400 100 – 400 100-200
Tiamulin tối thiểu (mg/kg thức ăn) 150 – 300 150 – 300 100- 200 100- 200 100- 200 Amoxicillin (mg/kg thức ăn) 150 – 300 150 – 300 150 – 300 150-300 Bacitracin methylene disalicylate (mg/kg thức ăn) 10 – 250 10 – 250 10 – 250 10 – 250 Kitasamycin (mg/kg thức ăn) 22 – 100 22 – 100
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, phân.... ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng
thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
- Tỷ lệ lợn khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100
- Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excell 2010. ∑ số lợn mắc bệnh
∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh
Phần 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc qua 3 năm từ 2017 – 2019
Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2017 đến năm 2019 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc qua 3 năm từ 2017 - 2019
STT Loại lợn Số lượng lợn (con)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Lợn 3 máu 2400 2400 2400
Tổng 2400 2400 2400
Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn của trại có sự ổn định qua các năm. Mặc dù dịch bệnh hoành hành và giá cả biến động nhưng trại vẫn đảm bảo về quy mô trong các năm từ 2017 – 2019.
Trang trại nằm trong hệ thống các trang trại chăn nuôi của công ty CP chăn nuôi CP nên số lượng lợn nhập do công ty quyết định và vận chuyển tới trang trại.
Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
4.2.1. Thực hiện công việc nhập lợn tại trại
Những chú ý khi nhập lợn:
Khi xe vận chuyển lợn tới trại nhanh chóng phun sát trùng và chuyển lợn vào chuồng. Vì khi không di chuyển nhiệt độ trên thùng xe chứa lợn tăng rất nhanh có thể gây ngạt.
Kiểm tra nhiệt độ chuồng trước 30 phút trước khi đuổi lợn vào chuồng. Nếu nhiệt độ chuồng nóng thì tiến hành bật thêm quạt thông gió, còn nếu nhiệt độ chuồng thấp hơn tiêu chuẩn thì tiến hành bật bóng úm trước 30 phút.
Trước khi thả lợn vào chuồng cần tháo hết nước ở các máng phân do lợn đang ở trên xe trong một quãng đường vận chuyển dài, mật độ lợn trên xe đông nhiệt độ cơ thể tăng khá cao nếu không tháo nước ở máng phân lợn sẽ xuống tắm gây hiện tượng sốc nhiệt dẫn đến sốt.
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại