- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện. Lợn sau khi được nhập vào chuồng nuôi được tiến hành chăm sóc theo 2 giai đoạn là úm và sau khi úm
+ Giai đoạn úm (từ 35-70 ngày):
Lợn được cho ăn cám cháo để lợn làm quen dần với thức ăn dạng viên. Lợn được ăn làm 4 bữa để dễ tiêu hóa và hấp thu được triệt để chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cho lợn ăn bằng máng tập ăn. Trong khi lợn ăn theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn của từng con trong chuồng.
Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi nhập lợn vào chuồng chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn các con có cùng khối lượng, cùng giới tính vì lợn đực và lợn cái có mức tăng trọng và khẩu phần ăn khác nhau.
Vệ sinh, phòng và điều trị bệnh: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho lợn nhất là vào buổi trưa và buôi tối, kiểm tra độ thông thoáng trong chuồng nuôi để tạo cho lợn có môi trường tốt nhất để phát triển. Nền chuồng luôn giữ ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ tránh để trơn trượt.
Tiến hành vệ sinh máng ăn, rửa chuồng, quét mạng nhện, vệ sinh kho thức ăn 1 lần/tuần.
Phun sát trùng, rắc vôi đường đi, quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng 2 lần/tuần.
Sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh dịch tả cổ điển, lở mồm long móng,...cho lợn trong trại.
Khi lợn trong trại có biểu hiện mắc bệnh và đã mắc bệnh được tiến hành cách li và điều trị một số loại thuốc như amox, doxy, paracetamol.
+ Giai đoạn sau úm ( 70 – 170 ngày):
Lợn được tiến hành cho ăn 2 bữa vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều và cho ăn tự do.
Vệ sinh, phòng và điều trị bệnh: Công tác vệ sinh phòng bệnh giống ở giai đoạn úm. Những con có biểu hiện bệnh, đã mắc bệnh được điều trị bằng một số loại thuốc như hitamox la, nova – anazine 20%, noflox 100, tylosine 20%.
- Phương pháp xây dựng khẩu phần ăn cho đàn lợn nuôi tại trại: thực hiện các khẩu phần ăn mà trại đang áp dụng cho lợn tại trại.
+ Trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc nằm trong hệ thống trang trại chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Phú Thọ nên trại sử dụng cám do công ty cổ phần chăn nuôi CP. Các loại cám dành cho lợn thịt của công ty gồm có: 550PF, 550F, 551F,551GPF, 552SF, 552F, 553F sử dụng cho từng tuần tuổi khác nhau của lợn.
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn
(Con/Kg/tuần) Tuần tuổi
Tiêu chuẩn ăn (Con/Kg/tuần) 5 3,08 13 10,80 6 4,13 14 12,11 7 5,39 15 12,11 8 5,67 16 12,60 9 6,93 17 12,60 10 8,05 18 12,95 11 9,38 19 13,40 12 9,80 20 14,35
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn ở trại Thành phần 550 PF 550F 551F 551GPF 552SF 552F 553F Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14 14 14 Protein thô (%) 22 20 18 16 14 12 12 Xơ thô (%) 3 3,5 5 5 6 8 8 Ca (%) 0,7 – 2.0 0,6 – 1,2 0,6 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 - 1,2 0,5 - 1,2 P tổng số (%) 0,6 – 1,4 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,5 – 1,0 0,5-1,0 0,5-1,0 Lysine tổng số (%) 1,6 1,3 1,2 1,1 1,0 0,7 Methionine + cystine (%) 0,9 0,7 0,6 0,6 0,4
Năng lượng trao đổi
(kcal/kg thức ăn) 3500 3300 3300 3300 3150 3000
Tilmicosin tối thiểu (mg/kg thức ăn)
100 – 400
100 –
400 100 – 400 100 – 400 100-200
Tiamulin tối thiểu (mg/kg thức ăn) 150 – 300 150 – 300 100- 200 100- 200 100- 200 Amoxicillin (mg/kg thức ăn) 150 – 300 150 – 300 150 – 300 150-300 Bacitracin methylene disalicylate (mg/kg thức ăn) 10 – 250 10 – 250 10 – 250 10 – 250 Kitasamycin (mg/kg thức ăn) 22 – 100 22 – 100
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, phân.... ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng
thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
- Tỷ lệ lợn khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100
- Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excell 2010. ∑ số lợn mắc bệnh
∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh
Phần 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc qua 3 năm từ 2017 – 2019
Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2017 đến năm 2019 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc qua 3 năm từ 2017 - 2019
STT Loại lợn Số lượng lợn (con)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Lợn 3 máu 2400 2400 2400
Tổng 2400 2400 2400
Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn của trại có sự ổn định qua các năm. Mặc dù dịch bệnh hoành hành và giá cả biến động nhưng trại vẫn đảm bảo về quy mô trong các năm từ 2017 – 2019.
Trang trại nằm trong hệ thống các trang trại chăn nuôi của công ty CP chăn nuôi CP nên số lượng lợn nhập do công ty quyết định và vận chuyển tới trang trại.
Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
4.2.1. Thực hiện công việc nhập lợn tại trại
Những chú ý khi nhập lợn:
Khi xe vận chuyển lợn tới trại nhanh chóng phun sát trùng và chuyển lợn vào chuồng. Vì khi không di chuyển nhiệt độ trên thùng xe chứa lợn tăng rất nhanh có thể gây ngạt.
Kiểm tra nhiệt độ chuồng trước 30 phút trước khi đuổi lợn vào chuồng. Nếu nhiệt độ chuồng nóng thì tiến hành bật thêm quạt thông gió, còn nếu nhiệt độ chuồng thấp hơn tiêu chuẩn thì tiến hành bật bóng úm trước 30 phút.
Trước khi thả lợn vào chuồng cần tháo hết nước ở các máng phân do lợn đang ở trên xe trong một quãng đường vận chuyển dài, mật độ lợn trên xe đông nhiệt độ cơ thể tăng khá cao nếu không tháo nước ở máng phân lợn sẽ xuống tắm gây hiện tượng sốc nhiệt dẫn đến sốt.
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại
Đợt nhập Số lượng (con) Khối lượng trung bình/con (kg)
1 85 22,5 2 95 20,10 3 115 19,35 4 110 13,6 5 112 15,8 6 110 9,52 7 300 7,26 8 300 6,58 Tổng 1200 14,71 Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy:
Đợt nhập 7 và đợt nhập 8 là có số lượng nhập lớn nhất với 600 con vì 2 đợt nhập này lợn trung bình là 5 tuần tuổi, lúc này lợn còn bé lên vận chuyển được số lượng nhiều.
con và 95 con. Hai đợt này vận chuyển được ít do khối lượng của lợn lớn 22,5 kg và 20,10 kg. Lợn của 2 đợt này là lợn tồn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Các đợt nhập 3,4,5 và 6 khối lượng lợn vừa phải nên lợn được vận chuyển đều ở mức 112 con đến 115 con trong một ngày.
4.2.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập
Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa Hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 80kg.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
và quản lý đàn lợn
STT Công việc
Khối lượng công việc thực hiện (số lần) Kết quả (số lần) Tỷ lệ (%) 1 Vệ sinh máng ăn 16 16 100
2 Kiểm tra đường nước uống 32 31 96,88
3 Cho lợn ăn hàng ngày 240 240 100
4 Tách lợn ốm cách li 32 31 96,88
Trên miệng máng ăn thường có các bụi cám bám trên bề mặt nếu không vệ sinh thường xuyên những hạt cám đó sẽ mốc và rơi xuống khiến lợn ăn phải dẫn đến ngộ độc. Trong thời gian thực tập ở trại em đã thực hiện vệ sinh máng ăn mỗi tuần 1 lần bằng phương pháp dùng khăn lau bằng nước sát trùng. Công việc được em tiến hành 16 trên 16 lần đạt 100%.
Em đã thực hiện kiểm tra 31 lần đường ống nước trên tổng số 32 lần cần phải thực hiện đạt 96,88%.
Em đã cho lợn ăn 240 lần trên 240 lần đạt 100%.
Tách lợn ốm để tiện việc điều trị và giúp lợn mắc bệnh có không gian yên tĩnh để lành bệnh, để tránh sự cạnh tranh thức ăn, chỗ ở của các con khác. Trong thời gian thực tập em đã thực hiện 31 trên 32 lần cần thực hiện đạt 96,88%.
Rửa chuồng giúp rửa chôi phân dính trên nền chuồng, giúp tiểu không khí trong chuồng nuôi không bị ô nhiễm và tránh cho lợn bị trơn trượt. Em đã thực hiện 16 lần trên 16 lần cần thực hiện đạt 100%.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi
(con) Số lợn nuôi sống (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 2 600 598 99,67 3 598 595 99,50 4 595 590 99,16 5 590 589 99,83 Tính chung 600 589 98,17
Kết quả nuôi dưỡng cho thấy tháng thứ 4 là tháng có tỉ lệ nuôi sống thấp nhất 99,16%. tháng thứ 5 là tháng có tỉ lệ chết thấp nhất. Tháng tuổi thứ 4 có tỉ lệ nuôi sống thấp nhất do giai đoạn này đang trong thời điểm giao mùa dẫn đến nhiệt độ thay đổi thất thường làm cho lợn mắc bệnh nhiều.
4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc
4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Khi vào chuồng nuôi phải tiến hành sát trùng bắt buộc với người, dụng cụ mang theo như điện thoại, dụng cụ sửa chữa,… Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài khỏi khu vực trại khi đi về trại phải sát trùng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại. Việc sát trùng các phương tiện phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đúng kĩ thuật. Kết quả được em trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng Công việc Lần/tuần Số lần
thực hiện Kết quả (lần) Tỷ lệ (%) Phun sát trùng 2 48 45 93,75
Rắc vôi đường đi 2 48 48 100
Quét mạng nhện 1 24 22 91,67
Vệ sinh kho thức ăn 1 24 23 95,83
Quét vôi đường dẫn thức
ăn, hành lang chuồng 2 48 48 100
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung
quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ bằng APA CLEAN, pha với tỷ lệ 1/1000.
Công tác phun sát trùng rất quan trọng làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng định kỳ 2 lần/tuần, em đã thực hiện được 45 lần trên 48 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 93,75%.
Công việc rắc vôi đường đi làm giảm mầm bệnh xung quanh trại, trong quá trình đi vào chuồng có thể đưa mầm bệnh vào trong chuồng. Trại qui định 2 lần/tuần, em đã thực hiện 48 lần trên 48 lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.
Quét mạng nhện trong chuồng làm giảm khói bụi bám vào mạng nhện, làm tăng khả năng lợn bị viêm phổi, em đã thực hiện 22 lần trên 24 số lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 91,67%.
Công tác vệ sinh kho thức ăn sạch sẽ, sẽ không làm cho cám bị rơi vãi hoặc chuột gặm rơi ra ngoài bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những bao cám khác, em đã thực hiện 23 lần so với số lần cần thực hiện là 24 lần, đạt tỷ lệ 95,83%.
Quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng làm cho rêu không mọc lên, đường đi sạch sẽ, ít bụi em đã thực hiện 48 lần so với 48 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 100%.
4.3.2. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại
thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.
Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn, ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng vacxin cho lợn tại trại Tuần tuổi Loại vắc xin Phòng bệnh Liều tiêm (ml/con) Đường tiêm Số lợn tiêm (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an